NỘI DUNG :
VOA Tiếng Việt
.
=============================================
06/02/2020
Nhà
du hành vũ trụ Hoa Kỳ Christina Koch, người dẫn đầu chuyến đi bộ không gian
toàn nữ đầu tiên vào năm 2019, đã đáp xuống Kazakhstan hôm thứ Năm 6/2 sau khi ở
trên Trạm không gian Quốc tế một thời gian kỷ lục - 328 ngày.
Phi hành gia của NASA Christina Koch vừa trở về trái
đất trong phi thuyền Soyuz MS-13 của Nga, ngày 6 tháng 2 năm 2020.
Phi thuyền Soyuz MS-13 đáp xuống sa mạc Kazakhstan
lúc 4:12 sáng (giờ miền đông Hoa Kỳ), trên tàu có bà Koch, 41 tuổi, phi
hành gia châu Âu Luca Parmitano và nhà du hành vũ trụ người Nga Alexander
Skvortsov.
Các phi hành gia được di chuyển đến Karaganda để chuẩn
bị hành trình về nhà.
“Ngay vào lúc này, tôi choáng ngợp và hạnh phúc,” – phi hành gia Koch nói khi đang quấn chăn và ngồi trên một chiếc ghế,
chờ được đưa vào một chiếc lều y tế để khôi phục lại sự cân bằng của cơ thể
trong trọng lực trái đất.
Chuyến bay và làm việc trong không gian của bà Koch
phá kỷ lục về thời gian ở trong vũ trụ lâu nhất của một người phụ nữ, trước đó
do nữ phi hành gia NASA Peggy Whitson nắm giữ.
Bà Koch cũng lập một thành tựu mới trong chuyến thám
hiểm không gian vừa qua khi bà cùng với phi hành gia NASA Jessica Meir thực hiện
chuyến đi bộ không gian vào tháng 10 năm ngoái, đánh dấu lần đầu tiên hai nhà
thám hiểm vũ trụ toàn nữ bước ra khỏi trạm không gian. Hai nữ phi hành gia này
cũng thực hiện thêm một chuyến đi bộ không gian hồi tháng trước.
Chuyến thám hiểm không gian dài 328 ngày của bà Koch
sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu những dữ liệu rất cần thiết để tìm hiểu về
tình trạng không trọng lượng và bức xạ không gian ảnh hưởng lên cơ thể phụ nữ
như thế nào trong những chuyến bay không gian dài.
-------------------------------------
VOA Tiếng Việt
18/10/2019
Hai nữ phi hành gia Hoa Kỳ Christina Koch và Jessica
Meir đánh dấu lịch sử hôm 18/10 khi họ bước ra khỏi Trạm Không gian quốc tế
(ISS) trong chuyến đi bộ trong không gian của toàn nữ lần đầu tiên, theo
Reuters.
Hai nữ phi hành gia Hoa Kỳ Jessica Meir (left) và
Christina Koch.
Đây là một dấu mốc rất có ý nghĩa đối với NASA trong
nhiệm vụ thay pin bị lỗi gắn ở mặt ngoài của trạm ISS. Công tác bão dưỡng này
được thực hiện khá thường xuyên.
Cô Koch và cô Meir, trong bộ đồ phi hành gia màu trắng
được buộc dây nối với trạm ISS đang ở cách Trái đất khoảng 408 km, bước ra
ngoài không gian vào lúc 07:38 giờ miền Đông Hoa Kỳ để thay một tấm năng lượng
bị lỗi thiết kế, NASA cho biết trong một video truyền trực tiếp.
Trạm không gian ISS.
Công việc thay pin này dự kiến kéo dài gần năm giờ.
NASA hồi tháng 3 dự định thực hiện một chuyến đi bộ ngoài không gian của toàn nữ
phi hành gia để thay pin cho ISS, nhưng không thành vì một trong những bộ đồ của
phi hành gia chưa hoàn thiện theo yêu cầu cho cuộc đi bộ không gian.
Các phi hành gia trên trạm vũ trụ ISS, bắt đầu hoạt
động vào năm 2000, đã thực hiện được 221 cuộc đi bộ vào không gian để bảo trì
cho trạm, trong số đó 43 đợt có các phi hành gia nữ tham gia, theo NASA.
Cô Koch dự kiến sẽ tiếp tục làm việc trên ISS cho đến
tháng 2/2020, và sẽ trở thành nữ phi hành gia bay trong vũ trụ lâu nhất trong lịch
sử. Cô cho biết việc phụ nữ bước ra ngoài không gian là một bước tiến rất có ý
nghĩa.
-------------------------------------------
20/08/2019
Tàu
vũ trụ Mỹ đầu tiên dự kiến đáp xuống mặt trăng sau gần nửa thế kỷ sẽ là một phi
thuyền tự động không người lái do hãng Astrobotic Technology chế tạo và sẽ được
phóng trong hai năm tới, Reuters dẫn nguồn tin từ các công ty liên hệ cho biết
hôm 19/8.
Astrobotic là một trong chín công ty được chọn hồi
tháng 11 năm ngoái để giành hợp đồng trị giá 2,6 tỷ đô la phát triển các phương
tiện di chuyển nhỏ gọn trong không gian cùng công nghệ khác cho 20 sứ mạng khám
phá bề mặt mặt trăng trong thập niên tới.
Phi thuyền tự động không người lái mang tên Peregrine
sẽ được phóng lên từ Mũi Canaveral thuộc bang Florida vào mùa hè năm
2021 và sẽ là tàu vũ trụ đầu tiên của Mỹ đáp xuống mặt trăng kể từ khi các
phi hành gia của Apollo chạm chân xuống lãnh thổ của ‘chị Hằng’ vào năm 1972.
Phi vụ sắp tới này sẽ đưa công nghệ và các cuộc thử
nghiệm lên mặt trăng dưới một chương trình của NASA vốn sẽ lót đường cho các
chuyến bay của các phi hành gia trước năm 2024.
No comments:
Post a Comment