Nguyễn Đạt Thịnh
19/02/2020
Ngày thứ Ba, Tổng Thống Donald Trump với tư cách là
“chỉ huy trưởng các viên chức thi hành luật pháp toàn quốc” (the chief law
enforcement officer of the country,) yêu cầu một phiên tòa khác để xét xử ông
Roger Stone, một người bạn thân, và cũng là một cộng tác viên đắc lực trong bộ
tham mưu tranh cử của ông năm 2016.
Chức vụ “chỉ huy trưởng các viên chức thi hành luật pháp toàn quốc” của tổng thống là chuyện có thật, dù chưa vị tổng thống nào sử dụng quyền này để gây ảnh hưởng cho một phiên tòa. Chuyện khó tin là ông Trump -với rất nhiều cố vấn pháp luật lại có thể diễn dịch thẩm phán và tòa án cũng là law enforcement officer và do đó, cũng bị đặt dưới quyền hành pháp của ông.
Ký giả Matt Naham viết, "Có lẽ tổng thống tưởng ông ta là tổng chưởng lý, vì chỉ có tổng chưởng lý mới thật sự là big boss của nhân viên thi hành luật pháp." Dĩ nhiên tổng thống không tưởng như vậy, ông ta biết ông William Barr -Bộ Trưởng Tư Pháp- mới là tổng chưởng lý, mới thực sự có thẩm quyền với nhân viên thi hành luật pháp.
Ngày thứ Ba, 18 tháng Hai, 2020, vào lúc 2:20 chiều tại căn cứ không quân Andres, ông Trump bảo nhóm phóng viên truyền thông thường tháp tùng ông, "Với tư cách chỉ huy trưởng law enforcement officer toàn quốc, tôi có quyền can thiệp vào những vụ án hình sự."
Có thể ông luận từ những cuộc hành quân ông chỉ thị thực hiện với tư cách Tổng Tư Lệnh Quân Đội Mỹ, đến những vụ án ông muốn can thiệp; nhưng hai trường hợp đó có nhiều khác biệt, và sự can thiệp của một vị tổng thống vào một vụ xử cũng không trực tiếp, và không giản dị.
Trên địa hạt quyền hạn tư pháp, quyền ân xá của tổng thống là quyền minh bạch nhất, nhưng tổng thống lại không mấy quan tâm; trả lời câu hỏi, "Ông có nghĩ đến việc ân xá ông Stone, ông Flynn, hay ông Manafort chưa?"
Những người vừa kể tên đó đều là nhân viên trong bộ tham mưu tranh cử của ông, nhưng ông Trump trả lời, "Tôi chưa buồn nghĩ đến việc đó."
Hai chữ “chưa buồn” có nghĩa có nghĩa là ông “chưa thèm”, “chưa cần”, sở dĩ ông can thiệp vào vụ xử ông Stone vì vụ xử đó sắp được thực hiện ngày thứ Năm này -ngày 20 tháng Hai, 2020.
Ông Trump viết email:
“Thẩm Phán [Amy Berman] Jackson đang có nhu cầu tổ chức một phiên tòa khác, để tránh thiên vị vì người trưởng nhóm phụ thẩm được lựa chọn lại là một luật sư; và thưa bà luật sư trưởng nhóm phụ thẩm, là một luật sư, bà có bổn phận phải cho tòa biết ngay khi, và cả trước khi bị chọn lựa, việc bà đã là luật sư, thì tòa chọn người khác, ...”
Việc không nhận một bà luật sư vào thành phần phụ thẩm là việc đương nhiên, nhưng không phải là việc của tổng thống, nhưng ông thích viết tweet thì đó đúng là việc của ông; một chút phức tạp ông tạo ra cũng không đến nỗi quá đáng.
Bà Jackson quyết định cho luật sư của bị cáo xin đình vụ xử án vì lý do tuyển chọn sai lầm phụ thẩm đoàn; có thể bà cũng muốn cho chính phủ có thời gian để kịp can thiệp theo khẩu khí của tổng thống.
