NỘI DUNG :
.
BBC Tiếng Việt
.
============================================
.
Thứ Ba, 02/18/2020 - 04:35 — VietTuSaiGon
Cho đến thời điểm hiện nay, khi mà đại dịch corona
Vũ Hán hoành hành Trung Quốc và có mặt gần như khắp các châu lục trên thế giới,
Việt Nam là quốc gia “núi liền núi sông liền sông” với Trung Quốc thì vấn để ảnh
hưởng không hề nhỏ chút nào. Nằm trong tâm ảnh hưởng và có thể hứng nhận nguy
cơ thành đại dịch bất kì giờ nào, thế nhưng, qua câu chuyện đã hiện rõ hai mặt
của một vấn đề: Thân bệnh (dịch) mới rình rập nhưng tâm bệnh đã phát khởi!
Câu chuyện
mua khẩu trang, thông tin về dịch bệnh, cho học sinh nghỉ học, giám đốc sở giáo
dục phát biểu, giám đốc sở du lịch hành động mù quáng, Hội Chữ thập đỏ im lìm
không lên tiếng, rồi thêm chuyện tưởng không dính dự gì, đó là cơ quan quản lý
thị trường Việt Nam. Tất cả đều vẽ nên một bức tranh chung là tâm bệnh quá nặng.
Mà
bệnh ở đây là bệnh gì? Thưa, trước nhất là bệnh lầy,
thứ đến là bệnh dốt, hoang mang và đùn đẩy trách nhiệm và; một căn bệnh chiếm số
đông người Việt là bệnh ích kỉ.
Bệnh lầy thì chiếm số đông nhưng đông nhất có vẻ như
là giới cán bộ, đặc biệt là cán bộ ngành giáo dục, du lịch, sau đó là nhóm hội
viên hội chữ thập đỏ, họ cũng là cán bộ kiêm nhiệm. Ở ngành giáo dục, du lịch,
dường như khả năng nhận xét tình hình và đưa ra quyết định của các giám đốc
sở giáo dục và sở du lịch ở các địa phương là quá thấp, nếu không muốn nói là
hoàn toàn không có. Khi dịch đã báo động, nhiều người chết ở Vũ Hán và nhiều
thành phố khác tại Trung Quốc. Nhưng, thay vì bằng mọi giá phải ngăn chặn lưu
lượng khách du lịch từ bên ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là chận đứng lượng
khách Trung Quốc và tìm hiểu về các nhóm khách phương Tây và khu vực từng du lịch
qua Trung Quốc, qua các nước rồi vòng vào Việt Nam nhằm ngăn chặn dịch… Thì
không, chính Giám đốc sở du lịch Đà Nẵng còn trực tiếp dắt khách Trung Quốc đến
khách sạn và yêu cầu chủ khách sạn phải nhận khách. Hành vi này có thể gây hậu
quả khôn lường!
Về phía ngành giáo dục, việc cho học sinh nghỉ học của
các địa phương hoàn toàn thụ động, nó không phải là vì trách nhiệm hay vì
thương học sinh mà vì thành tích, vì chỉ tiêu. Ngày đi học trong tuần đầu tiên
sau Tết, các trường đi học trở lại ngay giữa mùa dịch, hầu hết các phụ huynh
thương con đều quyết định cho con nghỉ học, tỉ lệ ngày đầu năm tới lớp ở các
thành phố trên cả ba miền đất nước không quá 60% học sinh. Như vậy, vì chưa đạt
chỉ tiêu đến trường, mặt khác, vì dư luận và vì công văn yêu cầu cho nghỉ học của
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Vũ Đức Đam nên hai ngày sau, các giám đốc sở
giáo dục địa phương buôc phải thụ động đưa ra quyết định cho học sinh nghỉ học.
