“Lưu
manh chính trị” ngồi ghế Chánh án tỉnh Phú Yên là ai?
Đan
Thanh
01/12/2021
https://baotiengdan.com/2021/12/01/luu-manh-chinh-tri-ngoi-ghe-chanh-an-tinh-phu-yen-la-ai/
Tuần trước, nhân vật Trần Huy Đức đã được
bổ nhiệm vào ghế Chánh án Tòa án tỉnh Phú Yên, nhiệm kỳ 5 năm, có hiệu lực kể từ
hôm nay. Trần Huy Đức là ai? Có tài cán gì để nắm giữ trọng trách này?
Trần Huy Đức sinh năm 1975, tại Hoà Vang, TP
Đà Nẵng. Cha của Đức là Trần Mẫn, sinh năm 1951, từng là Thẩm phán cấp
cao, cựu Chánh tòa Phúc thẩm Tối cao ở Đà Nẵng.
Trần Mẫn là em ruột bà Trần Thị Thuỷ, cựu
Phó Trưởng phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Bà Thủy là vợ Nguyễn
Văn Chi, cựu Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 10, Bí thư Trung ương đảng, Chủ nhiệm
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hai khoá 9, 10.
Dây
mơ rễ má như vậy, nên từ anh cán bộ toà án vô danh, Trần Mẫn được anh rể đẩy
lên đến tột đỉnh. Trong một thời gian ngắn,
Trần Mẫn lần lượt nắm giữ ghế Chánh án huyện Hoà Vang, Chánh án TP Đà Nẵng, rồi
Chánh án Toà Phúc thẩm Tối cao tại Đà Nẵng, quyền lực bao trùm cả khu vực miền
Trung và Tây Nguyên.
Tháng 4/2000, ông Trần Văn Thanh, Giám đốc CA
Đà Nẵng chỉ đạo bắt giam Phạm Minh Thông, kẻ đưa hối lộ 4,4 tỷ đồng cho Nguyễn
Bá Thanh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và tuyên chiến, muốn bứng trọn “ổ tham
nhũng” do Bá Thanh cầm đầu. Tiếc thay, Trần Văn Thanh “chọi” phải đá, khi Bá
Thanh có đàn anh là Nguyễn Văn Chi bảo kê.
Cái giá mà Trần Văn Thanh phải trả khá đắt. Dù
được chuyển về Bộ Công an, mang lon Thiếu tướng, Chánh Thanh tra Bộ Công an,
nhưng tướng Thanh vẫn bị dàn cảnh, cài bẫy để lôi vào vụ án hình sự, bị khởi tố
điều tra và truy tố trước toà. Ngồi ghế chủ toạ phiên toà xét xử và ra lệnh áp giải tướng Trần Văn
Thanh hầu toà khi hôn mê trên cáng cứu thương năm 2009, chính là Trần Mẫn.
Phe nhóm chính trị của Nguyễn Bá Thanh thời đó là
“bất khả chiến bại”. Ở Đà Nẵng, Bá Thanh có
trong tay quân bài Lê Ngọc Nam, Giám đốc Công an, cùng đàn em do đích thân Nam
tuyển dụng và giới thiệu với Tổng cục Tình báo Bộ Công an là Vũ “nhôm”, tức
Phan Văn Anh Vũ.
Bên Viện Kiểm sát thành phố, Bá Thanh thu nạp
được Viện trưởng Trần Thanh Vân và Nguyễn Hữu Linh (sau Linh lên Viện phó và vướng
vô kỳ án “Dâm ô trẻ em dưới 16 tuổi”, chấn động cả nước vào năm 2019).
Phía toà án thì đã có Trần Mẫn “bao thầu”, Bá
Thanh muốn tuyên ai bao nhiêu năm tù, đề nghị khởi tố ai thì cứ lập trình sẵn rồi
trao cho Trần Mẫn, để ông ta “nhân danh nước Cộng hoà XHCN” mà tuyên án.
Ngoài Trung ương, Bá Thanh có đại ca Nguyễn
Văn Chi và “bố già” Nguyễn Văn Hưởng, thứ trưởng Bộ Công an hiệp sức, nội công,
ngoại kích. Tướng Trần Văn Thanh bị cô lập, phế bỏ binh quyền và ra toà là vậy.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/12/0-3.jpg
Ảnh: Tướng Trần Văn
Thanh hôn mê, hầu toà trên cáng cứu thương. Nguồn: VNE
Quay lại câu chuyện Trần Huy Đức, Trần Mẫn đã
lo cho con trai từ A đến Z, từ chuyện kiếm cho “cậu ấm” tấm bằng chuyên tu Đại
học Luật, cử nhân tại chức ĐH Kinh tế, thạc sĩ Luật, Cao cấp Chính trị…
Trước khi nghỉ chế độ, về vườn đuổi gà, Trần Mẫn
đã kịp kéo con trai Trần Huy Đức từ cán bộ toà án cấp huyện về Toà án Thành phố
để “quy hoạch” làm lãnh đạo. Tháng
3/2014, Trần Huy Đức được bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa án TP Đà Nẵng.
