BBC Tiếng Việt
08/07/2019
Một
số người ký tên vào danh sách phản đối này đã thông báo tuyệt thực để ủng hộ
các tù nhân lương tâm được cho là đang bị 'đối xử tàn bạo' vì trại giam tháo hết
quạt điện trong cái nóng mùa hè lên đến 42 độ C.
Người thân của một số tù nhân chính trị tại Việt Nam
phản đối chính sách mà họ cho là 'ngược đãi' của nhà tù. FACEBOOK
Tiếp xúc với BBC hôm 5/6, nhà báo Sương Quỳnh cho
hay sở dĩ có sự phản đối là vì các quạt điện trong trại giam số 5 Thanh Hóa và
trại giam số 6 Nghệ An đột nhiên bị gỡ đi vào đúng thời điểm giữa hè đổ lửa,
nhiệt độ có lúc lên trên 42 độ C.
Phong trào phản đối này đã lan rộng qua các phương
tiện truyền thông xã hội trong vòng hai tuần qua, đặc biệt trên trang Facebook
có tên Tuyệt thực vì Tù nhân Lương tâm.
Nhóm khởi xướng cũng đã gửi kiến nghị khẩn cấp đến
báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn hôm 3/7, phản ánh việc
quản giáo tại một số trại giam đã tháo hết quạt điện trong trại khiến tù nhân
phải sống trong nắng nóng hơn 40 độ C.
Tính đến ngày 8/7 đã có hơn 1.000 cá nhân và nhiều tổ
chức trong và ngoài nước đã ký tên vào một tuyên bố công khai trên mạng xã hội
phản đối các nhà tù ngược đãi tù nhân chính trị, theo nhà báo tự do Sương Quỳnh.
Ngoài việc tháo quạt điện giữa mùa hè nóng bức,
tuyên bố nói trên còn ghi rõ việc tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa bị đánh đập
và biệt giam ở trại giam An Điềm, Quảng Nam, cũng như vụ biệt giam và các tù
nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng, Phan Kim Khánh, Lê Đình Lượng, Nguyễn Thanh
Tùng, chỉ vì họ gặp nhau lúc lao động để thảo luận khiếu nại đòi quyền lợi
chính đáng của tù nhân ở trại giam Hà Nam. Trong khi con số người ký tên tiếp tục
được cập nhật hàng ngày, một số nhà bất đồng chính kiến đã tuyên bố tuyệt thực
để ủng hộ các tù nhân lương tâm được cho là 'đang sống’ trong điều kiện vô cùng
khắc nghiệt tại các trại giam khắp Việt Nam.
Danh sách những người ký tên có một số cựu tù nhân
chính trị như luật sư Nguyễn Văn Đài, hiện đang sống tại Đức, blogger Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải, đang sống tại Nam California, nhà hoạt động Đặng Xuân Diệu, hiện
đang sống tại Pháp và một số trí thức tên tuổi trong nước như nhà nghiên cứu
Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, v.v...
'Chính sách ngược đãi trong tù'
Đơn kiến nghị bằng tiếng Anh gửi LHQ về tình hình tù
nhân lương tâm bị ngược đã trong thời tiết nắng nóng. FACEBOOK
Nhà báo Sương Quỳnh cho hay, những hành động của
nhóm khởi xướng bắt đầu từ ngày 20/6, khi bà Nguyễn Thị Kim Thanh vào thăm chồng
là tù nhân chính trị Nguyễn Minh Đức trong trại giam thì được ông Đức cho hay rằng
ông đã tuyệt thực 10 ngày để phản đối trại giam tháo hết quạt điện trong thời
tiết mùa hè nóng bức khắc nghiệt lên trên 42 độ C.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh cho biết trên Facebook cá
nhân rằng hiện ông Trương Minh Đức "rất yếu, đi không vững, chỉ chực chúi
xuống đất, nói không ra hơi và mắt không mở nổi".
Bà Thanh sau đó đã làm đơn khiếu nại gửi tới nhiều
cơ quan liên quan, yêu cầu xem xét tình trạng đơn khiếu nại của một số tù nhân
chính trị và tôn giáo trong đó có chồng bà nhưng cho tới nay không được phản hồi
giải quyết.
Tiếp đó, vợ tù nhân chính trị Nguyễn Văn Túc là bà
Bùi Thị Rề khi vào thăm ông Túc cũng được cho hay ông Túc cùng một số tù nhân
khác đã tuyệt thực tới ngày thứ 16 để phản đối trại giam số 6 không cấp quạt.
Ông Túc được mô tả là 'trông rất yếu'.
Thời tiết miền Bắc và Trung Việt Nam khi đó đang độ
giữa hè, có hôm lên tới 42 độ C.