Nhưng chỉ nghỉ một tuần, sau đó lại học, lại chần chừ cho nghỉ thêm tuần nữa và
tuyên bố sẽ cho học tuần tiếp theo nhưng “nếu như trong tỉnh có hai lớp bị nhiễm
thì sẽ cho nghỉ học tiếp” hoặc “giáo viên phải quan sát học sinh thử có bệnh
hay không mà kịp thời báo lên nhà trường”… Chỉ chừng đó cũng đủ thấy kiểu tư
duy hết sức thậm thò thậm thụt của các giám đốc sở giáo dục tỉnh và gần như họ
không có kiến thức gì về dịch cũng như họ hoàn toàn vô trách nhiệm, vô cảm với
học sinh. Nếu một tỉnh có hai lớp nhiễm corona thì xem như báo động đỏ, còn gì
để nói thêm không?!
Về phía người dân, đi mua khẩu trang chụp giật, cứ
mua càng nhiều càng tốt, không cần nghĩ đến người khác cũng là một thứ tâm bệnh,
bệnh tham, bệnh bất chấp. Nếu như mỗi người thấy được mối nguy của bệnh dịch và
mua đôi ba hộp vừa đủ gia đình xài, tiết kiệm và hạn chế đi lại, thì người khác
sẽ có để mua, nhà sản xuất cũng đều tay đưa hàng vào thị trường, không gây khan
hiếm cục bộ. Ở đây, mọi thứ nháo nhào, đảo lộn lên, người ta đua chen, lấn lướt
nhau để mua và cứ lo thủ phần mình thật nhiều, không nghĩ được rằng nếu mình có
để đeo nhưng người khác không có để đeo thì bị nhiễm và sự lây lan cũng chẳng
chừa ai. Tinh thần cộng đồng hoàn toàn không có và sự ích kỉ quá cao! Đó là thứ
tâm bệnh mà số đông người Việt chen lấn, giành giật, vơ vét kia có đợi đến kiếp
sau cũng không đủ tư cách đứng nhìn người Nhật. Sau sóng thần ở Nhật Bản, câu
chuyện một cậu bé xếp hàng nhận cứu trợ, khi được anh cảnh sát cho hộp lương
khô khẩu phần ăn tối của mình, cậu lẳng lặng mang hộp lương khô lên xếp vào chỗ
hàng cứu trợ, anh cảnh sát lấy làm lạ, hỏi cậu vì sao thì cậu trả lời rằng “mọi
người ở đây đều đói giống cháu, cháu không thể no một mình!”. Chúng ta chưa trưởng
thành và chưa đủ tư cách để nói chuyện với một đứa trẻ Nhật Bản nếu tiếp tục
kéo dài tình trạng hiện tại!
Và
nhiều nhà buôn, hiệu thuốc ở Việt Nam đã làm gì? Đã thi nhau nâng giá, đã mượn các trang mạng xã hội để kêu gọi nhau ém
hàng, không bán ra thị trường nhằm chống lại lệnh của Bộ Y tế, trong lúc mạng sống,
sức khỏe của đồng loại đang phụ thuộc vào cái khẩu trang! Đó là chưa nói đến những
kẻ vô đạo đức đến mức trong lúc nhân dân, đồng bào của mình rồng rắn tìm mua khẩu
trang, trong lúc những nghệ sĩ, nhà hảo tâm Việt Nam đã không quản mưa nắng tìm
mua khẩu trang phát miễn phí cho người dân… Thì chính bọn họ đã tuồn ra ngoài
hàng chục triệu chiếc khẩu trang để kiếm lãi. Đây không còn là vấn đề trách nhiệm,
lương tri hay nhân đạo nữa mà là tội ác!
