Đọc
lại Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
Nguyễn
Đình Cống
01/12/2021
https://baotiengdan.com/2021/12/01/doc-lai-tuyen-ngon-dang-cong-san/
Vừa qua, đọc “Đôi lời với TBT Nguyễn Phú Trọng về văn hóa Việt hôm nay”,
của ông Nguyễn Hữu Liêm, tôi thấy có nhận xét rằng, ông TBT đã không nhắc gì tới
“Luận về tự do” (On Liberty) của John Stuart Mill mà chắc rằng chỉ núp bóng
Tuyên ngôn ĐCS của Marx và Engels, một tác phẩm có tầm cỡ lớn.
Khi viết bài “Đôi điều về chấn hưng văn hóa”
tôi không hề nghĩ đến việc ông TBT núp bóng Tuyên ngôn. Trước đây tôi cũng đã đọc
Tuyên ngôn vài lần, nhưng chưa kỹ. Nay đọc xong bài của Nguyễn Hữu Liêm tôi tìm
đọc kỹ lại Tuyên ngôn xem tầm cỡ tác phẩm đến đâu và giật mình nhận ra rằng phần lớn những bài tuyên truyền
của CS về Tuyên ngôn và vận dụng nó chủ yếu là dối trá.
Tôi nghi ngờ rằng những người viết ra những lời
tuyên truyền có cánh cho Tuyên ngôn đã chỉ nhắc lại những lời sáo vẹt nào đó mà
chưa hề đọc kỹ nó một lần. Tôi cũng nghi ngờ rằng, TBT và tất cả ủy viên Bộ
Chính trị, tất cả ủy viên BCH Trung ương ĐCSVN cũng chưa có ai đọc thật kỹ
Tuyên ngôn. Tiếc rằng tôi chưa tìm thấy nguyên gốc của Tuyên ngôn mà chỉ đọc nó
qua bản dịch ra tiếng Việt. Tôi xin nêu tóm tắt của Tuyên ngôn và vài lời phản
biện.
1- Tóm tắt nội
dung của Tuyên ngôn
Tuyên ngôn được công bố năm 1848, lúc Mác 30
tuổi và Ăng ghen 28 tuổi. Mở đầu Tuyên ngôn như sau: “Một bóng ma đang ám ảnh
Châu âu: Bóng ma chủ nghĩa cộng sản. Tất cả thế lực của Châu âu cũ:… đều
đã liên hợp lại thành một liên minh thần thánh để trừ khử bóng ma đó”. Tuyên
ngôn kết thúc bởi câu: Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại.
Tuyên ngôn gồm 4 phần. Bản dich ra tiếng
Việt dài khoảng 21 ngàn chữ. (gần bằng Truyện Kiều, dài 22. 780 chữ)
Phần I: Tư sản và vô sản (chiếm
khoảng 38% tổng số chữ)
Bắt đầu bằng khẳng định: “Lịch sử tất cả
các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”.
Phương thức sản xuất tư bản có hai giai cấp (GC) cơ bản, thù địch nhau là GC tư
sản và GC vô sản. Các GC khác không đáng kể. Sự đấu tranh của vô sản chống lại
tư sản ban đầu chỉ nhỏ lẻ, ở các vùng miền. Dần dần các cuộc đấu tranh liên kết
lại trong toàn quốc và trở thành đấu tranh giai cấp. Trong các xã hội trước, đấu
tranh giai cấp vì quyền lợi của một vài nhóm thiểu số. Đấu tranh của vô sản là
vì quyền lợi của đa số. GC tư sản đã có thời oanh liệt, cách mạng trong việc chống
lại GC phong kiến và tạo lập nên nền sản xuất công nghiệp phát triển. Nhưng rồi
GC tư sản đã làm phát sinh những cuộc khủng hoảng thừa, đã đẩy GC vô sản vào cuộc
sồng đói khổ.
Phần II: Những người
vô sản và cộng sản (chiếm khoảng 27%)
Phần này nêu bật những tính chất cơ bản và
quan trọng của người cộng sản.
