Sunday, 9 February 2020

TRỊNH BÁ PHƯƠNG LÀM VIỆC VỚI ĐẠI SỨ QUÁN HOA KỲ VỀ VỤ ĐỒNG TÂM (Trịnh Bá Phương)





Hôm nay ngày 6/2/2020 tôi nhận được lời mời gặp của nhân viên sứ quán Hoa Kỳ. Ba viên chức ĐSQ Hoa Kỳ gặp tôi, đại diện là bà Michele Roulbet trưởng bộ phận nội chính phòng chính trị của ĐSQ Hoa Kỳ.

Buổi làm việc kéo dài 2h, nội dung làm việc về toàn cảnh vụ Đồng Tâm hôm 9/1/2020.
Tôi đã chuyển thư kêu cứu của cụ bà Dư Thị Thành đến các viên chức ĐSQ Hoa Kỳ.

Cuối buổi làm việc các viên chức hỏi tôi đề xuất của tôi và các gia đình ở Đồng Tâm với chính phủ Hoa Kỳ và Quốc tế là gì?

Tôi trả lời là:

- Các gia đình ở Đồng Tâm và tất cả chúng tôi đều có nguyện vọng quốc tế và đặc biệt là chính phủ Hoa Kỳ có thể lên tiếng để có một cuộc điều tra độc lập về vụ việc đã diễn ra ở Đồng Tâm hôm 9/1/2020. Để công lý được thực thi và để 27 người bị bắt tránh được các án tù nặng nề mà bộ công an có thể áp đặt.

- Người dân mong muốn đạo luật nhân quyền Magnitsky được áp dụng trong vụ việc này. Cần chế tài các quan chức đã ra lệnh, tổ chức cuộc đàn áp đẫm máu vào người dân Đồng Tâm.

- Mong Hoa Kỳ có thể giám sát và dùng các biện pháp trong khả năng để nắm bắt thực sự còn có người dân Đồng Tâm nào khác bị chết ngoài cụ Kình.

ĐSQ Hoa Kỳ trả lời rằng sẽ nghiên cứu rất kỹ các đề xuất trên.

Ngoài ra khi tôi thông báo rằng phía bộ công an, báo công an nhân dân, đài truyền hình VTV... đã đe doạ bắt tôi thì bà Michele Roulbet đã nói rằng: chúng tôi không hi vọng anh bị bắt, nhưng nếu anh bị bắt, chúng tôi không hứa trước có thể đưa được anh ra, nhưng chúng tôi sẽ làm tất cả.

Một buổi gặp rất quan trọng khi tôi đã nêu hết các vấn đề liên quan đến vụ Đồng Tâm. Cảm ơn ĐSQ Hoa Kỳ đã luôn quan tâm đến dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam!

Dưới đây là bức thư kêu cứu của cụ bà Dư Thị Thành.

Xin chào ĐSQ Mỹ!

Tôi tên là Dư Thị Thành, vợ của ông Lê Đình Kình. Tôi là Đại diện của những người dân Đồng Tâm bị chính quyền Hà Nội đàn áp vào lúc 3h sáng ngày 9/1/2020.

Sau khi được anh Trịnh Bá Phương chia sẻ rằng sẽ có buổi gặp các ĐSQ vào ngày mai để nói về vụ Đồng Tâm, gia đình chúng tôi vô cùng xúc động.

Mong rằng sau buổi gặp mặt ấy các ĐSQ sẽ nhận được lời kêu cứu của chúng tôi. Thông qua anh Trịnh Bá Phương.

Dưới đây là những gì tôi chứng kiến được vào rạng sáng ngày 9/1/2020

1/ Vào lúc 3h sáng, tôi nghe thấy bên ngoài có rất nhiều tiếng động như tiếng xe oto gầm rú, tiếng dậm chân, tiếng va quệt của quần áo ...

2/ Tôi nhìn qua cửa kính thì tôi thấy rất nhiều CSCĐ trang bị đầy đủ vũ khí chĩa súng vào ngôi nhà của gia đình tôi.

3/ Lực lượng công an, cảnh sát bắt đầu hò hét tấn công vào nhà tôi bằng cục nổ, cục khói và lựu dạn cay khiến vợ chồng tôi và con cháu tôi không thể thở được. Họ bắn cả súng vào trong nhà tôi và liên tục bắn lựu đạn cay và khói.

