Sunday, 9 February 2020

VIỆT NAM XÁC NHẬN 14 CA NHIỄM VIRUS CORONA, SỐ TỬ VONG DO CORONA TRÊN THẾ GIỚI VƯỢT QUÁ SARS (RFA)




NỘI DUNG :

RFA
.
RFA
.
RFA
.
===========================================

RFA
09/02/2020

Bộ Y tế hôm 9/2 xác nhận Việt Nam có ca nhiễm virus Corona thư 14. Người bị nhiễm virus là một phụ nữ 55 tuổi ở Vĩnh Phúc, đưa số ca người nhiễm bệnh ở tỉnh miền Bắc này lên 9 người.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, người nhiễm bệnh là hàng xóm của 1 trong 8 công nhân làm việc cho công ty Nhật Nihon Plast được gửi sang Vũ Hán, Trung Quốc, để đào tạo trong 2 tháng vào khi dịch bệnh Corona phát sinh ở Vũ Hán.

Sau khi về nước vào tháng trước, 6 trong số 8 công nhân đã được xác định nhiễm virus.

Người phụ nữ hàng xóm được xác định là đã đến nhà một công nhân nhiễm bệnh hôm 28/1. Bà phát hiện có dấu hiệu sốt, đau đầu và xổ mũi hôm 2/2. Bà hiện đang được điều trị tại Vĩnh Phúc và được cho biết là có sức khoẻ đang ổn định.

Theo truyền thông trong nước, Sở Y tế Vĩnh Phúc hiện đã lập danh sách 146 người từng tiếp xúc gần với 9 bệnh nhân nhiễm virus Corona, cách ly giám sát chặt chẽ.

Hiện tại, ngoài Vĩnh Phúc, các địa phương khác tại Việt Nam đã báo cáo các ca nhiễm bệnh bao gồm:

TP Hồ Chí Minh - 3 người,
Khánh Hoà - 1 người, và
Thanh Hoá - 1 người.

Cũng trong ngày 9/2, thống kê về số ca nhiễm Corona trên toàn thế giới là hơn 34.000 người, chủ yếu là ở Trung Quốc. Đáng chú ý là số ca tử vong vì bệnh dịch đã lên đến 803 người, vượt quá số người tử vong vì dịch bệnh Sars (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) hồi năm 2003. Số người tử vong do Sars hồi năm 2003 là 774 người.