Và, trong lúc mọi thứ trở nên dầu sôi lửa bỏng do
tâm thế người Việt nháo nhào, hỗn loạn, thì lẽ ra, cơ quan Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam phải lên tiếng với đầy đủ năng lực và trách nhiệm của họ. Vì, Bộ Y tế, xét
cho cùng là một cơ quan chuyên môn, họ không gần người dân và không hiểu tâm
tư, nguyện vọng của người dân bằng Hội Chữ thập đỏ. Bởi sự hình thành của hội
này như một cơ quan dân ý về lĩnh vực sức khỏe, hội sẽ lắng nghe tâm tư, nguyện
vọng của người dân và quan tâm đến sức khỏe người dân trong cương vực quan sát
và quản lý của mình để đề xuất ý kiến lên Bộ y tế, thậm chí phải nói lên tiếng
nói của nhân dân để có lợi cho dân. Nhưng không, ở đây, họ im lìm và chẳng có động
thái gì. Sự hiện diện của họ như một bức tượng quá khổ và tốn kém không gian
cũng như chi phí bảo trì. Thù lao hằng năm cho hội này lên đến vài trăm tỉ đồng
nhưng hóa ra, họ chẳng khác nào đám ăn hại!
Bên cạnh Hội Chữ thập đỏ, một ngành khác trực thuộc
nhà nước, đó là ngành quản lý thị trường cũng cho thấy sự bất lực, vô nghĩa của
họ. Mặc dù họ không liên quan gì đến lĩnh vực y tế nhưng chính ngành này lại
tác động xấu đến mọi chuyển biến sức khỏe của người dân trong mùa dịch này. Họ
vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tác động. Cụ thể, họ không hề có bất kì biện pháp
nào để can thiệp vào thị trường, đặc biệt là thị trường nông sản.
Thanh long rớt giá, dưa hấu rớt giá, nông sản rớt
giá hàng loạt, nhà buôn nhỏ, thậm chí học sinh cũng nắm bắt điều này, một nhà sản
xuất bánh mì ngoại quốc đã sang mua một lượng thanh long lớn của bà con nông
dân Việt để vừa cứu bà con, vừa tạo cho mình một sản phẩm mới ăn khách. Trong
khi đó, cả một hệ thống ngành quản lý thị trường hoàn toàn bất động. Sở dĩ nói
họ bất động bởi các can thiệp của họ hoàn toàn vô nghĩa, chưa kịp can thiệp thì
đã phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu kiếm ăn. Trong khi đó, chi phí lương cho
ngành quản lý thị trường mỗi năm lên vài trăm tỉ đồng, đây là thuế của dân.
Bình thường, khi nền kinh tế phát triển ổn định và
không có thiên tai, đại dịch hay khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì ngành quản lý
thị trường có thể tạm ngồi chơi xơi nước, để “bàn tay vô hình” của thị trường tự
điều tiết. Nhưng, khi có thiên tai, dịch họa và khủng hoảng kinh tế toàn cầu
thì ngành thị trường phải kịp thời đưa ra chính sách vĩ mô, vạch ra những
phương án vi mô để cứu nền kinh tế và cứu lấy nhân dân. Trong đợt đại dịch này,
dưa hấu, thanh long và các loại nông sản mũi nhọn không thể xuất sang Trung Quốc,
người nông dân kêu trời, khóc than trên cánh đồng, còn nhà buôn thì tha hồ tới
mua giá ép, giá thấp nhất có thể từ ruộng, nhưng về bán với giá cao ngất, giá
như không hề có khủng hoảng nông sản. Như vậy, hệ quả của việc này là lượng
tiêu thụ hoàn toàn không thay đổi trong thị trường, ví dụ như một gia đình chuẩn
bị cho mỗi ngày bốn mươi ngàn đồng tiền dưa hấu thì chỉ mua được một trái và chỉ
dùng nhín nhịn trong chừng đó. Trong khi nếu bán theo giá cập thời thì bốn mươi
ngàn đồng có thể mua được bốn hoặc năm trái. Và nhà buôn vẫn có lãi bởi bốn
mươi ngàn đồng họ có thể mua trên đồng ruộng tới mười trái dưa hấu. Và khi giá
rẻ, lượng mua trên thị trường sẽ tăng tỉ lệ, vòng quay từ cánh đồng ra chợ của
nhà buôn cũng tăng tỉ lệ.
