Tuesday, 18 February 2020

BẢY CÂU HỎI CHO MIKE BLOOMBERG (John Cassidy - The New Yorker)




NỘI DUNG :

.
VOA Tiếng Việt
.
============================================
.
DCVOnline dịch
Posted on February 17, 2020  

Mike Bloomberg đang bắt đầu trông giống như một ứng cử viên trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ — nhưng ông ta cần trả lời một số những câu hỏi khó trả lời.

Ảnh: Trent Joaquin; Sources: Getty Images

Michael Bloomberg hiện là ứng cử viên nặng ký trong cuộc đề cử ứng cử viên tranh cử Tổng thống cho đảng Dân chủ năm 2020. Theo một số nguồn, mức chi tiêu chưa từng có của ông cho các quảng cáo vận động tranh cử — hơn ba trăm triệu đô la, đã đưa ông lên vị trí thứ ba trong cuộc thăm dò trên toàn quốc của  tổ chức Real Clear Politics. Một cuộc thăm dò mới vào thứ Năm, của công ty St. Pete Polls, cho thấy Bloomberg dẫn đầu ở Florida. Ông ấy cũng chi tiêu mạnh mẽ ở nhiều nới khác. Ngay cả ở Maine, báo cáo của Bangor Daily News, ông đã thuê hai mươi nhân viên và hàng chục tình nguyện viên. Các ứng cử viên khác có văn phòng địa phương là Bernie Sanders và Elizabeth Warren, cả hai đều đến từ các bang lân cận.

Những người hoài nghi về khả năng vận động bền vững của Bloomberg, kể cả chính người viết, đã đánh giá thấp sức mạnh của đồng tiền, và có lẽ, sức mạnh của thương hiệu cá nhân của Bloomberg. Với lý lịch là một doanh nhân thành đạt, phục vụ ba nhiệm kỳ thị trưởng thành phố New York và tài trợ cho hàng loạt những tổ chức tự do khác nhau như kiểm soát súng, quyền hoại thai và nỗ lực đăng ký cử tri, ông đã kiếm được (hoặc mua được) thiện chí, đặc biệt là trong những đảng Dân chủ và người độc lập ôn hòa, những người đang ngờ vực về sự trỗi dậy của Sanders. Nhưng bây giờ cuộc đua sẽ trở nên thách thức hơn đối với Bloomberg. Khi ông tham gia vào các cuộc tranh luận và thực sự tranh phiếu trong các cuộc bầu cử sơ bộ, bắt đầu từ Siêu thứ ba, vào ngày 3 tháng 3, ông sẽ nhận được một số câu hỏi khó nuốt, và không chỉ về vụ chặnvà- rà xét, kỹ thuật trị an gây tranh cãi và kỳ thị mà ông đã cổ động khi là thị trưởng, đã đang đeo đuổi ông từ đầu cuộc vận động tranh cử. Dưới đây là bảy câu hỏi nữa để Bloomberg trả lời:


Nếu đắc cử vào tháng 11, ông sẽ bán Bloomberg L.P., công ty có hơn hai mươi nghìn người và được biết là có doanh thu hàng năm hơn mười tỷ đô la hay không?
Bloomberg đã tố Donald Trump là tham nhũng, nhưng ông đã chưa nói cho mọi người biết rõ rằng ông sẽ tự phân biệt mình với Tổng thống đương nhiệm, vẫn nắm giữ đế chế kinh doanh của riểng mình sau cuộc bầu cử năm 2016 và chỉ chuyển giao quyền kiểm soát hàng ngày cho hai con trai ông. Khi Bloomberg trở thành thị trưởng, ông đã loại mình khỏi sự kiểm soát hàng ngày của Bloomberg L.P. nhưng vẫn duy trì quyền sở hữu và giữ quyền tham gia các quyết định lớn liên quan đến công ty. Năm 2007, khi ông đã làm thị trưởng được 5 năm, tờ New York Times cho biết ông vẫn nói chuyện thường xuyên với các giám đốc điều hành cấp cao tại Bloomberg LP Vào tháng 12 năm 2018, Bloomberg đã nghĩ rằng nếu được bầu làm Tổng thống, ông có thể bán Bloomberg LP. Ông nói,

“Tôi nghĩ ở tuổi của tôi, nếu có thể bán nó, tôi sẽ làm điều đó.”
Mike Bloomberg

Nhưng ông cũng đã đề cập đến khả năng vẫn duy trì quyền sở hữu và đặt công ty vào quỹ ủy thác.


