Song Phan dịch
08/07/2019
Có phải tới phiên Việt Nam trong tầm ngắm của
Donald Trump? Trong một cuộc phỏng vấn rầm rộ vào ngày 26.06 của Fox News,
Trump đã bất ngờ tấn công mạnh Việt Nam, một đối tác đang lên của Mỹ ở Đông
Nam Á và là chủ nhà của cuộc họp thượng đỉnh của Trump với nhà lãnh đạo
Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng Hai. “Việt Nam hầu như là kẻ lạm dụng tồi tệ
nhất trong tất cả các nước”, Trump tuyên bố khi trả lời câu hỏi về việc áp thuế
đối với nước này. Ông ấy nói thêm rằng, “rất nhiều công ty đang chuyển (việc
sản xuất) đến Việt Nam, nhưng Việt Nam còn lợi dụng chúng ta thậm chí còn tệ
hơn cả Trung Quốc”.
Tổng thống Hoa Kỳ
Donald Trump tại lễ ký kết các thỏa thuận thương mại với TBT-CTN Việt Nam Nguyễn
Phú Trọng tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 27/2/2019. Nguồn: Evan
Vucci/ AP.
Một giờ phút mà các quan chức Việt Nam đang khiếp sợ
kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức mới vừa xảy ra. Vài giờ sau khi nhậm
chức hồi tháng 1 năm 2017, Trump đã đưa Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP), trung tâm của chính sách thương mại của Tổng thống
Barack Obama. Hiệp Định TPP nhằm thống nhất Mỹ, Việt Nam và mười quốc gia Thái
Bình Dương khác trong thỏa thuận thương mại tự do táo bạo nhất thế giới, gồm
các tiêu chuẩn cao về điều kiện làm việc, quản lý môi trường và bảo vệ sở hữu
trí tuệ.
Đàm phán của TPP là một bước tiến mới cho Việt Nam.
Hà Nội đã nắm bắt cơ hội để tiến đến trình độ ưu tú trong hệ thống thương mại
thế giới, dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ và các đồng minh ở châu Á. Việc Trump
bác bỏ thỏa thuận TPP chỉ là hành động đầu tiên của Nhà Trắng vốn coi chính
sách đối ngoại, hơn hết chính sách thương mại, chỉ là vấn đề “Cái gì
trong đó là cho chúng ta?”
Đặc biệt Trump đã tập trung vào các nước có sự mất
cân bằng thương mại lớn với Hoa Kỳ. Với thặng dư thương mại lớn và ngày càng
tăng của Việt Nam – $42 tỷ trong xuất khẩu sang Mỹ và $10 tỷ nhập khẩu trong
năm 2016 – đồng hồ đã tíc tắc tính giờ.
Vào tháng 5 năm 2017, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
đến thăm Washington và cam kết rằng, Việt Nam sẽ mua nhiều hàng hoá của Mỹ để
xoa dịu Trump. Trong những tháng tiếp theo, lãnh đạo nhà nước đã nhắc nhở Hoa Kỳ
trong mọi cơ hội về giá trị của Việt Nam là quân cờ đối với Trung Quốc, đến
khi họ giữ miệng khi Trump và bên ông ấy cho rằng Việt Nam là tấm gương sáng
cho Triều Tiên nhắm vào, trong trường hợp Bình Nhưỡng từ bỏ giấc mơ hạt nhân.
Việc các quan chức Việt Nam không thể làm là ngăn chặn
sự mất cân bằng thương mại song phương tăng lên nữa. Có lẽ một điều họ có thể
làm nhưng chưa thực hiện là ngăn không để các công ty Trung Quốc thay nhãn
hàng hóa trị giá hàng tỷ đô la có nguồn gốc Trung Quốc thành hàng “made
in Vietnam”.
Hiện tượng thay nhãn, điều mà các quan chức thương
mại Hoa Kỳ gọi là trung gian chuyển hàng (transshipment), không phải chuyện mới.
Gần như ngay khi hàng xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt so với hạn ngạch ở châu
Âu và Mỹ cách đây khoảng chục năm, các công ty Trung Quốc đã tìm kiếm, hoặc
thành lập, các công ty Việt Nam hoàn thành khâu cuối trên các sản phẩm may mặc
và giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc, rồi sau đó gửi đến các cửa hàng Walmart
và Euromarché.
