Wednesday, 5 February 2020

4 ĐIỂM NỔI BẬT TRONG BÀI DIỄN VĂN 'THÔNG ĐIỆP LIÊN BANG' CỦA TT TRUMP (The Washington Post)




NỘI DUNG :

Cali Today  (Theo Washington Post) 
.
Zing.vn
.
VnExpress  (Theo CNN)
.
===========================================

Cali Today  (Theo Washington Post) 
February 5, 2020

(Washington Post) – Tổng thống Donald Trump vào tối thứ Ba đọc bài diễn văn Thông điệp Liên bang hàng năm lần thứ 3 trước Quốc hội ngay vào thời điểm quan trọng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông: Vào tối trước ngày phiên xét xử luận tội bỏ phiếu tha bổng, tiến trình đề cử ứng cử viên Dân chủ 2020 có kết quả đầu tiên chỉ vài tiếng trước bài diễn văn, và chỉ số tín nhiệm dành cho ông đang có chiều hướng gia tăng trong những tuần gần đây. 

Sau đây là những điểm nổi bật trong bài Thông điệp Liên bang năm nay. 

1. Ác cảm luận tội tràn đầy  

Như Cộng hoà mong muốn, ông Trump không một lần nhắc đến “luận tội” trong bài diễn văn, nhưng không có nghĩa hoàn toàn không có bóng dáng luận tội lởn vởn. 

Trên thực tế, bài diễn văn được bắt đầu bằng việc Trump không bắt tay Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Dân chủ – California) khi bà đưa tay ra. Trump chỉ đơn giản đưa cho bà bản sao bài diễn văn, rồi quay lại bục. Hiện chưa rõ Tổng thống vô tình hay có chủ ý, nhưng dù thì dù cũng hơi kỳ cục. 

Mọi thứ trở nên rõ ràng từ đó: Những cảm xúc thật được bày tỏ trong suốt bài diễn văn, như lúc Dân chủ bất bình khi Tổng thống đưa ra những tuyên bố phóng đại hay những gì mà họ cảm thấy bất công. 

Thậm chí Dân chủ biểu tình khi Trump nhắc đến việc hạ giá thuốc kê toa. Các nhà lập pháp Dân chủ đứng dậy hô lớn “HR-3” với 3 ngón tay đưa lên. Chủ tịch Đa số Thượng viện Mitch McConnell (Cộng hoà – Kentucky) từ chối đưa dự luật hạ giá thuốc kê toa HR-3 của Hạ viện ra xem xét. Đây là cảnh tượng hiếm thấy trong những bài diễn văn Thông điệp Liên bang, và thật khó có thể ngoảnh mặt làm ngơ những gì xảy ra trong 4 tháng qua. 

Pelosi kết thúc cảnh tượng này bằng việc xé đôi bản sao bài diễn văn của Trump khi ông chuẩn bị rời bục. “Đây là bản tuyên ngôn hoàn toàn giả dối!” Chủ tịch Hạ viện giải thích lý do. 

2. Phóng đại tình hình kinh tế 

Không nghi ngờ gì, nền kinh tế Mỹ đang vững mạnh, và sẽ giúp Trump trong chiến dịch tái tranh cử. Nhưng trong bài diễn văn vào tối thứ Ba, Trump đưa ra nhiều tuyên bố sai và cường điệu. 

“Những năm kinh tế suy thoái đã qua rồi,” Trump bắt đầu, bảo rằng, ông “đã ra tay nhanh chóng để khôi phục nền kinh tế. “Chỉ trong 3 năm ngắn ngủi, chúng tôi đã đã đập vỡ tâm lý suy tàn của nhân dân Mỹ, và chúng ta đã bác bỏ sự thu hẹp vận mệnh nước Mỹ,” Tổng thống nói. “Chúng ta vươn lên với tốc độ không thể tưởng tượng được chỉ cách đây không lâu, và chúng ta sẽ không bao giờ quay trở lại.” 

Nghe như vậy người ta sẽ nghĩ ông Trump đã kìm hãm được đà lạc hậu từ người tiền nhiệm, chứ không phải tiếp tục đà phát triển và cải thiện đôi chút tốt hơn. 