4/ Tôi chỉ kịp lấy khăn ướt đưa cho ông nhà và ở cùng ông ấy suốt mấy tiếng đồng hồ. Còn các con cháu tôi thì chạy lên chạy xuống để thở vì trong nhà đều bị sặc khói và hơi cay.

5/ Đến khi thấy mấy cảnh sát cơ động vào lôi tay tôi ra đường thì ông nhà tôi vẫn còn sống trong đó nhưng không thấy họ lôi ông ấy ra.

- Tiếp đến là các con cháu tôi lần lượt bị bắt, đánh đập và lôi ra ngoài.

6/ - Họ ném chúng tôi lên xe và chở đến Đồn Công An Miếu Môn.

- Tới đây lực lượng cảnh sát bắt đầu tra tấn ép cung tất cả những người bị bắt lên. Họ bắt chúng tôi phải quỳ gối để trả lời các câu hỏi của họ và sẵn sàng đánh ọc máu mồm, mũi nếu người dân không trả lời theo ý của chúng.

- Tôi nhìn thấy lực cảnh sát tra tấn con trai tôi Lê Đình Công rất dã man. Nó không thể đi được mà phải lết dưới đất để di chuyển. Tôi còn nghĩ Công chết ngay sau đó.

- Tôi nhìn thấy họ đánh ông Bùi Viết Hiểu đến bất tỉnh rồi chuyền nước cho ông ấy nhưng ông Hiểu bị sốc nước vì chuyền nước quá nhanh. Ông Hiểu bị lên cáng và bê ra bên ngoài ngay.

- Tôi thấy tất cả những người dân Đồng Tâm bị bắt đều đau đớn với rất nhiều thương tích trên người. Có người còn bị gãy xương sườn, xương quai hàm...

- Bản thân tôi là Dư Thị Thành bị cảnh sát tát vào mặt liên tục và ép phải nhìn thấy lựu đạn trên tay. Tôi bị đánh vào đầu vào tai cho đến nay vẫn còn choáng và ù hết cả 2 bên tai, họ đánh vào hai ống chân tôi đau lắm.

- Cháu tôi là Lê Đình Uy bị bắn vào tay phải 1 viên đạn tại nhà nhưng khi lên đồn công an, nó vẫn bị đánh đập, tra tấn thê thảm.

- Con dâu tôi Trần Thị Hương, cháu dâu và 2 đứa chắt của tôi đang ngủ tại nhà riêng cũng bị bắt lên đồn trong tình trạng sặc hơi cay nặng, 1 đứa chắt 2 tưởi rưỡi, 1 đứa chắt 3 tháng tuổi đều bị sặc khói và hơi cay đến nay bị viêm phổi nặng.

7/ Đến 2h sáng ngày hôm sau, tức ngày 10/1/2020 tôi và con dâu tôi cùng hai đứa chắt được thả về. Một cảnh sát nói: " cho chúng mày về lo hậu sự cho chồng con mày"

8/ Nhưng phải mất gần 3 ngày chúng tôi mới được vào nhà vì toàn bộ đều bị phong toả, khảo sát nhà cửa. Lực lượng khám nhà đã lấy hết đi toàn bộ giấy tờ bằng chứng chứng minh khu đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp mà chồng tôi cất giữ cẩn thận suốt mấy chục năm qua. Trong nhà có mỗi 5 triệu để trong túi áo cũng bị mất.

- Chiếc xe ô tô của cháu dâu tôi đang trả góp ngân hàng VTB cũng bị cẩu đi mất. Ngoài ra còn tiền bán hàng, dây chuyền, nhẫn cưới của chúng nó cũng mất hết không còn một cái gì cả.

- Két sắt nhà con trai thứ hai của tôi là Lê Đình Chức có để dành 13 triệu để cho vợ đi đẻ và giấy bảo hiểm của các cháu đi học cũng mất, hôm sau họ gọi lên để trao trả đồ đạc nhưng chỉ trả giấy tờ mà không trả tiền của chúng tôi.

9/ Riêng con trai thứ hai của tôi là Lê Đình Chức từ ngày 9/1/2020 tôi không nhìn thấy trên đồn công an và đến nay bên công an họ còn chưa cho chúng tôi biết gì về con tôi tất cả. Có người nói nó đã bị bắn chết rồi.