Năm 2015, khi chính quyền Obama áp đặt thuế chống
bán phá giá đối với các nhà sản xuất thép cán nguội của Trung Quốc, Việt Nam
cho phép các nhà sản xuất Trung Quốc này chuyển đổi chút ít các sản phẩm của
họ tại các nhà máy Việt Nam trước khi tái xuất sang Mỹ. Washington không phản ứng
ngay, nhưng vào tháng 5 năm 2018, chính quyền Trump đã đóng ập cửa, áp thuế
chống phá giá và trợ giá nặng nề đối với các sản phẩm được cho là của Việt
Nam này. Hà Nội hầu như chẳng bận tâm để phản đối.
Nhưng, vào tháng 7 năm 2018, quyết định của chính
quyền Trump áp thuế 25% đối với khoảng $200 tỷ hàng hóa Trung Quốc, đã tạo ra một
làn sóng lừa nhãn hiệu mới. Trong vài tuần, hàng hóa Trung Quốc đã được đổi
tuyến, chuyển tới các nước láng giềng với cơ sở hạ tầng cảng phát triển tốt,
có nhân viên hải quan dễ bảo và đã có một mảng lớn đa dạng loại hàng
xuất khẩu sang Hoa Kỳ – có nghĩa là Việt Nam hơn hết thảy. Đôi khi chẳng có
gì khác ngoài việc thay nhãn, hàng hóa sau đó được chuyển đến các cảng Hoa
Kỳ.
Ví dụ như với tấm pin mặt trời. Kể từ năm 2012,
Washington đã cố gắng hết sức để giữ một vài nhà sản xuất tấm pin mặt trời
trong nước hoạt động bằng cách đánh thuế chống bán phá giá lên các đối thủ cạnh
tranh được cho là sao chép công nghệ và được trợ giá của Trung Quốc. Với đợt
thuế quan đầu tiên của Trump giữa năm 2018, thêm vào các thứ thuế nặng nề
chặn phá giá và trợ giá, pin và tấm pin mặt trời Trung Quốc không thể
trụ nổi trên thị trường Mỹ. Trong khi đó, theo dữ liệu của Phòng Thương mại
Trung Quốc, quý đầu năm 2019, xuất khẩu tấm pin mặt trời từ Trung Quốc sang Việt
Nam đã tăng vọt từ gần như mức zê-rô năm trước, lên $739 triệu.
Theo báo South China Morning Post (có trụ sở tại Hồng
Kông), rõ ràng “rằng các công ty Trung Quốc đang sử dụng Việt Nam như một
thủ đoạn để tránh thuế quan: bán các bộ phận rời cho các công ty ở Việt
Nam để hoàn thiện và lắp ráp, thay đổi đáng kể hàng hóa để chúng đáp ứng
tiêu chuẩn nước xuất xứ, sau đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ là người
tiêu dùng đầu cuối”.
Năm 2018, theo dữ liệu của hải quan Mỹ, Mỹ đã nhập
khẩu $49,2 tỷ hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong khi xuất khẩu sang Việt
Nam trị giá chỉ $9,7 tỷ. Dữ liệu những tháng đầu năm 2019 cho thấy, xuất khẩu của
Việt Nam tăng mạnh hơn nữa trong tất cả các danh mục được thuế quan của Mỹ áp dụng.
Đó là một cú hích lớn trong thương mại song phương, nhưng không phải là một biến
dạng thực sự lớn trong một thế giới thương mại đa phương. Hoa Kỳ thường bán ít
hơn cho các nước đang phát triển, so với nhập khẩu từ họ.Và trớ trêu là Việt
Nam đã có tất cả những điều cần thiết để có thể làm rất tốt trong thương mại
toàn cầu mà không cần tới việc chuyển đổi nhãn trên hàng Trung Quốc, mà qua
đó tự đưa mình vào thế cho Mỹ và có lẽ các đối tác thương mại khác, trừng
phạt.