Nhưng ở đây, dường như ngành quản lý thị trường
không dùng “bàn tay sắt” của mình để can thiệp mà chỉ im lặng, ngồi chơi xơi nước,
mặc cho người nông dân kêu trời, mặc cho các mạnh thường quân và các sinh viên
xắn áo cứu bà con nông dân, mặc cho nhà buôn ì ạch bán với giá của họ. Và chọn
bán giá cao vậy thì khỏi phải tốn vòng quay hàng hóa, khỏi phải ra đồng mua dưa
về chợ nhiều lần, chỉ cần mua một xe về bán giá cao ngất thì sướng hơn mua nhiều
xe về bán giá thấp cũng lãi ngần đó tiền, các mặt hàng nông sản khác như thanh
long, cam, bưởi, xoài, sầu riêng… Đều gặp y tình trạng này. Đây là thứ bệnh hoạn
và thiển cận của cả nhà buôn lẫn ngành quản lý thị trường.
Thử nghĩ, đụng đâu cũng thấy bệnh hoạn, đụng đâu
cũng thấy bất cập, đụng đâu cũng thấy hoang mang và vô lý, đầy tâm bệnh như vậy
thì có cần phải đợi dịch đến hoành hành chúng ta mới chết hay không? Xin thưa
là chúng ta đã chính thức chết từ trong sâu thẳm, chết trong tâm hồn, chết
trong nhân cách, chết trong đạo đức xã hội, chết trong nỗi điên dại của lòng
ích kỉ và chết trong sự quằn quại của tham lam, vô minh ngay từ khi dịch mới
phát tán ở một nơi xa chúng ta. Bởi chúng ta đang bị dịch cúm tâm hồn quá nặng,
bao giờ tâm bệnh chúng ta mới khỏi đây thưa các ngài lãnh đạo?!
------------------------------------------------------------------------
.
Thứ Ba, 02/18/2020 - 07:56 — NguyenTrangNhung
Dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra đến
nay đã khiến hơn 73.000 người nhiễm, gần 1.900 người chết trên toàn cầu, trong
đó tuyệt đại đa số là tại Trung Quốc.[1]
Các nghiên cứu gần đây trên các bệnh nhân nhiễm
Covid-19 đều có kết quả giống nhau ở chỗ nam giới chiếm đa số trường hợp và thường
là có sẵn vấn đề sức khỏe.
·
Nghiên cứu trên 138 bệnh nhân tại bệnh viện Zhongnan
thuộc Đại học Vũ Hán cho thấy bệnh nhân có tuổi trung bình là 56 và hơn 54% là
nam giới.[2]
·
Nghiên cứu trên 99 bệnh nhân tại bệnh viện Vũ Hán
Jinyintan cho thấy bệnh nhân có tuổi trung bình là 55,5 và khoảng 68% là nam giới.[3]
·
Nghiên cứu với gần 1099 bệnh nhân (đang chờ được
bình duyệt (peer reviewed)) cho thấy bệnh nhân có tuổi trung bình là 47 và khoảng
58% là nam giới.[4]
Các kết quả trên khiến một số nhà nghiên cứu nghi ngờ
rằng nam giới có một số điều kiện sinh học khiến họ dễ bị nhiễm virus hơn.[5]
SARS vào các năm 2002, 2003 cũng ảnh hưởng tới nam
giới nhiều hơn nữ giới. Nhìn vào SARS có thể giúp các nhà khoa học tìm manh mối
cho sự khác biệt về ảnh hưởng này trên hai giới của Covid-19.[6]
SARS cũng là một loại virus corona nhảy từ động vật
sang người. Nó có chung khoảng 80% bộ gen với Covid-19, và giống như Covid-19,
nó lây nhiễm cho nam giới nhiều hơn nữ giới.[7]
Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu tại Đại học Iowa đã
tiến hành thí nghiệm trên chuột đực và chuột cái với SARS và phát hiện rằng chuột
đực dễ bị nhiễm virus hơn. Họ đã cho rằng các gen nhiễm sắc thể X và các kích
thích tố như estrogen có thể khiến virus không lan khắp cơ thể nữ giới.[8]