- Đến nay vụ việc công an tấn công vào nhà tôi đã xảy ra được gần 1 tháng, nhưng gia đình tôi và các gia đình khác trong xã Đồng Tâm vẫn chưa có thông tin gì về những người bị bắt hôm 9/1. không biết hiện giờ ai sống, ai chết cả.

Chúng tôi khẩn cầu tất cả mọi người, tất cả các ĐSQ hãy cứu những người con, những người cháu tôi đang bị giam cầm.

Dưới đây là danh sách những người bị bắt giữ.

Bùi Thị Nối; Bùi Viết Hiểu; Bùi Thị Đục ; Lê Đình Công; Nguyễn Thị Dung; Lê Đình Chức; Nguyễn Thị Bét; Lê Đình Doanh; Trần Thị Phượng; Lê Đình Uy; Trần Thị La ; Lê Đình Quang; Lê Đình Quân; Bùi Duy Tiến; Nguyễn Văn Tuyển; Nguyễn Quốc Tiến; Nguyễn Văn Quân; Bùi Văn Tiến; Nguyễn Văn Điều; Bùi Văn Nhiên; Lê Hiển; Bùi Viết Tiến; Đào Thị Thanh Kim; Nguyễn Thị Lụa; Mai Thị Phần; Trịnh Văn Hải; Nguyễn Văn Duệ.

Gia đình tôi mong muốn ĐSQ Mỹ và quốc tế có thể lên tiếng để có một cuộc điều tra độc lập về vụ việc tại Đồng Tâm hôm 9/1/2020 và gia đình tôi mong muốn đạo luật Magnitsky được áp dụng trong vụ việc này, công an đã đàn áp, giết người bằng vũ khí quân dụng, đã vi phạm nhân quyền nghiêm Trọng.

Người kêu cứu
Thành
Dư Thị Thành

Những điều tôi trình bày trên đây hoàn toàn là sự thật, chính mắt tôi chứng kiến

Hình & Đơn thư  :



------------------------------------------


Quốc Phương
BBC News Tiếng Việt
08/02/2020

Sự kiện vụ bố ráp và tập kích do chính quyền và Công an thành phố Hà Nội của Việt Nam thực hiện tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đêm 08/01 rạng sáng 09/01/2020 tính tới thời điểm này đã là đúng một tháng.

Sự việc đã gây ra nhiều tranh cãi, chia rẽ trong cộng đồng, cũng như tiếp tục đặt ra nhiều câu hỏi trong công luận, người dân và các giới quan sát, quan tâm đến vụ việc được cho là có tính chất bạo lực nghiêm trọng và gây ra cái chết của bốn người, trong đó có ba sỹ quan cảnh sát Hà Nội và một công dân cao tuổi, ông Lê Đình Kình, cựu đảng viên với 58 tuổi đảng, 84 tuổi đời và là cựu lãnh đạo nhiều năm trong chính hệ thống chính trị của chính quyền và đảng Cộng sản ở địa phương.

Nhân tròn một tháng của sự kiện này, nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, đồng chủ biên Tạp chí Văn nghệ mạng Văn Việt, thuộc Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam, đã dành cho BBC News Tiếng Việt một cuộc trả lời phỏng vấn qua bút đàm, mà sau đây là ý kiến riêng của người trả lời:


                                                         ***********
08/02/2020

Những thông tin mới về số lượng và gia cảnh những người dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội bị công an bắt giữ trong cuộc đột kích vào thôn Hoành lúc rạng sáng ngày 9 tháng 1, khắc họa thêm sự thật phũ phàng về “pháp chế xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam.

Bốn tuần sau khi Công an thành phố Hà Nội công bố quyết định khởi tố vụ án “giết người, tàng trữ - sử dụng vũ khí trái phép, chống người thi hành công vụ” xảy ra hồi thượng tuần tháng trước ở thôn Hoành, qua danh sách do ông Mạc Văn Trang – một nhà giáo nghỉ hưu – lập và công bố, người ta mới biết có tới 26 người bị bắt (1).

Trước đó, lực lượng bảo vệ - thi hành pháp luật chỉ loan báo đã khởi tố vụ án để điều tra về việc “một số người chống đối làm ba cảnh sát hy sinh” (2).