Tăng trưởng  Tổng sản lượng Nội địa GDP vượt 3% trong vài quý, nhưng phần lớn khoảng 2%  dưới nhiệm kỳ của ông Trump, cũng bằng con số những năm cuối cùng dưới thời Obama. 2% trong 3 quý vừa qua, trên thực tế, quá xa 4, 5 hay 6% như Trump tung tin. 

“Kể từ khi tôi đắc cử, chúng tôi đã tạo ra 7 triệu công ăn việc làm mới, 5 triệu nhiều hơn các chuyên viên chính phủ dự báo trong chính phủ trước đây,” Trump nói thêm. “Trong 8 năm dưới thời chính phủ trước, hơn 300.000 người ở độ tuổi lao động bị đẩy ra khỏi lực lượng lao động. Chỉ 3 năm dưới chính quyền của tôi, 3,5 triệu người ở độ tuổi lao động tham gia vào lực lượng lao động.” 

Với việc Trump lặp đi lặp lại so sánh hồ sơ của ông ta trong 3 năm với hồ sơ 8 năm của Obama, điều này phần lớn là vì suy thoái kinh tế mà Obama thừa hưởng. Mức tăng trưởng việc làm trong những năm cuối cùng dưới thời Obama cũng ở mức dưới thời ông Trump. 

Trump có câu chuyện hay để nói về kinh tế, và công ăn việc làm, nhưng ông nhấn mạnh so sánh khập khiễng, và giả bộ như mình thừa hưởng một nền kinh tế thất bại, mà trên thực tế hoàn toàn ngược lại. 

3. Tranh cử 2020 … chống lại Obama? 

Trump bước vào Hạ viện với những tràng pháo tay chào đón rầm rộ bởi Cộng hoà, những người vừa mới đấu tranh chống lại việc truất phế ông, và họ hô to “4 năm nữa, 4 năm nữa!” 

Và bài diễn văn, có lẽ không ngạc nhiên trước bối cảnh và người đọc, nhanh chóng mang lại cảm giác về một cuộc vận động tranh cử. Nhưng với những trích dẫn ở trên, người nghe có thể nghĩ ông ta đang tranh cử chống lại Obama, chứ không phải Bernie Sanders, Joe Biden hay Elizabeth Warren. 

“Nếu chúng tôi không đảo ngược những chính sách kinh tế thất bại của chính phủ trước, thì thế giới bây giờ sẽ không được chứng kiến sự thành công kinh tế to lớn như vậy,” Trump tuyên bố. 

“Đó là lý do tại sao chính phủ của tôi đảo ngược những chính sách thất bại của chính phủ trước về Cuba,” Tổng thống bổ sung thêm điểm khác. “Dưới thời chính phủ trước, hơn 10 triệu người tham gia vào chương trình tem phiếu thực phẩm. Dưới chính phủ tôi, 7 triệu người thoát khỏi tem phiếu thực phẩm, và 10 triệu người ra khỏi trợ cấp xã hội.” 

Tuyên bố này không chính xác, có khoảng 4,2 triệu người ngưng nhận tem phiếu  thực phẩm từ tháng 2 năm 2017, theo dữ liệu mới nhất, không phải 7 triệu. 

Gạt điều này sang một bên, đây là cách ông Trump xây dựng tiến bộ như thế nào. Và một số tuyên bố dường như hướng đến chiến dịch lâu dài của Trump là dùng Obama làm tương phản hơn là đơn giản đưa ra so sánh thuận lợi cho ông ta, hay biến ứng cử viên Dân chủ 2020 là tương phản của ông. 

4. Khoảnh khắc Rush Limbaugh

Trump chọn đưa vào khoảnh khắc khác thường trong bài diễn văn, và rõ ràng với mục đích khêu ra phản ứng. 

Trong bài Thông điệp Liên bang gần 1 tiếng đồng hồ, Trump công nhận xướng ngôn viên truyền thanh bảo thủ Rush Limbaugh, người ngồi cạnh Đệ nhất Phu nhân Melania Trump. Tổng thống thông báo trao tặng Limbaugh Huy chương Tự do của Tổng thống ngay tại chỗ. Đệ nhất Phu nhân liền đeo huy chương vào cổ Limbaugh trước sự ngạc nhiên của ông ta. 