Vào
thời của Mác có một số Đảng Cộng sản được thành lập. Đã có những đảng viên cộng
sản bằng xương thịt, nhưng người cộng sản như mô tả của Mác chỉ mới có chủ yếu
ở trong tưởng tượng và trên giấy.
Tuyên ngôn viết rằng: “Người cộng sản có một luận điểm duy nhất là xoá bỏ chế độ tư
hữu. Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của
toàn thể giai cấp vô sản”.
Tuyên ngôn dựng lên “các ông” thuộc GC tư sản
để đối thoại lan man về mọi thứ của cuộc sống, Tuyên ngôn viết “Các ông hoảng
lên, vì chúng tôi muốn xoá bỏ chế độ tư hữu. Nhưng trong xã hội hiện nay của
các ông, chế độ tư hữu đã bị xoá bỏ đối với chín phần mười số thành viên của xã
hội đó rồi”. Vô sản không có tư hữu, rằng tư bản không phải là một lực lượng
cá nhân, nó là một lực lượng xã hội. Cho nên, nếu tư bản biến thành sở hữu tập
thể thuộc tất cả mọi thành viên trong xã hội thì đó không phải là một sở hữu cá
nhân chuyển thành sở hữu xã hội. Chỉ có tính chất xã hội của sở hữu là thay đổi
thôi. Sở hữu mất tính chất giai cấp của nó.
“Nói tóm loại, các ông buộc tội chúng tôi
là muốn xoá bỏ sở hữu riêng của các ông. Quả thật, đó chính là điều chúng tôi
muốn….. Các ông thú nhận rằng khi các ông nói
đến cá nhân, là các ông chỉ muốn nói đến người tư sản, người tư hữu tư sản mà
thôi. Mà cái cá nhân ấy thì chắc chắn cần phải thủ tiêu đi…..Nếu các ông lấy những
quan điểm tư sản của các ông về tự do, về văn hoá, về luật pháp, … làm tiêu chuẩn
để xét việc xoá bỏ sở hữu tư sản thì chẳng cần phải tranh cãi với chúng tôi làm
gì.
Về gia đình, Tuyên ngôn viết: “Gia đình tư sản hiện nay dựa trên cơ sở nào? Dựa trên tư bản,
trên lợi nhuận cá nhân. Gia đình dưới hình thái hoàn toàn phát triển của nó, chỉ
tồn tại đối với giai cấp tư sản thôi….. Gia đình tư sản dĩ nhiên là sẽ tiêu tan
cùng với sự tan biến của tư bản.
Về Tổ quốc:
Tuyên ngôn viết “Công nhân không có tổ quốc. Người ta không thể cướp của họ cái
mà họ không có. Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền.
Về tôn giáo:
Tuyên ngôn viết, Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất đối
với tôn giáo, với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc
nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách
triệt để nhất với quá khứ.
Tuyên ngôn tiếp tục giải thích: “Giai cấp vô sản
sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản
trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong
tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp
thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất.
Câu kết của phàn II là: “Sự phát triển tự
do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.
Phần III: Văn học xã hội
chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa (chiếm khoảng 30%)
Tuyên ngôn viết: Do
địa vị lịch sử của họ, quý tộc Pháp và Anh đã có sứ mệnh viết những bài văn
châm biếm đả kích xã hội tư sản hiện đại…. Các ngài quý tộc đã giương cái bị ăn
mày của kẻ vô sản lên làm cờ để lôi kéo nhân dân theo họ, nhưng nhân dân vừa chạy
lại thì trông thấy ngay những phù hiệu phong kiến cũ đeo sau lưng họ, thế là
nhân dân liền tản đi và phá lên cười một cách khinh bỉ. Một bộ phận của phái
chính thống Pháp và phái ” Nước Anh trẻ ” đã diễn tấn hài kịch ấy…. Họ buộc tội
giai cấp tư sản đã hy sinh ra một giai cấp vô sản cách mạng, nhiều hơn là buộc
tội giai cấp đó đã sinh ra giai cấp vô sản nói chung
Về vai trò của các nhà văn từ nhân dân, tuyên
ngôn nhận định: Trong những nước như nước Pháp, ở đó nông dân chiếm quá nửa dân
số thì tự nhiên đã xuất hiện những nhà văn đứng về giai cấp vô sản chống lại
giai cấp tư sản, nhưng đã dùng cái thước đo tiểu tư sản và tiểu nông trong việc
phê phán chế độ tư sản, và đã xuất phát từ những quan điểm tiểu tư sản mà bênh
vực sự nghiệp của công nhân. Chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản đã được hình thành
như thế đó.
Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
của nước Pháp, sinh ra dưới áp lực của một giai cấp tư sản thống trị, biểu hiện
văn học của sự phản kháng chống lại nền thống trị ấy, thì được đưa vào nước Đức
giữa lúc giai cấp tư sản bắt đầu đấu tranh chống chế độ chuyên chế phong kiến.
Công việc độc nhất của các nhà văn Đức là điều hoà những tư tưởng mới của Pháp
với ý thức triết học của mình, hay nói cho đúng hơn, là lĩnh hội những tư tưởng
của Pháp bằng cách xuất phát từ quan điểm triết học của mình.
Như thế là văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản
chủ nghĩa Pháp đã bị hoàn toàn cắt xén. Và vì trong tay người Đức, văn học ấy
không còn là biểu hiện của cuộc đấu tranh của một giai cấp này chống một giai cấp
khác nữa.
Một bộ phận giai cấp tư sản tìm cách chữa các
căn bệnh xã hội, cốt để củng cố xã hội tư sản. Và thậm chí người ta đã xây dựng
chủ nghĩa xã hội tư sản này thành một hệ thống hoàn bị.
Tiếp đên Tuyên ngôn trình bày một vài nhận định
về hoạt động văn học cùng với sự phát triển của cách mạng.
Phần IV: Thái
độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập (chiếm chưa đến 5%),
Những người cộng sản chiến đấu cho những mục
đích và những lợi ích trước mắt của giai cấp công nhân, nhưng đồng thời trong
phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào.
Tuyên ngôn điểm qua phong trào ở Pháp. Thụy sĩ , Ba Lan, Đức.
Những người cộng sản chú ý nhiều nhất đến nước
Đức, vì nước Đức hiện đương ở vào đêm trước của một cuộc cách mạng tư sản, vì
nước Đức sẽ thực hiện cuộc cách mạng ấy trong những điều kiện tiến bộ hơn của nền
văn minh châu Âu nói chung và với một giai cấp vô sản phát triển mạnh mẽ hơn
nhiều so với nước Anh trong thế kỷ XVII và nước Pháp trong thế kỷ XVIII. Và do
đấy, cách mạng tư sản Đức chỉ có thể là màn đầu trực tiếp cho một cuộc cách mạng
vô sản.
Sau hết, những người cộng sản ở mọi nơi đều phấn
đấu cho sự đoàn kết và sự liên hợp của các đảng dân chủ ở tất cả các nước.
Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ
nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục
đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự
xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc Cách mạng
cộng sản chủ nghĩa! Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết,
ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới.
Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!
2- Bình luận, phản
biện
Tuyên ngôn được UNESCO đưa vào “Di sản tư liệu
thế giới” (2019), được tuyên truyền cộng sản ca ngợi hết lời, bốc lên tận may
xanh. Nào là kết tinh trí tuệ của loài người, là ánh sáng soi đường cho cách mạng
vô sảni, là cương lĩnh tràn đầy sức sống, có ý nghĩa thời đại sâu sắc và bất hủ,
sẽ sống mãi với thời gian. Đối với Việt Nam nó là ánh sáng rực rỡ soi đường cho
cách mạng.