Tháng 9/2016, sau khi yên vị trên ghế Uỷ viên
Trung ương khoá 12, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã điều động Trần
Huy Đức, là em họ, con cậu ruột của Xuân Anh, rời Toà án về nắm giữ trọng trách
Chánh Thanh tra UBND TP Đà Nẵng. Mục đích của Xuân Anh là trao cho Đức gươm lệnh
để “chặt chém” tất cả những cán bộ sở ban ngành dưới quyền, làm trái ý chỉ đạo
hoặc chung chi không đủ theo yêu cầu.
Dư luận Đà Nẵng cho rằng, những buổi yến tiệc
sơn hào hải vị do Vũ “nhôm” tổ chức tại nhà riêng 82 Trần Quốc Toản, hoặc ở những
nhà hàng sang trọng, người ta thấy thấp thoáng bóng dáng Trần Huy Đức và Viện
phó Viện Kiểm sát Nguyễn Hữu Linh. Đức và Linh cũng là “bộ đôi” chạy án khét tiếng
miền Trung. Ai bị bắt giam hay muốn tại ngoại, muốn án treo hay án tù… từ hình
sự, kinh tế, đến hôn nhân gia đình, chia chác tài sản thừa kế… tất tật đều cứ
tìm đến bộ đôi Trần Huy Đức – Nguyễn Hữu Linh.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/12/0-4.jpg
Chân dung Chánh
thanh tra Trần Huy Đức. Nguồn: Infonet
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/12/0-5-696x466.jpg
Ảnh: Cựu Viện phó
VKS Nguyễn Hữu Linh. Nguồn: VNE
Giai đoạn này quan chức ở Đà Nẵng chia làm hai
phe, đối đầu tranh giành quyền lực: Phe đảng do Xuân Anh và Thượng tá tình báo
Vũ “nhôm” cầm đầu được ví là “du côn chính trị” và phe còn lại là “phe chính
quyền”, tập hợp xung quanh Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.
Hai phe đều tung ra hết những đòn phép, thủ đoạn,
đánh nhau một mất một còn. Đỉnh điểm, Nguyễn Xuân Anh quyết tâm tiêu diệt
ông Mai Đăng Hiếu, sinh năm 1971, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ, một người xem
thường và không chịu chung chi cho Nguyễn Xuân Anh, nhắm đánh “bắc cầu” phe Huỳnh
Đức Thơ.
Một đoàn thanh tra liên ngành do bà Lương Nguyệt
Thu, Uỷ viên Ban thường vụ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ làm trưởng đoàn,
các uỷ viên trong “bè lũ bốn tên” gồm:
– Trần Thị Kim Oanh, Phó Trưởng Ban Nội chính
Thành ủy;
– Trần Huy Đức, Bí thư Đảng ủy, Chánh Thanh
tra thành phố;
– Lê Thị Thu Hạnh, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc
Sở Ngoại vụ thành phố;
– Trần Văn Chung, Bí thư Chi bộ, đại tá, Trưởng
phòng An ninh Kinh tế, Công an thành phố Đà Nẵng.
Vốn xuất thân cán bộ ngoại giao chính trực,
Mai Đăng Hiếu hoàn toàn không biết vòng vây đang siết chặt và các chỉ đạo triệt
hạ đang nhắm vào mình. Rất may, trưởng đoàn Lương Nguyệt Thu không đồng ý với đề
nghị của “bè lũ bốn tên” về việc khai trừ đảng, mở đường cho việc khởi tố và bắt
giam Mai Đăng Hiếu.
Mưu sự không thành, “bè lũ bốn tên” đã quay
sang ký tên tập thể, sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị đóng vào văn bản có nội
dung tố cáo, vu khống bà Lương Nguyệt Thu. Hành động của “bè lũ bốn tên” vi phạm
Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều
đảng viên không được làm và cái kết là cả Trần Thị Kim Oanh, Trần Huy Đức, Lê
Thị Thu Hạnh và Trần Đình Chung đều nhận án kỷ luật “khiển trách” cả về mặt đảng
và chính quyền.
Nhiều cán bộ đảng viên tại Đà Nẵng cho rằng,
“bè lũ bốn tên” đã tốn khá nhiều tiền để… chạy án, vì lẽ ra mức kỷ luật dành
cho các nhân vật này, công cụ của phe nhóm thao túng chính trị, phải là khai trừ
ra khỏi đảng.