Limbaugh trong tuần này thông báo được chuẩn đoán ung thư phổi. Các đối thủ của ông ta chuyển sang cân bằng sự chán ghét của họ với quan điểm chính trị của ông bằng sự nhân bản của Limbaugh. Trump dường như mời đối thoại xa hơn bằng việc trao tặng phần thưởng phi chính thống về vinh danh dân sự cao quý nhất. 

Hương Giang (Theo Washington Post) 

*


-----------------------------------------------------------------------------------
.
Zing.vn
16:20 05/02/2020

Ông Trump từ chối bắt tay Chủ tịch Hạ viện Pelosi. Bà Pelosi giới thiệu cụt lủn và xé nát Thông điệp Liên bang của ông. Đối đầu Trump - Pelosi chưa bao giờ căng thẳng đến thế.

VIDEO :
Trước khi bắt đầu đọc Thông điệp Liên bang vào đêm 4/2, Tổng thống Trump đã từ chối bắt tay Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Bà Pelosi đưa tay ra nhưng ông Trump quay đi.

Và bà Pelosi đã xé bản Thông điệp Liên bang. Hành động này diễn ra ngay sau khi ông Trump vừa đọc xong nó và quay lưng rời đi.

Đối với Tổng thống Trump và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, buổi đọc Thông điệp Liên bang tối 4/2 diễn ra trong sự thù địch kịch tính.

Cuộc đối đầu này, theo New York Times, bắt đầu ngay khi ông Trump bước vào khán phòng Hạ viện và tiếp tục cho đến khi ông phát biểu xong. Bà Pelosi đứng dậy, biểu hiện sự ghê tởm trên mặt, và xé bản sao bài phát biểu của ông - trước các máy quay truyền hình, trong khi ông Trump quay lưng lại.

Sự tương tác giữa ông Trump và bà Pelosi, người đứng sau nỗ lực luận tội ông Trump, là một trong những khoảnh khắc được mong đợi nhất khi tổng thống xuất hiện tại Quốc hội vào đêm trước khi Thượng viện dự kiến bỏ phiếu trong phiên tòa luận tội ông.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi xé bản Thông điệp Liên bang của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Getty Images

Cuộc gặp sau 4 tháng và lời giới thiệu cụt lủn

Hai người đã không gặp nhau kể từ tháng 10/2019, khi bà Pelosi đột ngột rời khỏi cuộc họp tại Nhà Trắng sau khi giảng giải cho ông Trump, người đang cau có khi đó.

Tối 4/2, thái độ chua chát được thể hiện ngay từ đầu. Ông Trump bước lên bục Hạ viện và đọc bài phát biểu của mình, bà Pelosi đứng dậy và đưa tay ra để bắt. Ông Trump quay lưng lại và chủ tịch Hạ viện nhanh chóng rút tay lại, dường như khẽ nhún vai và nhướng mày như muốn nói "Tôi đã cố rồi đấy nhé".

Sau đó, bà Pelosi đáp trả ông Trump bằng cách bỏ qua những lời giới thiệu trịnh trọng thường có trong phần giới thiệu tổng thống. Thông thường, bà sẽ nói: "Tôi rất hân hạnh và vinh dự được giới thiệu ngài Tổng thống Mỹ".

Thay vào đó, bà chỉ nói: "Thưa các nghị sĩ Quốc hội, ngài Tổng thống Mỹ".

Kịch tính được đẩy lên ở phần cuối, khi bà Pelosi cầm bản Thông điệp Liên bang, xé nát rồi ném xuống bàn. Công chúng tròn mắt trong khi các đảng viên Cộng hòa tỏ ra giận dữ. Cử chỉ này đặc biệt rất không giống tính cách của bà, vốn là người luôn chú ý tới các nghi lễ trang trọng.

Các đảng viên Cộng hòa ngay lập tức chỉ trích hành động này là không thể chấp nhận được.