Về Di sản tư liệu thế giới. Đến năm 2021 Việt
Nam có 5 công trình được đưa vào Di sản tư liệu thế giới là Bia Tiến sĩ thời
Lê-Mạc, Mộc bản Triều Nguyễn, Châu bản Chùa Vĩnh nghiêm, Thơ văn trên kiến trúc
cung đình Huế, Mộc bản trường Phúc Giang ( Hà Tĩnh). Như vậy việc Tuyên ngôn được
đưa vào Di sản tư liệu chỉ là một sự ghi nhận chứ không có ý nghĩa gì lớn đối với
nhân loại. Ngoài việc này ra thì mọi sự ca ngợi đối với Tuyên ngôn đều mang
tính phóng đại, tô vẽ, bốc phét quá xa sự thật.
Phần I về đấu tranh giai cấp (ĐTGC) là sai về cơ bản. Từ năm 1922 Tôn Trung Sơn đã vạch ra và phê phán sai lầm này.
Trong thế kỷ 20 ĐTGC thực chất là cuộc đấu
tranh do các thế lực cộng sản đề xướng và lãnh đạo quần chúng cần lao, chống lại
những người giàu có, nhằm tranh đoạt lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị. Cuộc
đấu tranh này chủ yếu dùng bạo lực với phương châm một còn một mất nên rất quyết
liệt và thảm khốc. Tạm thời ĐTGC có đem đến một chút quyền lợi và tinh thần cho
cần lao, nhưng tác hại nó mang lại cho nhân loại là to lớn và toàn diện: về đạo
đức, văn hóa, kinh tế, nhân mạng.
ĐTGC
luôn đặt câu hỏi và tìm kiếm kẻ thù giai cấp trong thực tế và trong tư tưởng.
Tìm cho ra để tiêu diệt cho hết. Mà phải dùng bạo lực để tiêu diệt theo phương
châm “ thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Ở Việt Nam, trong những
năm mà ĐTGC được đề cao, tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, văn nghệ sĩ rất hoảng
sợ khi được cật vấn về lập trường giai cấp, ý thức giai cấp. Trong các nước do
cộng sản thống trị hàng chục triệu người đã bị giết một cách oan ức vì ĐTGC. Ở VN hiện nay, sự xuống cấp rất trầm trọng của đạo đức, sự
hủy diệt tầng lớp tinh hoa, sự chia rẽ dân tộc chính là do ĐTGC mang lại. Trong cải cách ruộng đất và cải tạo tư sản không
hiếm trường hợp con cháu chống lại ông bà cha mẹ chỉ vì để thế hiện tinh thần
ĐTGC, thể hiện sự trung thành với ĐCS.
Những người lãnh đạo ĐCS nói rằng ĐTGC nhằm
mang chính quyền về cho giai cấp vô sản, nhưng thực tế không phải vậy. ĐCS nhờ
giỏi tuyên truyền mà thu nhận được một số người có trình độ hiểu biết. Những
người này có 2 loại: trung thực và cơ hội. Sau khi ĐCS giành được chính quyền,
những độc hại của chủ nghĩa Mác Lê dần dần lộ ra. Mọi người đều thấy, nhưng bọn
cơ hội lợi dụng để mưu đồ lợi ích cho bản thân và phe nhóm, còn người trung thực
tìm cách chống lại. Vì trung thực nên ít biết dùng thủ đoạn, vì thế chính quyền
dần dần rơi vào tay bọn cơ hội. Bọn này thiếu trí tuệ nhưng có nhiều mưu mẹo,
có nhiều thủ đoạn gian dối trong đấu tranh. Chúng tìm cách triệt hạ hoặc hạn chế
những người không cùng quan điểm mà chủ yếu là những trí thức tinh hoa và trung
thực, chúng tìm cách loại bỏ những người không cùng phe cánh, có xung đột quyền
lợi. Chính quyền như vậy mà bảo rằng là của vô sản thì quá hài hước.
Như vậy ĐTGC ở VN cuối cùng mang lại lợi ích
cho một nhóm nhỏ bọn cơ hội còn giai cấp công nhân vẫn tiếp tục bị áp bức và
bóc lột, nông dân vẫn là những người bị thiệt thòi. Đất nước, nhân dân oằn mình
gánh chịu thiên tai và nhân tai. Phần lớn nhân tai là kết quả trực tiếp hoặc
gián tiếp của ĐTGC.