Trở lại với Covid-19, các nhà nghiên cứu tại bệnh viện
Vũ Hán Jinyintan đã giải thích tương tự, rằng nữ giới có thể có "tính nhạy
cảm hạn chế" ("reduced susceptibility") với sự lây nhiễm. Họ
cũng cho biết một số bệnh khác, như tim mạch, tiểu đường, có xu hướng ảnh hưởng
đến nam giới trung niên nhiều hơn nữ giới trung niên.[9]
Ngoài giải thích trên, một giải thích khác đáng chú
ý là nam giới hút thuốc nhiều hơn nữ giới. So với người không hút thuốc, người
hút thuốc nói chung có nguy cơ gặp các vấn đề về hô hấp cao hơn. Tại Trung Quốc,
68% nam giới hút thuốc, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới chỉ là hơn 3%.[10]
Michael Ryan, giám đốc điều hành Chương trình Khẩn cấp
về Sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hút thuốc là một giả thuyết cho
lý do tại sao Covid-19 ảnh hưởng đến nam giới là chủ yếu. "Có một sự
khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ trong đợt bùng phát này về mức độ nghiêm trọng.
Và chắc chắn có sự khác biệt rõ rệt trong những thói quen đó [hút thuốc] ở
Trung Quốc." Ông nói thêm rằng hút thuốc là yếu tố nguy cơ của bất kỳ
loại nhiễm trùng đường hô hấp dưới nào.[11]
Saskia Popescu, nhà dịch tễ học tại nhóm y tế Honor
Health ở Arizona, cho biết bất cứ ai có tiền sử hút thuốc sẽ dễ bị nhiễm
Covid-19 hơn. "Vì COVID-19 là một bệnh về đường hô hấp và thường gây
viêm phổi, nên tiền sử hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ suy hô hấp hoặc làm
viêm phổi nặng hơn." [12]
Các ý kiến chuyên gia vừa nêu củng cố cho giả thuyết
rằng hút thuốc là lý do nam giới nhiễm Covid-19 nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên,
cũng có các ý kiến khác, chẳng hạn như của Aaron Milstone, nhà dịch tễ học tại
Đại học John Hopkins, rằng một bộ phận dân chúng này không nhất thiết dễ nhiễm
bệnh hơn một bộ phận khác.[13]
Milstone có cơ sở bởi còn có thể giải thích khác cho
tỷ lệ nhiễm Covid-19 cao hơn ở nam giới. Nghiên cứu của Đại học Vũ Hán gợi ý rằng
tỷ lệ nam giới nhiễm Covid-19 cao hơn có thể là do điểm xuất phát của dịch là
chợ Vũ Hán vốn có hầu hết công nhân là nam trước khi đóng cửa.[14]
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ
nhiễm Covid-19 trong Đơn vị Chăm sóc Chuyên sâu tương đương với tỷ lệ bệnh nhân
nam và nữ nhiễm Covid-19 ở các khu vực khác của bệnh viện, cho thấy các
triệu chứng của nam giới không nghiêm trọng hơn nữ giới.[15]
Dù giả thuyết rằng hút thuốc là một lý do cho sự
khác biệt giữa tỷ lệ nam và nữ nhiễm Covid-19 chưa được xác nhận, thì cách
phòng ngừa nên có đối với người hút thuốc nói chung là giảm hút thuốc, vì một
là chừng nào giả thuyết chưa bị bác bỏ thì chừng đó nó có khả năng đúng, và hai
là kiểu gì thì giảm hút thuốc cũng sẽ khiến sức khỏe tốt hơn.
--------------------------------
Chú thích:
[1] Coronavirus COVID-19 Global Cases by Johns
Hopkins CSSE
https://gisanddata.maps.arcgis.com/apps/opsdashboard/index.html#/bda7594...
https://gisanddata.maps.arcgis.com/apps/opsdashboard/index.html#/bda7594...