Tháng 10/2017, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn
Xuân Anh bị cách tất cả các chức vụ, bị đuổi ra khỏi Ban Cchấp hành Trung ương.
Dư luận lại rộ lên thông tin “bè lũ bốn tên”, trong đó có Trần Huy Đức vẫn tại
vị, nhờ đã “chung chi” đầy đủ cho Trương Quang Nghĩa, tân Bí thư Đà Nẵng, được
Trung ương điều về thay Nguyễn Xuân Anh.
Không hổ danh cha nào con nấy, khi có chỗ dựa
mới, Chánh thanh tra Trần Huy Đức lại bắt đầu đi “thu xâu” các sở ban ngành có
dấu hiệu tham nhũng, làm trái các quy định nhà nước. Các công ty đầu tư kinh
doanh nhà, công ty công trình công ích, các Ban quản lý dự án… là những nơi phải
cống nộp tiền tỷ cho quan thanh tra Trần Huy Đức.
Có một nơi sai phạm ngút trời đó là Sở Y tế
thì không thấy quan thanh tra Trần Huy Đức sờ vào. Nơi đây từ quan chức cấp sở,
đến lãnh đạo các bệnh viện công lập, Trung tâm Y tế quận huyện “ăn” rất dày. Gần
nửa tỷ đồng cho một suất tuyển viên chức y tế, nâng khống vật tư thiết bị y tế
để rút ruột ngân sách nhà nước, lập công ty “sân sau” để đấu thầu thuốc, gian lận
trong các hợp đồng mua bán trang thiết bị đắt tiền, đẻ ra đủ các kiểu hút máu bệnh
nhân… là những điều gây phẫn nộ, nhức nhối trong dân chúng Đà Nẵng!
Ấy thế mà con “kền kền” đầu đàn Giám đốc Sở Y
tế Ngô Thị Kim Yến không hề hấn gì, ngược lại còn được Thanh tra thành
phố nhắm mắt làm ngơ, để rồi tái cử Thành uỷ viên, đại biểu HĐND TP và nhảy tót
lên chức Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Trách nhiệm này thuộc về Chánh thanh tra
Trần Huy Đức, vì Ngô Thị Kim Yến là người cùng phe nhóm chính trị với Đức và
cũng là cháu ruột ông Nguyễn Văn Chi.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/12/0-6.jpg
“Kền kền” Ngô Thị
Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng
Tại Đại hội lần thứ 22 đảng bộ Đà Nẵng, khi
chuẩn bị cơ cấu nhân sự, người ta gạt bỏ nhân vật được xem là “du côn chính trị”
Trần Huy Đức. Vì vậy tháng 3/2020, Đức nhanh chân xin rút khỏi ghế Chánh Thanh
tra, để “chạy” cho được về vị trí Chánh Văn phòng Toà án Cấp cao ở Đà Nẵng.
Ngày 22/11/2021, ông Nguyễn Hòa Bình, Uỷ viên
Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Chánh án Tối cao, đã trao quyết định bổ
nhiệm Trần Huy Đức giữ chức Chánh án Tòa án tỉnh Phú Yên, nhiệm kỳ 5 năm, kể từ
hôm nay, ngày 1/12/2021.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/12/0-7.jpg
Chánh án Tối cao
Nguyễn Hoà Bình (trái) trao quyết định cho Trần Huy Đức. Nguồn: TTXVN
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/12/0-8-617x420.jpg
Tân Chánh án Trần
Huy Đức phát biểu. Nguồn: TTXVN
Như vậy cha con Trần Mẫn – Trần Huy Đức sắp
hoàn thành “cuộc đua kỳ thú” đầy toan tính, rằng vài năm ngồi ghế Chánh án Phú
Yên, Đức sẽ gom đủ “cả vốn lẫn lời” để quay về nắm trọng trách Phó Chánh tòa Cấp
cao tại Đà Nẵng, thậm chí có thể ngoi lên tranh ghế Chánh án Toà án cấp cao Đà
Nẵng.
Vùng đất Phú Yên nghèo, xếp hạng 39/63 toàn quốc,
thu nhập bình quân đầu người khoảng 3 triệu đồng/ tháng nhưng quan chức thì
giàu nứt đố đổ vách, vì chúng “ăn của dân không chừa bất cứ thứ gì”.
Không biết rồi đây bao nhiêu tài sản, ngân sách nhà nước sẽ chảy vào túi tham và bao nhiêu dân nghèo Phú Yên sẽ lãnh oan án dưới bàn tay của “du côn chính trị” Chánh án Trần Huy Đức?
No comments:
Post a Comment