Trong suốt cuộc đới Mác chưa hề chỉ đạo hoặc
chứng kiến cuộc đâu tranh GC nào có quy mô. Công xã Paris thực chất không phải
là đấu tranh GC. Mác chi suy tưởng ra cuộc ĐTGC ở quy mô toàn quốc mà thôi.
Tuyên ngôn viết: “Trong khi phác ra những nét lớn của các giai đoạn phát triển
của giai cấp vô sản, chúng tôi đã nghiên cứu cuộc nội chiến ít nhiều mạng tính
chất ngấm ngầm trong xã hội hiện nay”. Mác phác ra, suy tưởng ra chứ
thực tế chưa xảy ra như thế.
Tuyên ngôn viết: “Xã hội ngày càng chia
thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau:
giai cấp tư sản và giai cấp vô sản”. Cho rằng hai phe thù địch với
nhau là không đúng với thực tế xã hội. Chỉ có một số người trong GC vô sản,
nghe Mác mà cho rằng GC tư sản là thù địch, là “không có khả năng tiếp tục
làm tròn vai trò giai cấp thống trị của mình trong toàn xã hội” nên phải
bị tiêu diệt và “giai cấp tư sản đã sản sinh ra những người đào
huyệt chôn chính nó”. Nhưng ngược lại GC tư sản chưa bao giờ, không có
ai xem GC vô sản là thù địch của họ. Rõ ràng cách nhìn của Mác về GC là cực
đoan, không phù hợp với tinh thần hợp tác. Tấm gương của các nước Xã hội Dân chủ
ở Bắc Âu là một minh chứng.
Phần II, về vô sản và cộng sản. Phần này chủ yếu trình bày về con người và đụng chạm đến một vấn đề nhạy
cảm là “Tam vô” (Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo). Vấn đề này được bàn luận
nhiều vào cuối thế kỷ 19, đấu thế kỷ 20. Nhưng rồi ngày nay hầu như không nghe
có người Marxit nào nhắc đến nó nữa.
Câu kết của phần này rất hay, nhưng lại bị những
người cộng sản vứt bỏ không thương tiếc.
Phần III được trình bày một cách rối rắm với định
hướng không rõ ràng và rất phiến diện. Phải chăng Mác và
Engels định bàn đến đời sống tinh thần của giai cấp. Nếu thế thì không đạt vì ở
đây chỉ viết một số nhận xét về vài tác phẩm văn học có dính dáng đến quan hệ
giai cấp. Những người Marxit khi tuyên truyền và ca ngợi tuyên ngôn thường bỏ
qua phần này vì họ không tìm thấy gì có giá trị trong đó, chỉ là một mớ ngôn từ
lộn xộn.
Phần IV, Tuyên ngôn điểm qua tình hình các đảng Cộng
sản ở Anh, Bắc Mỹ, Pháp, Thụy sĩ, Ba Lan, và đặc biệt là ở Đức. Cộng sản thời Mác và Engels còn tôn trọng và hợp tác với các đảng đối
lập chứ không như một vài đảng CS đã giành được chính quyền và thực hành sự
toàn trị của đảng, họ không chấp nhận đối lập và quyết tiêu diệt cho hết. Ở phần
này Mác và Engels tỏ ra dám nói thật khi viết: “Điều đáng khinh bỉ nếu giấu
giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của
họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện
hành…. Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những
xiềng xích trói buộc họ”. Nhưng Mác và Engels đã không thấy được sự mất mát
rất lớn không những của những người vô sản mà của nhân loại, đó là trong cuộc
cách mạng ấy rất nhiều nhân mạng bị giết, là nền đạo đức của xã hội bị hủy hoại,
là việc đưa một số người kém trí tuệ lên cương vị thống trị làm cho phần lớn đạo
lý bị đảo lộn.
3- Cộng sản đã vận
dụng Tuyên ngôn như thế nào?