Tại sao ông không cho phép những phụ nữ bị quấy rối tình dục nộp đơn tố cáo chống lại công ty Bloomberg L.P. lên tiếng công khai?
Theo ABC News, ít nhất mười bẩy phụ nữ đã đệ đơn kiện công ty Bloomberg L.P. trong ba mươi năm qua, “với ba trong số các vụ kiện danh cụ thể nêu đích danh Bloomberg trong việc đã tạo ra văn hóa doanh nghiệp độc hại,” mặc dù không có vụ nào đưa đưa xét xử ở tòa trước khi bị hủy bỏ hoặc giải quyết ngoài tòa. Một phụ nữ đã cáo buộc rằng, sau khi cô tuyên bố mình có thai, Bloomberg nói với cô ấy, “Giết nó đi.” (Bloomberg đã nhiều lần phủ nhận đã nói điều này.) Những người phụ nữ khác nhớ lại ông ta đã đưa ra những bình luận dâm ô, phân biệt giới tính trong văn phòng, bao gồm cả, “tôi thích chơi em đó.” Mặc dù Bloomberg đã bày tỏ sự hối hận về những “lời đủa cỡn tục tĩu dâm ô” trong quá khứ, nhưng ông đã từ chối không để bất kỳ phụ nữ nào thoát khỏi những thỏa thuận không tiết lộ mà họ đã ký với công ty của ông ta như một phần của các vụ bồi thường. Bloomberg đã nói trên trên chương trình “The View”, vào tháng giêng,

“Chúng tôi không có bất cứ điều gì để che giấu, nhưng chúng tôi đã có những thỏa thuận pháp lý mà cả hai bên đều muốn ngăn chặn mọi sự tiết lộ ra ngoài.”
Mike Bloomberg


Là Tổng thống, chính sách của ông sẽ là gì đối với các trường tư thục?
Là thị trưởng, Bloomberg đã ủng hộ chính sách có trường tư tại thành phố New York, và ông đã đóng góp cho các đảng viên đảng Dân chủ khác, những người ủng hộ chính sách đó. Nhiều đảng viên Dân chủ, gồm các nghiệp đoàn giáo viên lớn, cực lực phản đối chính sách trường tư; Sanders và Warren đều đã cam kết loại bỏ tài trợ của liên bang cho trường tư. Trong kỳ bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ năm 2016, Hillary Clinton đã đảo ngược sự ủng hộ trước đây của bà về chính sách trường tư. Bloomberg dường như rất khó có thể làm điều đó, nhưng kế hoạch của ông là gì?


Ông có ủng hộ lời kêu gọi của Đảng Cộng hòa đòi nới lỏng các quy định tài chính chặt chẽ hơn mà Quốc hội đã thông qua sau cuộc khủng hoảng tài chính hay không?
Phát biểu tại một hội nghị ngành kỹ nghệ chứng khoán năm 2014, Bloomberg đã chỉ trích Đạo luật mang tính bước ngoặt Dodd-Frank năm 2010. Theo một bản tin của Buzzfeed News vào thời điểm đó, Bloomberg nói rằng một số quy tắc mới có thể là “rối loạn chức năng”, và nói thêm,

“Bạn không thể viết một đạo luật bằng cách để Quốc hội làm luật. Luật pháp nên được những người thực sự hiểu cách thế giới hoạt động cách thức hoạt động của các dịch vụ tài chính làm ra.”
Mike Bloomberg

Bloomberg cũng đặt câu hỏi tại sao cần thiết phải có các quy định nghiêm ngặt nói chung, cho rằng việc hạn chế số lượng rủi ro trong hệ thống tài chính có thể gây tổn hại lớn cho nền kinh tế. Ông nói,

“Nếu bạn giảm thiểu rủi ro, họ không thể kiếm tiền, họ không thể cung cấp nguồn tài chính mà quốc gia và thế giới này cần để tạo việc làm và xây dựng cơ sở hạ tầng.” M. Bloomberg
Mike Bloomberg


Tại sao bạn nói rằng sự kết thúc của “Redlining,” thực hành phân biệt đối xử mà các ngân hàng dùng để từ chối không cho vay tiền mua nhà ở những khu vực không có người da trắng, là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008? theo Associated Press, Bloom Bloomberg nói tại một diễn đàn vào năm 2008,

“Tất cả bắt đầu từ khi có rất nhiều áp lực với các ngân hàng trong việc phải cho tất cả mọi người vay. Quốc hội đã nhúng tay vào — cũng như các vị dân cử tại địa phương — và nói, ‘Ồ, điều đó không công bằng, những người này nên được cho vay.’”
Mike Bloomberg

Lý thuyết về cuộc khủng hoảng này bỏ qua, hoặc hạ thấp vai trò của các ngân hàng trên Phố Wall, gồm cả người kế nhiệm mà Bloomberg đã từng làm việc dưới quyền, trong việc tạo ra toàn bộ ngành cho vay dưới mức lãi chuẩn tạo ra lợi nhuận lớn bằng cách cho vay những khoản vay đáng ngờ và cắt chúng thanh những mảnh chứng khoán lạ lẫm khác nhau.