Việt Nam có một lực lượng lao động tương đối trẻ và
lương thấp. Hà Nội không áp đặt nhiều ràng buộc cho các nhà đầu tư nước
ngoài. Với mỗi quốc gia đã có đàm phán TPP, trừ Mỹ ra, Việt Nam đã là một thỏa
thuận thương mại toàn diện không khác TPP nhiều; và kể từ ngày 30 tháng 6, cũng
có thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Việt Nam hiện là nước
được ưa chuộng của rất nhiều công ty đa quốc gia công nghệ cao đang tìm kiếm
những nơi khác ngoài Trung Quốc để làm ra sản phẩm của họ.
Chính Việt Nam cũng nhận thức rõ rằng, những vấn đề
phát sinh, vì không kiểm soát chặt chẽ, trong việc làm trung gian chuyển hàng.
Báo chí nhà nước cho biết, Hải quan Việt Nam đang thu thập giấy chứng nhận xuất
xứ đáng ngờ. Nếu báo chí có thể nói nhiều hơn, rất có khả năng họ suy đoán
rằng Hà Nội đã cho các công ty Trung Quốc né tránh thuế quan của Mỹ như một sự
nhượng bộ cho nước láng giềng hùng mạnh.
Thay đổi nhãn trong khi trung gian chuyển hàng là
cách làm mờ ám mà Hà Nội cần phải dừng lại để có được một vị trí an toàn
trong cộng đồng thương mại thế giới. Việt Nam chỉ thu lấy sự mất cảm
tình và gần như không có lợi gì khi hàng Trung Quốc (hoặc nước nào
khác) đi qua các nhà máy và cảng của họ chỉ để có một nhãn mới. Mặc dù
chính quyền Trump có thể có tầm nhìn trong đường hầm về hầu hết các vấn đề
thương mại, nhưng đối với việc trung gian chuyển hàng thì họ đúng. Chừng
nào Việt Nam còn dung dưỡng các mánh khoé của Trung Quốc để trốn tránh các
hạn chế thương mại của Hoa Kỳ, thì lãnh đạo nhà nước không thể hy vọng sẽ nhận
được sự công nhận của Hoa Kỳ, rằng Việt Nam đã trở thành “một nền kinh tế
thị trường,” vị thế đem lại sự bảo vệ chính yếu chống lại thuế ngăn bán
phá giá / trợ giá của Mỹ.
Những rối loạn của Trump với Việt Nam trong thương mại
vẫn là một màn trình diễn tầm thường so với cuộc đối đầu của Mỹ với Trung Quốc.
Lợi ích của người dân Việt Nam là đóng các thủ đoạn trung gian. May mắn thay,
có một giải pháp đơn giản cũng có thể củng cố nền kinh tế của Việt Nam: đó là
chính quyền Hà Nội có thể áp thuế xuất khẩu nặng đối với bất kỳ hàng hóa nào
không đạt ít nhất 5% giá trị tại Việt Nam. Hoặc có thể, họ chỉ đơn giản là cấm
xuất khẩu hàng hóa đó.
Mọi quốc gia châu Á đã công nghiệp hóa nhanh từng
được Mỹ và các đối tác khác của phương Tây nuông chiều lúc đầu. Rồi sau đó,
khi sức mạnh thị trường của họ trở nên lớn, đều bị thúc giục tuân theo các
quy tắc thương mại quốc tế.
Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore đều vượt qua
rào cản này nhiều năm qua. Các nước này đã phải chịu khó để tìm cách điều
chỉnh cấu trúc kinh tế của họ cho hợp với nhu cầu mới. Việt Nam vẫn đang trong
giai đoạn thử thách, và phải tìm cách tự gò mình vào kỷ luật để dành ưu
tiên cho những lợi ích lớn hơn.
_____
David Brown là một nhà báo tự do về Việt
Nam đương đại, bao gồm đời sống chính trị và kinh tế, quan hệ quốc tế, văn hóa
truyền thông và các thách thức môi trường. Bài
viết vcủa ông thường xuất hiện dưới dạng bản dịch trên Tiếng Dân.
Nguồn
:
David Brown Tuesday, July 2, 2019
No comments:
Post a Comment