"Chủ tịch Hạ viện Pelosi đã nổi cơn thịnh nộ, tự làm xấu mặt mình và sỉ nhục Hạ viện", Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Liz Cheney của bang Wyoming, nhân vật số 3 của phe Cộng hòa, viết trên Twitter. "Bà ấy là nỗi hổ thẹn và không phù hợp với cương vị này".

Brad Parscale, người quản lý chiến dịch của ông Trump, không bỏ qua cơ hội này để chỉ trích đảng đối thủ. "Bà Nancy và các đảng viên Dân chủ không thể chịu được những gì họ được nghe vì đó toàn là tin tốt cho người Mỹ!", ông viết trên Twitter. "Xé bài phát biểu ư, bà Nancy! Bà chắc còn định xé luôn kết quả bầu cử tháng 11!".

Ai cư xử tệ hơn

Có sự chia rẽ sâu sắc về đánh giá ai cư xử tồi tệ với ai. Đảng Dân chủ tập trung vào việc ông Trump từ chối bắt tay bà Pelosi, hành động mà bà Pelosi nhấn mạnh trên Twitter cùng bức ảnh tổng thống quay lưng lại.

"Các đảng viên Dân chủ sẽ không bao giờ ngừng mở rộng vòng tay tình bạn để hoàn thành công việc #Vì Nhân dân", bà viết, sử dụng khẩu hiệu từ chiến dịch của đảng. "Chúng tôi sẽ làm việc để tìm ra điểm chung nhưng sẽ giữ vững lập trường trong những bất đồng".

Trong bài phát biểu mà ông Trump đọc, bà Pelosi ở phía sau ông, đưa mắt theo từng dòng chữ. Khuôn mặt lạnh, môi mím chặt và đưa mắt nhìn xuống, bà Pelosi chủ yếu ngồi yên khi lần lượt từng đảng viên Cộng hòa đứng dậy để thể hiện sự tán dương ông Trump.
Nhưng khi ông Trump đề cập đến First Step Act, đạo luật lưỡng đảng ủng hộ các cải cách tư pháp hình sự, bà Pelosi đã vỗ tay và đứng dậy.

Tổng thống Donald Trump phát biểu trước Quốc hội tối 4/2. Ảnh: Getty.

Mối quan hệ giữa bà Pelosi và ông Trump từ lâu được theo dõi sát sao ở Washington. Nó bắt đầu xuống dốc từ trước khi bà Pelosi trở thành chủ tịch Hạ viện. Ông Trump đã cố hạ gục bà trong cuộc họp Phòng Bầu dục ngay sau khi đảng Dân chủ chiếm đa số vào năm 2018. Bà Pelosi thì không bao giờ chịu điều đó.

"Ngài tổng thống, đừng coi thường sức mạnh tôi mang đến cuộc họp này với tư cách nhà lãnh đạo Hạ viện của đảng Dân chủ, những người vừa thắng lớn", bà đáp trả. Khi cuộc họp kết thúc, hình ảnh của bà Pelosi rời khỏi Nhà trắng trong chiếc áo khoác màu đỏ kiêu hãnh nhanh chóng gây sốt.

Từ đó, các tương tác của họ dường như được định hình bởi một loạt cử chỉ đối đầu công khai. Bà Pelosi đã hoãn Thông điệp Liên bang năm ngoái vì chính phủ đóng cửa, chọc giận ông Trump và khiến ông phải hủy chuyến bay mà bà đã lên lịch công du nước ngoài.

Khi bài phát biểu của ông được lên lịch lại, bà Pelosi bị bắt gặp cười nhếch mép và vỗ tay hướng vào tổng thống. Khi họ gặp nhau vào tháng 10/2019, một nhiếp ảnh gia Nhà Trắng đã chụp ảnh chủ tịch Hạ viện đứng lên và xua ngón tay trước tổng thống đang ngồi trong khi giảng giải cho ông.