Ông có ủng hộ chương trình chăm sóc trẻ em trước tuổi mẫu giáo hay không?
Hầu như tất cả các đối thủ của Bloomberg trong đảng Dân chủ đều nói rằng họ sẽ tìm cách thiết lập một hệ thống chăm sóc trẻ trên toàn quốc cho trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo. Theo kế hoạch của Joe Biden, Sanders và Tom Steyer, dịch vụ này sẽ miễn phí cho mọi người, và do những người nộp thuế, nói chung, tài trợ. Pete Buttigieg, Amy Klobuchar và Warren đã nói rằng họ sẽ trợ cấp tiền coi trẻ miễn phí cho các gia đình nghèo, và, cho các gia đình khác, các khoản trợ cấp sẽ dần dần giảm khi mức thu nhập cao hơn. Là thị trưởng của New York, Bloomberg đã mở rộng các chương trình coi trẻ trước mẫu giáo cho các gia đình nghèo, nhưng đã dừng việc thiết lập một chương trình toàn diện. Bước đó được để lại cho người kế nhiệm, Bill de Blasio, người đã vận dộng tranh cử làm ưng cử viên Tổng thốngvà đã rút lui hồi năm ngoái, và người gần đây đã ủng hộ Bernie Sanders.


Nếu được bầu, ông sẽ làm gì để giảm ảnh hưởng của đông tiền trong chính trị? Các cử tri đảng Dân chủ, người mà Bloomberg đang yêu cầu ủng hộ cuộc vận dộng bạc tỷ của ông, có được bất kỳ loại đảm bảo nào rằng ông sẽ là Tổng thống Tài hiệt cuối cùng hay không?
Trên trang web vận động tranh cử, Bloomberg cam kết khôi phục lại Đạo luật Quyền bỏ phiếu và chấm dứt sự vẽ chi ly làn ranh các khu vực đầu phiếu. Tuy nhiên, Bloomberg không nói gì về việc hạn chế mức chi tiêu vận động tranh cử mà ông đang thục hiện, kiềm chế quyền lực của những người vận động hành lang — một số người đang làm việc trong cuộc vận động ca ông ta —  hoặc bổ nhiệm những Thẩm phán Tối cao Pháp viện  cam kết lật đổ Citizens United. (Cuộc vận dộng của ông nói rằng ông sẽ sủ dung những biện pháp chống vận động hành lang mà ông đã giới thiệu với tư cách là thị trưởng.) Trừ khi Bloomberg chấp nhận một chương trình nghị sự tích cực để cải cách hệ thống chính trị, về cơ bản, ông đang cung cấp cho cử tri một hình thức của nền chính trị đầu xỏ lành tính. Chắc chắn, điều đó sẽ tốt hơn so với loại chính trị đầu sỏ ác tính của Trump. Nhưng dân chủ Mỹ có thể làm tốt hơn thế không? Xin nhường lại để ông trả lời.

-----------------
John Cassidy là một nhà báo viết cho The New Yorker từ năm 1995. Ông cũng viết một chuyên mục về chính trị, kinh tế và nhiều hơn nữa cho newyorker.com.

© 2020 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

Nguồn: 
February 15, 2020

-------------------------------------------------
VOA Tiếng Việt
19/02/2020

Cựu thị trưởng New York Michael Bloomberg hôm thứ ba 18/2 đã hội đủ điều kiện để tham gia cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên Đảng dân chủ ở bang Nevada trong tuần này, như vậy ông sẽ xuất hiện trên sân khấu cùng với các đối thủ lần đầu tiên trong cuộc đua để được Đảng Dân chủ chọn ra tranh chức Tổng thống Mỹ, theo Reuters.

Ứng cử viên TT Đảng Dân chủ, cựu Thị trưởng TP New York Michael Bloomberg phát biểu trong cuộc vận động "Mike for Black America" tại Bảo tàng Quân nhân Quốc gia Buffalo ngày 13/2/2020 ở Houston. (AP Photo/David J…

Cuộc tranh luận hôm thứ Tư 19/2 sẽ là cuộc tranh luận thứ 9 trong cuộc tranh đua để xem ứng cử viên nào được chọn đại diện cho Đảng Dân chủ ra thách thức tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử ngày 3/11/2020.