[2] Clinical Characteristics of 138 Hospitalized
Patients With 2019 Novel Coronavirus–Infected Pneumonia in Wuhan, China
https://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/2761044
https://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/2761044
[3] Epidemiological and clinical characteristics
of 99 cases of 2019 novel coronavirus pneumonia in Wuhan, China: a descriptive
study
https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(20)30211-7/fulltext#seccestitle140
https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(20)30211-7/fulltext#seccestitle140
[4] Clinical characteristics of 2019 novel
coronavirus infection in China
https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2020.02.06.20020974v1
https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2020.02.06.20020974v1
[5][6][7][8][9] Men represent the majority of
coronavirus cases so far. Researchers think smoking could play a role.
https://www.businessinsider.com/coronavirus-cases-why-more-men-than-wome...
https://www.businessinsider.com/coronavirus-cases-why-more-men-than-wome...
[10] 68% of Chinese men are smokers—and millions
will die because of it
https://qz.com/521662/68-of-chinese-men-are-smokers-and-millions-will-di...
https://qz.com/521662/68-of-chinese-men-are-smokers-and-millions-will-di...
[11][12][13][14][15] Như [5]
----------------------------------------------------------------------
BBC Tiếng Việt
19/02/2020
Hai nhà báo Mỹ và một công dân Úc làm việc cho
Wall Street Journal bị buộc phải rời Trung Quốc vì bài ý kiến không do họ viết
bị ông Cảnh Sảng gọi là 'phân biệt chủng tộc'.
Trong diễn biến mới nhất liên quan đến virus corona,
hay đúng hơn là đánh giá của truyền thông về nỗ lực phòng chống bệnh dịch ở
Trung Quốc, Bắc Kinh trục xuất cả ba nhà báo nước ngoài.
Hai trong số họ là công dân Mỹ - Josh Chin,
phó chánh văn phòng thường trú của Wall Street Journal tại Bắc Kinh, Chao
Deng - và người thứ ba là công dân Úc, Philip Wen.
Đây là lần đầu tiên từ trên 20 năm qua, nhà báo nước
ngoài có giấy phép hoạt động tại Trung Quốc bị yêu cầu rời nước này.
Vụ việc xảy đến sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao TQ, ông Cảnh Sảng, gọi một bài xã luận trên Wall Street Journal về công
tác phòng chống virus corona của chính quyền Trung Quốc là "mang tính hạ
thấp Trung Quốc, và phân biệt chủng tộc".
Bài viết đó
đánh giá rằng cách chính quyền Trung Quốc phản ứng trước bệnh dịch ở Vũ Hán những
ngày đầu là "mang tính bưng bít, chỉ vì lợi ích của nhà nước".
Theo nội dung bài đó thì niềm tin trên toàn cầu đối
với Trung Quốc "đã bị lung lay".
Ông Cảnh Sảng cho rằng bài báo "phân biệt chủng
tộc" này đã "hạ thấp nỗ lực của chính quyền Trung Quốc phòng chống dịch
virus corona mà đến nay đã giết chết hơn 2000 người ở nước này.
Ba nhà báo có 5 ngày để ra khỏi Trung Quốc.
Quyết định của Trung Quốc về báo Wall Street Journal
được công bố ngay sau khi chính quyền Hoa Kỳ cho biết hôm 18/2 rằng họ sẽ bắt đầu
coi năm cơ quan truyền thông lớn của nhà nước Trung Quốc đang hoạt động tại Hoa
Kỳ như sứ quán nước ngoài.
Theo đó, Hoa Kỳ sẽ yêu cầu các cơ quan này phải đăng
ký nhân viên và tài sản với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Quyết định
này sẽ áp dụng với Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc CCTV, Đài
phát thanh quốc tế Trung Quốc, Trung Quốc Nhật báo và Cơ quan phát triển Hai
Tian Hoa Kỳ.