Nhưng không lần nào lại căng thẳng như cảnh tượng tại Hạ viện tối 4/2, trước thềm cuộc tha bổng theo dự kiến cho tổng thống tại Thượng viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo về tội lạm quyền và cản trở Quốc hội liên quan đến chiến dịch của ông nhằm gây áp lực buộc Ukraine điều tra đối thủ chính trị.

Bà Pelosi nói rằng bất kể kết quả của Thượng viện ra sao, ông Trump sẽ bị "luận tội mãi mãi". Bà cũng nhấn mạnh rằng bà sẽ đối xử với tổng thống trong Thông điệp Liên bang "với sự tôn trọng mà ông xứng đáng nhận được" mặc dù bà nói thêm rằng bà không nhất thiết mong đợi điều tương tự từ ông.

"Chúng tôi sẽ coi ông ấy như một vị khách tới Hạ viện - và chúng tôi hy vọng ông ấy sẽ cư xử xứng như vị khách trong Hạ viện. Nhưng chúng tôi không bao giờ có kỳ vọng (ông ta làm được vậy)", bà nói.

Sau khi tỏ thái độ khinh bỉ hôm 4/2, bà Pelosi nói với phóng viên rằng bà đã xé bài phát biểu vì "nó chứa những tuyên bố sai sự thật".

Trước đó, bà nói rằng "làm vậy là lịch sự rồi, nếu so với những cách khác". Bà không nói chi tiết bà đã cân nhắc những gì khác nữa.

*
VIDEO :
Ngay khi Tổng thống Trump kết thúc đọc Thông điệp Liên bang đêm 4/2, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã thẳng tay xé đôi bản sao Thông điệp Liên bang ngay sau lưng.

*
 BÀI LIÊN QUAN

Nhà Trắng lên án Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vì hành động xé Thông điệp Liên bang khi ông Trump vừa đọc xong vào tối 4/2.
,
Giới quan sát nhận định Thông điệp Liên bang của Tổng thống Donald Trump giống với một sự kiện vận động cử tri hơn bài phát biểu dành cho người dân cả nước và toàn chính quyền.

--------------------------------------------
.
VnExpress  (Theo CNN)
Thứ tư, 5/2/2020, 11:25 (GMT+7)

Chủ tịch Hạ viện Pelosi tỏ thái độ phản đối khi xé bản in Thông điệp Liên bang sau khi Trump kết thúc bài phát biểu.
Tình trạng đối đầu giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi được thể hiện rõ khi ông chủ Nhà Trắng đọc bản Thông điệp Liên bang hôm nay. Trump từ chối bắt tay Pelosi khi bước lên bục phát biểu, hai bên tiếp tục cho thấy thái độ lạnh nhạt tới khi ông chủ Nhà Trắng kết thúc Thông điệp Liên bang.

VIDEO : Pelosi xé bản sao Thông điệp Liên bang. Video: ABC News.

Trong lúc Trump đang cảm ơn những người có mặt tại hội trường, Pelosi đứng lên với khuôn mặt dường như thể hiện sự chán ghét và xé toàn bộ bản in Thông điệp Liên bang của Trump trước các máy quay. Bà sau đó còn giơ cao những tờ giấy bị xé và thể hiện thái độ tự hào với hành động của mình.

Trong bài phát biểu của mình, Trump đã đề cao những thành tựu đạt được trong năm qua, chủ yếu tập trung vào thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, Mexico và Canada. Ông cũng đề cập tới nỗ lực kết thúc các cuộc chiến tại Trung Đông nhằm đưa binh sĩ Mỹ về nước, cải cách hệ thống tư pháp và y tế của nước này.

Tuy nhiên, Thông điệp Liên bang của Trump cũng liên tục chỉ trích phe Dân chủ, khiến các nghị sĩ đảng này bày tỏ thái độ phản đối. Nhiều người trong số đó còn rời khỏi phòng trong lúc ông chủ Nhà Trắng đang phát biểu.

Trump và Pelosi từng nhiều lần tỏ thái độ đối đầu, tình hình càng trở nên căng thẳng kể từ khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ dẫn đầu chiến dịch xem xét bãi nhiệm ông chủ Nhà Trắng.
Vũ Anh (Theo CNN)




No comments:

Post a Comment

View My Stats