-----------------------------
.
RFA
07/02/2020

Chưa di tản công dân Việt tại Vũ Hán về!
Các quan chức Việt Nam trong những ngày qua nhiều lần nhắc đến việc sẽ di tản công dân Việt còn ở Vũ Hán, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Chính phủ ngày 4/2 cho biết, máy bay chở hàng hóa đến Vũ Hán giúp người dân Trung Quốc chống nCoV, sau đó sẽ đưa công dân Việt Nam về nước. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng cho báo chí biết, hiện ở Vũ Hán, có 24 công dân Việt Nam, trong đó 19 người muốn trở về Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 6/2 cho báo chí biết, tính đến ngày 6/2 đã có 29 công dân Việt Nam tại tỉnh Hồ Bắc bày tỏ nguyện vọng về nước. Bà Hằng cho biết thêm, Bộ Ngoại giao đang chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, sẵn sàng đưa công dân Việt Nam ở vùng có dịch về nước khi cần thiết, phù hợp thông lệ quốc tế, luật pháp Việt Nam và nước sở tại, trên cơ sở nguyện vọng công dân.
Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có chuyến bay nào được chính phủ Việt Nam tổ chức để đưa công dân Việt Nam kẹt ở Trung Quốc về nước. Trong khi đó hàng loạt quốc gia muốn nhanh chóng đưa kiều dân thoát khỏi vùng tâm dịch, Mỹ và Nhật là hai nước đầu tiên đưa công dân rời tâm dịch Vũ Hán từ ngày 29/01/2020. Sau đó Hàn Quốc, Úc và một số nước châu Âu cũng đã tổ chức đưa công dân của mình hồi hương. Đến nay đã có rất nhiều quốc gia hành động tương tự.
Trả lời RFA hôm 7/2 liên quan vấn đề này, Nhà báo Ngô Nhật Đăng, nhận định:
“Khi có các thảm họa xảy ra ngoài lãnh thổ của mình thì chúng ta đều thấy các chính phủ có trách nhiệm với công dân thì việc đầu tiên là lo cho sự an toàn của công dân mình. Việt Nam thì có du học sinh, công nhân ở Trung Quốc rất nhiều, đặc biệt là Vũ Hán, tôi cũng quen một số bạn là sinh viên du học ở Vũ Hán. Ngay từ ban đầu, các nước như Mỹ, Canada… đều có kế hoạch sơ tán công dân… trong khi Việt Nam thì thuận lợi hơn, biên giới thì gần, nhiều phương tiện giao thông, nếu mà làm thì rất đơn giản. Nhưng đến nay thì chỉ là tuyên bố mà chưa có một động thái nào?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng, chúng ta phải đặt câu hỏi, chính phủ Việt Nam có trách nhiệm như thế nào với công dân? Nhất là đối với thân nhân của những người Việt đang ở Vũ Hán.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam đã liên lạc được với hơn 400 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc và du lịch ở Trung Quốc tình hình sức khoẻ của các công dân này đang ổn định. Tuy theo một số nguồn thông tin khác, số người Việt Nam ở Trung Quốc hiện nhiều hơn con số 400 người rất nhiều.
Facebooker ‘Gà Đồi Văn Duy’, một sinh viên Việt Nam hiện vẫn đang ở tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, anh cũng là người đưa nhiều video ở Vũ Hán sau khi bị phong tỏa vì đại dịch lên mạng xã hội, hôm 7/2/2020 có trao đổi với RFA qua tin nhắn cho biết anh vẫn khỏe mạnh và bình an. Khi được hỏi về nguyện vọng được sơ tán về Việt Nam của anh và những người Việt khác ở Vũ Hán, anh trả lời như sau:
“Vâng cảm ơn phóng viên ạ, mình ở Vũ Hán… Cái này không được ạ. Vì là vấn đề của mỗi cá nhân. Mình cũng không nắm được… Cảm ơn Bác đã quan tâm. Em xin phép không trả lời được không ạ. Mong anh thông cảm.”