Tới ngày 1/7, con gái ông Trương Minh Đức vào thăm
thì ông Đức vẫn đang tuyệt thực, và được mô tả là 'yếu đi nhiều'.
Sau đó, có thêm thông tin các tù nhân khác tuyệt thực
là ông Vũ Quang Thuận và Nguyễn Trung Trực.
Các tù nhân tuyệt thực gồm có ông Trương Minh Đức,
thầy giáo Đào Quang Thực, Nguyễn Văn Túc và tù nhân Trần Phi Dũng.
Đặc biệt em trai ông Vũ Quang Thuận cho hay ông Thuận
muốn làm di chúc trước khi tuyệt thực để phản đối nhà tù tàn bạo.
BBC không thể kiểm chứng các thông tin này từ giới
chức phụ trách hai nhà tù nói trên tại Việt Nam, vì điện thoại của chúng tôi
không được trả lời.
Giải pháp tuyệt thực
Trong số những người ký tên, một số người đã tuyên bố
và kêu gọi tuyệt thực để đồng hành với các tù nhân lương tâm.
Đây không phải lần đầu những người bất đồng chính kiến
và các tù nhân chính trị tại Việt Nam chọn giải pháp tuyệt thực để phản đối một
chính sách, hay cách đối xử mà họ cho là 'thô bạo, hà khắc'.
Mới hồi tháng 5/2019, 13 nhà hoạt động đã tuyên bố
tuyệt thực để yêu cầu giới chức công bố thông tin về tù nhân chính trị Nguyễn
Văn Hóa.
Trước đó, người nhà ông Hóa phản ánh thông tin ông bị
đánh đập và biệt giam. Người nhà tới thăm thì không được gặp và cũng không biết
ông bị đưa đi đâu.
Ông Nguyễn Văn Hóa từng bị tuyên 7 năm tù với tội
danh 'Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Ông
Hóa từng hoạt động tích cực trên các trang mạng xã hội, đăng tải các thông tin,
bài viết về các vấn đề thời sự, chính trị của Việt Nam.
Năm 2018, ông Trần Huỳnh Duy Thức từng tuyệt thực 34
ngày để phản đối chính sách bất công của trại giam.
Các tù nhân chính trị nữ như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh, Nguyễn Thị Nga, Cấn Thị Thêu,... đều từng tuyệt thực khi đang ở trong
tù.
Nhà báo Sương Quỳnh, một trong những người tham gia
ký tên và kêu gọi cộng đồng cùng ký tên, cho BBC biết rằng nhóm 'không chủ
trương tuyệt thực'.
"Tuy nhiên một số người vẫn quyết định tuyệt thực để ủng hộ các tù
nhân lương tâm đang bị ngược đãi," bà Sương Quỳnh cho
hay.
"Việc ký tên trên mạng cùng với hành động tuyệt thực của một số nhà
đấu tranh trước đó đã ít nhiều đạt được kết quả. Ví dụ vụ khi Nguyễn Văn Hoá bị
'mất tích', các tù nhân khác trong đó có Hoàng Bình, Nguyễn Bắc
Truyển cùng tuyệt thực để phản đối. Việc này đã gây chú ý từ các hãng truyền
thông nước ngoài như BBC, VOA, RFA, RFI.
Sau khi vụ việc được đưa tin trên báo chí quốc tế
thì Hóa được trại giam cho phép gọi điện về cho gia đình. Như vậy là có kết quả."
"Nhưng việc ngược đãi tù nhân lương tâm lần này, dù các tù nhân khác
tuyệt thực phản đối và cộng đồng liên tục kêu gọi, đưa thông tin trên mạng, đến
nay chúng tôi vẫn chưa nhận được tin tức gì từ chính quyền về tình hình của các
tù nhân, hay việc điều kiện trong tù đã cải thiện chưa, việc ngược đãi đã được
chấm dứt hay chưa."
"Nhưng chúng tôi ngừng lại thì vụ việc sẽ chìm xuống. Chúng tôi sẽ
tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ tới các tổ chức nhân quyền, đặc biệt ngay sau thời
điểm Việt Nam vừa ký kết thương mại Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU để gây
áp lực lên chính quyền và tìm sự ủng hộ của quốc tế."
"Châu Âu vẫn ký hiệp định này cho Việt Nam trong khi chính quyền Việt
Nam tiếp tục bắt bớ và bỏ tù người bất đồng chính kiến. Và sau khi bỏ tù họ thì
ngược đãi họ trong nhà giam.
"Do đó, chỉ chính chúng ta, những người dân Việt Nam mới có thể đòi
quyền con người, đòi công lý cho mình. Nếu chính quyền vẫn tiếp tục im lặng thì
chúng tôi sẽ cùng gia đình các tù nhân đến tận trại giam để phản đối," bà Sương Quỳnh nhấn mạnh.
No comments:
Post a Comment