Ông Bloomberg, 78 tuổi, người sở hữu khối tài sản 60 tỷ USD, là ứng cử viên tham gia cuộc đua trễ nhất. Mức ủng hộ dành cho ông đã tăng trong các cuộc thăm dò công chúng giữa lúc ông chi ra hàng trăm triệu đô la tiền riêng vào một chiến dịch quảng cáo truyền hình trên toàn quốc.

Khi bước lên sân khấu vào ngày mai, 19/2, có khả năng ông Bloomberg sẽ bị các đối thủ trực tiếp thách thức về chính sách trị an có tính cách “phân biệt đối xử” thời ông làm Thị trưởng thành phố New York, và về văn hóa doanh nghiệp độc hại kỳ thị phụ nữ trong tập đoàn công ty của ông.

Theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến do NPR/PBS NewsHour/Marist công bố hôm thứ ba, ông Bloomberg giành được sự ủng hộ của 19% các đối tượng được khảo sát.

Sau khi đạt mức ủng hộ 2 con số trong 4 cuộc thăm dò toàn quốc được Đảng Dân chủ công nhận, ông Bloomberg hội đủ điều kiện để được tham gia tranh luận, chiến dịch của ông cho biết trong một tuyên bố.

Trong khi ông Bloomberg không dự tranh trong bốn cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên ở các bang Iowa, New Hampshire, Nevada và South Carolina, ông hy vọng sẽ giành được lá phiếu của các đại biểu bắt đầu từ ngày Super Tuesday – Siêu Thứ Ba rơi nhằm ngày 3/3, khi 14 tiểu bang sẽ bỏ phiếu.

Super Tuesday là ngày các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa tranh đua trong các cuộc bầu sơ bộ và bầu kín ở 14 bang để chọn ứng viên ra tranh chức Tổng thống.

Có ít nhất 5 ứng cử viên khác hội đủ điều kiện để tham gia cuộc tranh luận hôm thứ Tư, trước các cuộc bầu cử sơ bộ ngày 22/2 ở bang Nevada. Các ứng cử viên đó gồm cựu Phó Tổng thống Joe Biden, các Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, Elizabeth Warren và Amy Klobuchar, cùng với Pete Buttigieg, cựu Thị trưởng thành phố South Bend, bang Indiana.

Bà Warren và ông Sanders cáo buộc ông Bloomberg là tìm cách “mua” cuộc bầu cử. Ông trả lời rằng ông hoàn toàn tuân thủ các quy định, và đã đề nghị tài trợ cho các nỗ lực của Đảng Dân chủ nhằm đánh bại ông Trump, dù cho cá nhân ông không giành được sự đề cử của đảng.

Ông Bloomberg có nhiều khả năng sẽ bị chất vấn vì ông đã từng ủng hộ chính sách thực thi công lực nhắm vào người da đen và người gốc La Tinh - gọi là "chặn lại và rà soát," thời còn làm thị trưởng New York.

Ông Bloomberg đã ngỏ lời xin lỗi về chính sách này ngay trước khi loan báo ông tham gia cuộc đua để được Đảng Dân chủ đề cử ra tranh chức tổng thống Mỹ.

Chiến dịch vận động của ông đã từ chối bình luận về những chỉ trích về phát biểu của ông hồi năm 2008 khi ông liên kết sự sụp đổ của thị trường địa ốc với sự kết thúc của quy định redlining, có tính cách phân biệt đối xử mà các ngân hàng dùng để từ chối không cho một số thành phần vay tiền mua nhà để giảm thiểu rủi ro.

Ông cũng bày tỏ sự hối tiếc về những chuyện đùa không phù hợp có tính cách kỳ thị phụ nữ. Trong một trường hợp, một nhân viên đệ dơn kiện ông vào năm 1995, nói rằng khi bà cho ông Bloomberg biết là bà đang mang thai, ông nói: “Giết nó đi!”. Ông bác bỏ lời cáo buộc nhưng dàn xếp vụ này ngoài tòa.

Hôm Chủ Nhật, phát ngôn viên của chiến dịch vận động của ông Bloomberg, bà Julie Wood nói: "Trong bất kỳ tổ chức lớn nào, thể nào cũng có những khiếu nại- nhưng Mike không chấp nhận bất kỳ cách phân biệt đối xử hoặc quấy rối nhân viên nào, và ông đã tạo ra một văn hóa trong đó, tất cả đều được bình đẳng và không ai bị gạt ra ngoài lề.





No comments:

Post a Comment

View My Stats