Biên giới vẫn mở khi dịch tiếp tục lây lan!
Không chỉ vấn đề sơ tán công dân Việt Nam ở Trung Quốc bị cho là chậm trễ, việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc cũng được nêu lên vì Việt Nam có đường biên dài với Trung Quốc, nơi phát tán dịch virus corona. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương.(!?)
Nhà báo Ngô Nhật Đăng nói thêm:
“Chưa nói về mặt sơ tán, việc đóng biên giới cửa khẩu cũng chậm trễ, nhiều người đưa lý do về mặt kinh tế. Không sơ tán vì lý do kinh tế thì tôi thấy so với tiềm lực không có gì đáng kể để tổ chức các chuyến máy bay các thứ, thậm chí người nhà cũng có thể bỏ tiền mua vé. Tôi nghĩ, vấn đề không phải là kinh tế hay tổ chức. Vấn đề thứ hai là khi có thông tin Vietjet có 4 chuyến bay chở người TQ về Vũ Hán rồi bay về không… vậy tại sao không chở người Việt về. Vì vậy tôi nghĩ đây hoàn toàn là về mặt chính trị.”
Theo thông báo của Bộ Y tế Việt Nam, tính đến khuya ngày 7/2, Việt Nam đã có 13 bệnh nhân mắc viêm phổi Vũ Hán do virus corona, 8 người trong đó ở Vĩnh Phúc, 1 ở Khánh Hòa (đã ra viện), 1 ở Thanh Hóa (đã ra viện), 3 ở TP.HCM (1 đã ra viện).
Ca nhiễm bệnh mới nhất là bệnh nhân N.T.N., 29 tuổi, sống tại xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, là 1 trong 8 công nhân đi tập huấn tại Vũ Hán và về nước ngày 17-1.
RFA hôm 7/2/2020 liên lạc ông Đoàn Thanh Bình, Chánh văn phòng Sở y tế Vĩnh Phúc, để tìm hiểu về việc này và được ông cho biết như sau:
“Quy mô chống dịch thì tùy thuộc vào số lượng bệnh nhân, mình xây dựng kịch bản theo quy định của Bộ y tế, quy mô đến mức nào thì mình kích hoạt đến mức đấy, công tác thì mình đã chuẩn bị sẵn sàng, có khoảng 700 đến 1.000 giường bệnh. Số ca nhiễm virus corona trên cả nước thì có 12 ca, riêng tại Vĩnh Phúc thì có 8 ca nhiễm bệnh. Trong 8 ca này thì có 5 ca quản lý tại Trung ương, còn 3 ca thì đang quản lý điều trị ở Vĩnh Phúc, cơ bản những ca này cũng ổn định. Về nghi nhiễm thì đang quản lý diện ‘tiếp xúc gần’ thì có hơn 100 ca quản lý ở nhà và hơn 30 ca quản lý ở bệnh viện.”
Chánh văn phòng Sở y tế Vĩnh Phúc cho biết thêm thông tin về các trường hợp nhiễm virus corona tại tỉnh Vĩnh Phúc:
“Những người này thuộc đoàn người Việt ở Vũ Hán, đoàn đi công tác, học tập ở Vũ Hán của một công ty ở Vĩnh Phúc, họ đi công tác ở Vũ Hán 2 tháng. Đoàn này có 8 người thôi, đã về hết Việt Nam, không còn kẹt ở Vũ Hán, đó là đoàn thuộc tỉnh này, còn những người đi cùng chuyến bay với 8 người này thì mình không nắm được. Bởi vì anh em chủ yếu tập trung phòng chống dịch, rà soát người thôi, còn những người ra vào thì tỉnh cũng đang cố gắn quản lý thật chặt số lượng này.”
Dịch bệnh do virus corona nCoV là một trong những quan tâm của nhiều người dân trong nước. Dân chúng nghe thông tin từ truyền thông, lo áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho bản thân và gia đình. Và họ trông chờ cơ quan chức năng, chính phủ có những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu đến mức thấp nhất mọi lây lan trong cộng đồng.

---------------------------------
.
RFA
09/02/2020

Truyền thông trong nước hôm 9/2 cho biết tại nhiều địa phương, tình trạng khẩu trang vẫn khan hiếm khi nhiều cửa hàng thuốc thông báo hết hàng, trong khi đó Bộ đội Biên phòng liên tục phát hiện tình trạng chuyển lậu khẩu trang sang Trung Quốc.

Theo Thanh Niên, trong hai ngày 8 và 9 tháng 2, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ 2 vụ xuất lậu khẩu trang y tế sang Trung Quốc, thu giữ hàng vạn chiếc.

Ngày 9/2, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh bắt quả tang một người đang tập kết 40.000 khẩu trang y tế tại bờ sông biên giới để vận chuyển sang Trung Quốc.

Vào tối ngày 8/2, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh cũng bắt giữ một người khác đang vận chuyển 7.500 khẩu trang y tế sang Trung Quốc.

Bộ Công thương cho biết từ ngày 31/1 đến ngày 9/2, bộ này đã xử lý hơn 3.500 vụ vi phạm tại các nhà thuốc, cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế trên cả nước.

Trước tình trạng dịch bệnh viêm phổi cấp đang lan rộng, nhiều người mua khẩu trang và thuốc sát trùng, giá các mặt hàng này đã lên cao nhiều lần. Giới chức Việt Nam xác định việc găm hàng và đội giá hàng là phạm pháp và áp dụng các biện pháp xử lý các cửa hàng bán giá quá cao hoặc găm hàng không bán phục vụ nhu cầu phòng dịch.







No comments:

Post a Comment

View My Stats