Chỉ vài ngày sau khi tôi trở về Đức, tối 19.2.20 một
kẻ say máu cực hữu, phân biệt chủng tộc đã nổ súng ở Hanau, giết chết 9 người.
Sau đó y về nhà giết chết mẹ đẻ rồi tự sát. Trước đó vài ngày, công an Đức mở đợt
truy quét diện rộng tại 6 bang để phá kế hoạch bạo động của tổ chức cực hữu
“Gruppe S”. Cuối năm 2019, vụ xả súng ở vào nhà thờ Do Thái ở Halle và vụ
giết ông thị trưởng Lubke vì quá thân thiện với người tỵ nạn đã khiến nước Đức
rung động.
Các vụ bạo
hành này là kết quả của tư tưởng chủng tộc đang trỗi dậy mà sự thăng tiến của đảng
cực hữu AfD là một minh chứng. Bất chấp sự tẩy
chay của các lực lượng tiến bộ, của toàn bộ truyền thông Đức, cái bóng ma AfD
đang lừ lừ tiến tới.
Đầu tháng 2, Nghị viện bang Thueringen lâm vào khủng
hoảng: Đảng theo chủ nghĩa neo-liberal FDP và đảng trung hữu CDU đã dựa vào
phiếu của đảng cực hữu AfD để lật liên minh
trung tả gồm đảng Cánh Tả (Linke), đảng Xã hội dân chủ (SPD) và đảng Xanh.
Điều tồi tệ ở đây là: Trước ngày bầu cử, tất cả các đảng phái chính trị đều cam
kết sẽ không hợp tác với đảng cưc hữu AfD. Sự trở mặt này của FDP và CDU đã làm
cả nước Đức phẫn nộ. Ban lãnh đạo đảng FDP liên bang đã đề nghị ông Kemmerich,
lãnh đạo FDP của bang Thueringen, mới được Afd bầu làm thủ tướng phải từ nhiệm.
Thủ tướng Đức Merkel cũng lên án kết quả bầu cử và đề nghị bầu cử lại. Hiên nay
Bang Thueringen đang là con thuyền không có lái và AfD đang muốn chơi trò cướp
biển nổi loạn trên tàu. Tới đây, nếu bầu cử lại, phe tả dù có đủ phiếu bầu thủ
tướng thì rất có khả năng các nghị sỹ AfD sẽ chơi trò bỏ phiếu cho chính thủ tướng
cánh tả để bôi nhọ ông ta.
Sở dĩ AfD có khả năng phá rối nền chính trị Đức như
vậy không đơn giản vì họ giỏi, mà chính vì một bộ phận xã hội Đức đang bị chi
phối bởi truyền thông bóp méo. Những thông tin của lực lượng dư luận viên
chuyên nghiệp cực hữu đưa ra khiến một bộ phận dân chúng lo sợ sự lấn át của
người nhập cư, lo sợ sự hủy diệt của văn hóa Đức. Họ rơi vào cái bẫy của tư tưởng
“Nước Đức trên hết”.
Từ lâu chính phủ Đức và EU đã ra những sắc luật để
chống lại các tư tưởng độc hại trên mạng xã hội. Ngoài việc chống lại các Fake
News, khái niệm “Tội phạm hận thù” (Tiếng Đức = Hasskriminalität, tiếng
Anh = Hate Crime) đã được đưa vào luật hình sự của khoảng gần 40 nước
Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Một trong các hành vi bị ghép vào “tội phạm hận thù”
là các lời nói, bài viết mang nặng các định kiến, kỳ thị về chủng tộc, giới
tính, tôn giáo…
Ủy ban EU đã yêu cầu các nhà mạng Facebook, Google,
Twitter v.v.. phải có trách nhiệm xóa những lời nói, bàn viết bao hàm các tội
phạm trên đây, thậm chí cấm cửa những kẻ phát biểu.
Nhưng chính phủ Đức đã tiến thêm một bước nữa. Ngày
19.2.2020 trước khi vụ thảm sát Hanau xảy ra “Đạo luật chống tội phạm hận thù trên mạng” đã được
thông qua.
Theo đạo luật này, các nhà mạng phải cung cấp cho Cục
hình sự liên bang Đức BKA địa chỉ, tên tuổi, thông qua IP của những kẻ có các
phát ngôn gây hận thù, đe dọa người khác hoặc truyền bá các tư tưởng phát xít,
chủ nghĩa khủng bố hồi giáo….
Vì EU là một không gian mạng thống nhất nên đạo luật
chống tội phạm hận thù trên mạng chắc chắn sẽ không nằm trong biên giới Đức. Chủ
nghĩa phát xít mới và các tổ chức cực đoan hồi giáo hoạt động xuyên biên giới sẽ
khiến đạo luật này mau chóng được EU hóa.
Tư pháp Đức coi đây sẽ là một cách hạn chế hữu hiệu
hoạt động của bọn dư luận viên cực đoan.
Khi tôi viết về cuộc viếng thăm gia đình bà Thành ở
Đồng Tâm, có rất nhiều kẻ nhảy vào FB của tôi, chửi bới tục tĩu và không ít những
lời đe dọa có thể khép vào tội phạm hận thù. Sự vô văn hóa của đa số các lời
bình đó không thể coi là của các “dư luận viên”, vì chúng không thể tạo ra dư
luận, mà chỉ tạo ra sự tởm lợm.
Trong vũng bùn ghê tởm đó thỉnh thoảng cũng chen vào
những câu sạch sẽ hơn [1]. Nhưng tất cả chúng đều có một đặc điểm chung: Các lời
bình đó đều tránh được hệ thống báo tin của FB. Ví dụ nếu ai đó bình luận bài
viết, FB sẽ nhắn tác giả để tác giả vào xem mà trả lời. Nhưng các câu thóa mạ.
đe dọa của đám chửi thuê thì được lập trình đến mức hệ thống thông báo của FB
không nhận ra.
Như vậy tác giả không biết là chúng đang vào nhà
mình bôi bẩn. Chỉ đến khi có lời bình của người tử tế thì tác giả mới được FB
nhắc để vào tương tác. Lúc đó mới ôi thôi… Thế là xóa, block mỏi tay.
Chỉ đơn cử việc đó cho thấy đám chửi thuê được tổ chức
và trang bị các công cụ gây hận thù mà vẫn lọt lưới nhà mạng.
Bọn cực hữu và khủng bố Islam ở Châu Âu chắc phải cắp
sách sang Việt Nam học cách gây án trên mạng.
[1] Ví dụ như họ bảo tôi nói dối là Phấn và tôi cùng
học lớp 8 ở Bình Đà, rằng hồi đó ở Bình Đà chỉ có cấp 2 không có lớp 8. Họ
không biết rằng từ 1966-1970, trường cấp III Hà nội A2 đã sơ tán về Bình Đà.)
Bà Christine
Lambrecht, Bộ trưởng tư pháp Đức là người đưa đạo luật “chống tội phạm hận thù
trên mạng” thông qua hôm 19.2.2020.
No comments:
Post a Comment