China Daily là báo tiếng Anh của chính quyền Trung
Quốc, còn Hai Tian Hoa Kỳ là công ty phân phối tờ Nhân dân Nhật báo (People's
Daily), cơ quan báo chí chính thức của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cũng liên quan đến truyền thông và virus corona, hai
nhà báo là công dân Trung Quốc vẫn bị mất tích từ tuần trước. (Virus corona: Vì sao
hai phóng viên ở Vũ Hán mất tích? 14
tháng 2 2020)
Hai ông Phương Bân (Fang Bin) và Trần Thu
Thực (Chen Qiushi) đã đăng tải video, hình ảnh và những câu chuyện kịch
tính bên trong thành phố Vũ Hán hoàn toàn bị cách ly vì bệnh dịch.
Các chính phủ bị phê phán
Còn tại Nhật Bản, việc xử lý khủng hoảng liên quan
đến du thuyền Diamond Princess có một số hành khác nhiễm virus cũng bị phê
phán.
Hoa Kỳ lên tiếng nói công tác ngăn ngừa virus lây
lan trên tàu là "không đủ", và chính phủ Nhật cũng bị một số hành
khách trả lời báo chí hoặt viết trên mạng xã hội chỉ trích.
Sau 14 ngày cách ly trên tàu Diamond Princess, vào
hôm thứ Tư 18/02 Bộ Y tế Nhật nói khách có kết quả xét nghiệm âm tính với
Covid-19 cũng như không có triệu chứng nào được lên bờ.
Con tàu này đã qua Việt Nam cuối tháng 1 năm nay.
Cách Campuchia xử lý vụ tàu Westerdam bị chỉ trích
sau khi vài trăm khách trên tàu được cho đi.
Theo
BBC News, bác sĩ Asok Karup từ phòng khám 'Infectious
Diseases Care' ở Singapore nói đáng ra, tất cả các hành khách trên chiếu tàu
này phải được kiểm tra sức khỏe đúng tiêu chuẩn y tế và bị cách ly.
Ông cho rằng giải pháp để hành khách "tự xác
nhận" họ không còn triệu chứng gì là hoàn toàn không đúng đắn.
Theo bác sĩ Karup, việc sống trên chiếc tàu hai tuần
"không thể coi là biện pháp cách ly đúng đắn".
Thủ tướng Hun Sen của Campuchia đã làm động tác thu
hút dư luận khi tới cảng Sihanoukville đón các khách từ du thuyền Westerdam
sau khi tàu bị Thái Lan và một số nước khác không cho cập cảng.
Nay các hành khách từ Westerdam đã được hãng chủ tàu
Holland America "kiểm tra sức khoẻ" và công ty này hôm thứ Ba nói mọi
hàng khách và thủy thủ đoàn có kết quả xét nghiệm virus corona "âm
tính".
Nhưng sau đó,
một người Mỹ từng là hành khách tàu Westerdam từ Campuchia bay sang Malaysia
đã thử virus Covid-19 dương tính.
Điều này dẫn tới lo ngại có các hành khách khác mà
nay đã rời khỏi tàu cũng dính virus.
Singapore và Malaysia nói họ cấm nhập cảnh hoặc
quá cảnh những ai từng là khách trên tàu Westerdam sau chuyến đi gần đây.
Một công ty Việt Nam là Tân Hồng - Việt Excursion
nói chi nhánh của họ ở Campuchia đã đón và phục vụ hơn 1.500 du khách cùng thuỷ
thủ đoàn của tàu MS Westerdam tại Sihanoukville ngày 14/2.
Quyết định của Campuchia cho tàu này vào cảng thứ
Năm tuần trước vốn được WHO ca ngợi, nay bị đặt câu hỏi.
Các nước này sau đó đang phải tiến hành công tác tìm
lại các hành khách đã rời tàu.
Anh và Canada yêu cầu ai từng đi trên chuyến tàu bị
nghi nhiễm virus phải trình báo và tự cách ly tại nhà sau khi về nước.
No comments:
Post a Comment