Cộng sản trên toàn thế giới và đặc biệt là
CSVN ra sức tuyên truyền, hết lời ca ngợi Bản Tuyên ngôn, tưởng rằng họ sẽ
nghiên cứu để thực hành theo nó. Nhưng không phải, họ chỉ lợi dụng nó để thực
hiện những ý đồ thâm hiểm của mình. Nơi trang trọng họ treo ảnh Marx và Engels
nhưng trong lòng họ hình ảnh các ông đã xuống đến ruột già.
Trong Tuyên ngôn có vài điều đúng và nhiều điều
sai. Có những điều như: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho
sự phát triển tự do của tất cả mọi người, Người cộng sản tuyệt nhiên không
có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản, Những người
cộng sản ở mọi nơi đều phấn đấu cho sự đoàn kết và sự liên hợp của các đảng dân
chủ ở tất cả các nước, Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu
giấu giếm những quan điểm và ý định của mình.”. Đó là những điều đúng,
hợp đạo nghĩa. Những điều này đã bị các thế hệ lãnh dạo cộng sản không những vứt
bỏ mà còn tích cực làm ngược lại.
Những điều sai, phản đạo lý về ĐTGC, về chuyên
chính vô sản với sự thống trị độc tài, về đán áp tư tưởng, khinh miệt tôn giáo
thì lãnh đạo cộng sản ra sức đề cao và thi hành. Họ làm như vậy với mục đích củng
cố quyền lợi cá nhân và phe nhóm. Một vài lãnh tụ cộng sản còn muốn làm Hoàng đế
suốt đời, họ tạo nên một giai cấp mới với những ông vua tập thể. Về hình thức họ
có làm một số việc quan tâm đến giai cấp vô sản và nhân dân lao động, nhưng thực
chất đó chỉ là như ông chủ quan tâm nuôi dường đàn cừu, đàn vịt trong tay. Họ vỗ
cho chúng béo để thu được lợi nhiều hơn chứ chẳng vì tự do và hạnh phúc của
chúng nó.
Một vài lãnh đạo cộng sản không đến nỗi quá
kém trí tuệ cũng đã phát hiện ra những điều trái quy luật trong Tuyên ngôn, đã
làm ngược lại, có nghĩa là chống lại, phản lại, nhưng phạm vào dối trá khi cho
rằng làm như thế là vận dụng sáng tạo. Đó là việc phát triển kinh tế tư nhân với
mèo trắng mèo đen, với cơ chế thị trường v.v….
4- Kết luận
Để viết một văn kiện quan trọng như Tuyên Ngôn
người ta cần đạt đến trình độ “Tri Thiên Mệnh”. Nhưng Mác và Engels, vào năm
1848 còn quá trẻ để hiểu kỹ sự đời. Phải chăng ở tuổi chưa quá 30 họ là những
chú ngựa non háu đá, cứ tưởng mình là thiên tài, kiêu ngạo, huênh hoang, thách
thức cả thế giới. Hình như khi về già Mác đã nhìn lại thời trai trẻ và nhận ra
đã quá hung hăng. Thế nhưng những người làm tuyên truyền của cộng sản đã không
chịu đọc kỹ Tuyên ngôn, cứ ca ngợi bừa bằng những lời rỗng tuếch, chẳng khác gì
thổi bong bóng xà phòng. Thực
ra Tuyên ngôn chỉ là một tảng đá nằm trên con đường phát triển của nhân loại.
Khi viết rằng ông TBT đã nấp vào bóng Tuyên
ngôn để viết bài phát biểu về văn hóa được đọc trên một giờ tác giả Nguyễn Hữu
Liêm chắc chỉ đoán chứ không đưa ra chứng cứ cụ thể. Chỉ vì điều này mà tôi bỏ
công đọc kỹ và phản biện một tác phẩm nổi tiếng của công sản. Hiện đang có
phong trào bàn về Lễ. Có điều gì sai sót và vô ý để bị nhận xét là thất lễ xin
được chỉ giáo.
No comments:
Post a Comment