Thiên hạ đã thảo luận rất nhiều về những dấu hiệu vi phạm Hiến pháp, pháp luật trong việc công an tổ chức đột kích vào thôn Hoành, bao vây – cô lập khu vực này, phong tỏa tài khoản của những người được nhiều người tín nhiệm nên nhờ nhận tiền, giúp đỡ gia đình những người chẳng may lâm nạn.

Những thông tin mới về số lượng và gia cảnh những người đang bị tạm giam lại bày thêm nhiều vấn đề khác cho thấy cam kết “sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” là trò hề. Khi cần, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam sẽ được hệ thống chính trị, hệ thống công quyền cho tạm nghỉ vô thời hạn. Chẳng hạn:



                                                  ***************
BBC Tiếng Việt
07/02/2020

Các viên chức thuộc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam hôm 6/2 đã tiếp xúc với nhà hoạt động xã hội Trịnh Bá Phương, liên quan sự việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 09/01, theo lời kể của ông.

Cuộc tiếp xúc diễn ra trong vòng hai giờ đồng hồ ở một địa điểm đối diện tòa Đại sứ ở Hà Nội và hai bên đã trao đổi về cuộc bố ráp, tập kích Đồng Tâm cách đây gần một tháng, làm bốn người thiệt mạng, như công bố của chính quyền, trong đó có ông Lê Đình Kình, 84 tuổi và ba sỹ quan cảnh sát.

Phúc đáp email của BBC News Tiếng Việt yêu cầu xác nhận tin trên và trả lời các câu hỏi liên quan đến cuộc gặp gỡ, Bà Rachel Chen, phát ngôn viên của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, sáng 7/2 cho biết là sẽ chóng có hồi đáp.

Trước đó, nhà hoạt động trong phong trào 'dân oan và khiếu kiện đất đai' Trịnh Bá Phương nói với BBC News Tiếng Việt, từ Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội hôm 6/2:

"Ngày hôm qua, hôm 05/02/2020, phía Đại sứ quán Mỹ đã liên hệ với tôi và họ mời tôi đến gặp để trao đổi về sự việc xảy ra tại Đồng Tâm,"



                                         *******************
VOA Tiếng Việt
08/02/2020

Đại diện của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội vừa có cuộc họp với nhà hoạt động Trịnh Bá Phương vào ngày 6/2 để nghe ông tường thuật chi tiết về cuộc đột kích xảy ra tại Đồng Tâm vào ngày 9/1 và nhận đơn kêu cứu từ bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình – người được xem “thủ lĩnh tinh thần” của người dân Đồng Tâm đã bị thiệt mạng trong cuộc bố ráp.

Theo lời ông Trịnh Bá Phương nói với VOA, cuộc họp của ông với ba viên chức Đại sứ quán Hoa Kỳ, đại diện là bà Michele Roulbet – Trưởng Bộ phận Nội chính phòng Chính trị của Đại sứ quán – đã diễn ra trong 2 tiếng đồng hồ.

“Tôi đã chuyển bức thư của cụ Dư Thị Thành. Và trong hai tiếng đó, tôi đã trao đổi với Đại sứ quán Mỹ rất nhiều tình tiết liên quan đến vụ việc ở Đồng Tâm. Tất cả mọi khía cạnh, từ việc cụ Kình chết cũng như những cái chết khuất tất của 3 viên cảnh sát mà phía nhà nước cho rằng đã chết ở giếng trời”, ông Phương kể lại với VOA.

“Khi kết thúc buổi làm việc, các nhân viên Sứ quán Mỹ có hỏi rằng nguyện vọng của cá nhân tôi và người dân Đồng Tâm hiện nay là gì. Tôi đã trả lời rõ rằng (chúng tôi) mong muốn Đạo luật nhân quyền Magnitsky (được áp dụng) và có một cuộc điều tra độc lập. Phía Đại sứ quán Hoa Kỳ nói rằng chúng tôi chưa hứa chắc nhưng chúng tôi sẽ nghiên cứu rất kỹ về đề xuất này”.

Ông Trịnh Bá Phương cho VOA biết thêm rằng vào ngày 7/2, nhân viên của Đại sứ quán Mỹ tiếp tục liên lạc với ông để tìm hiểu thêm về các chi tiết trong lá thư kêu cứu của bà Dư Thị Thành mà ông đã chuyển đến cho Đại sứ quán trong cuộc làm việc ngày hôm trước.







No comments:

Post a Comment

View My Stats