Thẩm Phán Beryl Howell -phụ trách việc điều hành các tòa án trong quận Columbia- phổ biến một bản tuyên ngôn khen ngợi bà Amy Berman Jackson, ngay sau cái tweet của ông Trump chỉ trích bà. Bản tuyên ngôn viết:
"Các thẩm phán của tòa án tại quận này dựa trên các quyết định tuyên án của họ vào việc xem xét cẩn thận hồ sơ thực tế trong các vụ án tiền, các hướng dẫn tuyên án và các yếu tố luật định áp dụng; đệ trình của các bên; họ cũng nghiên cứu việc quản chế nạn nhân; và sự đánh giá kinh nghiệm của chính họ. Những lời chỉ trích hay áp lực của công chúng không phải là một yếu tố."
hẩm Phán Amy Berman
Jackson trong hình chụp ngày 13 tháng 4, 2018. (Alex Wong/ Getty Images)
Một tờ báo lớn, tờ the Washington Post đăng tin là Bộ
Trưởng William P. Barr dự định từ chức sau những va chạm với tổng thống, và sau
khi ông Trump đòi tổ chức một phiên tòa khác để xử ông Stone.
Nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao -cô Kerri Kupec- đính chánh là ông Barr không hề có ý định tư chức; không từ chức, mà ông Barr còn mời ông Pat A. Cipollone, cố vấn pháp luật của tổng thống đi ăn trưa.
Trong lúc đó, tổng thống tuyên bố, "Tôi xin quý vị nhìn lại hoàn cảnh của những người đang bị tòa án xử oan; phải có người đứng ra khiếu oan cho họ. Tôi thấy tôi phải làm công việc khiếu oan đó."
Sau lời đính chánh của cô Kerri Kupec về việc ông Barr không từ chức, cô Stephanie Grisham, phát ngôn viên Bạch Cung cũng loan tin ông Barr không từ chức. Chỉ có bốn công tố viên trong vụ án xử ông Stone là thật sự từ chức, và nín khe, không tuyên bố gì hết.
Tổng thống sẽ tiếp tục “giải oan” cho nhiều cộng tác viên khác như quý ông Flynn, Paul Manafort, Rod R. Blagojevich, Bernard B. Kerik, ...
Ông Eric H. Holder Jr., Bộ Trưởng Tư Pháp dưới trào tổng thống Barack Obama, ngớ ngẩn góp ý, "Không biết Tổng Thống Trump sẽ sử dụng những người ông cứu ra khỏi cảnh tù tội đó vào việc gì?"
Chỉ có ông Trump mới có thể trả lời ông Holder, nhưng Trump đang bận tổ chức lại Nội Các của ông, và chuẩn bị cho việc tái đắc cử, ngồi lại thêm một nhiệm kỳ bốn năm nữa.
Ông viết Tweeter bảo cử tri và các viên chức chính phủ:
“Cần một tình trạng tuyệt đối công bằng, công bằng với mọi người, công bằng với cả tổng thống nữa. It”s LONG overdue! Người vô tội thì bị giam cầm, kẻ gian ác thì tự do hưởng thụ cảnh phú quý giàu sang; từ đây Bộ Tư Pháp cần thực hiện công bằng. Frustrated Americans demand justice!
Người Mỹ thất vọng đang đòi công lý!”
Thượng Viện Cộng Hòa cứu tổng thống thoát đại nạn truất phế, trong tinh thần tuyệt đối công bằng; không bị truất phế nữa tổng thống mới rảnh tay, rảnh trí, nghĩ đến việc gồm thâu cả ba quyền lực Tư Pháp, Lập Pháp vào với Hành Pháp, để ông chịu trách nhiệm toàn bộ với quốc dân.
Tập triết lý chính trị bộ mới chủ trương chính sách “tam quyền nhập cục” là hạnh phúc cùng hưởng; dân chủ, dân tớ là lớ ngớ rủ nhau vào ấp cùng nằm.
Tuyệt vời chưa?
No comments:
Post a Comment