Người Việt Online
July 16, 2019
SÀI
GÒN, Việt Nam (NV) – Một quyển sách được viết với mục đích hướng dẫn
đấu tranh dân chủ “phi bạo lực” bằng tiếng Việt do nhà tranh đấu Phạm Đoan
Trang viết, vừa được phát hành và tặng miễn phí 1,000 cuốn.
Sách cẩm nang “Phản
Kháng Phi Bạo Lực” được tặng miễn phí cho mọi người. (Hình: Facebook nhà xuất bản
Tự Do)
Nhà xuất bản Tự Do (www.facebook.com/LiberalPublisher)
vừa loan báo hôm Thứ Hai, 15 Tháng Bảy, 2019, phát hành và tặng miễn phí 1,000
quyển “Phản Kháng Phi Bạo Lực” do nhà báo, blogger, Facebooker nổi tiếng Phạm
Đoan Trang biên soạn.
Sách phát hành và lời loan báo được đưa ra chỉ ba
ngày sau khi một nhóm vợ và thân hữu của các tù nhân chính trị đang tuyệt thực
tại một số nhà tù CSVN đấu tranh chống chế độ tù đày độc ác, đã bị công an mặc
thường phục đánh đập rất dã man ở Nghệ An.
“Phản kháng phi bạo lực không có nghĩa là để yên, để
mặc kệ và chịu trận cho đối phương ra đòn. Ngược lại, chúng ta cần phải có sự
tính toán cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động. Cần phải có những kế hoạch bài
bản và kín kẽ, cần phải lựa chọn các chiến thuật phù hợp cho từng hành động cụ
thể để đạt hiệu quả cao nhất và tổn thất thấp nhất. Cần phải có cả sự chuẩn bị
cho các hành động tự vệ một cách chính đáng mà vẫn giữ được tính chất phi bạo lực,”
theo lời viết giới thiệu của nhà xuất bản khi phát hành sách nói trên.
Muốn đạt hiệu quả và giữ tổn thất ở mức tối thiểu nhất,
cuốn sách kêu gọi, như kinh nghiệm các cuộc biểu tình ở Hồng Kông “giới trẻ Hồng
Kông đã phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện các phương thức ứng xử
đúng đắn, các kỹ thuật đấu tranh chuyên nghiệp. Hành động của họ có thể nói là
mang tính chuẩn mực của đấu tranh phi bạo lực.”
Cuốn sách gồm tám chương và một phụ lục, dày 107
trang, nhiều hình ảnh và in màu, hướng dẫn “những nguyên tắc cơ bản và thực dụng
của đấu tranh phi bạo lực (hay “bất bạo động,” theo cách dịch lâu nay ở Việt
Nam).”
Khi hiểu được các nguyên tắc đó “người thực hành
chúng sẽ biết kiềm chế hơn, biết hành động có chiến lược và bài bản hơn để
tránh rơi vào hỗn loạn và bế tắc, cũng như tránh được những cái bẫy gian hiểm mà
đối phương tung ra” lời giới thiệu của nhà xuất bản viết trên Facebook.
Nhà xuất bản nói “Đây là một cuốn cẩm nang ngắn, gọn,
dễ hiểu nhằm mục đích hướng dẫn về cách thức hành động để thay đổi xã hội theo
hướng phi bạo lực. Cuốn sách này sẽ hữu ích cho bất kỳ ai muốn đấu tranh cho
quyền lợi chính đáng của mình (ví dụ như dân oan) hoặc đấu tranh chống các tệ nạn
(ví dụ như nhóm đánh BOT, phản đối ấu dâm, bảo vệ môi trường…) hoặc muốn thay đổi
xã hội một cách toàn diện để xây dựng một thể chế dân chủ trong tương lai.”
Cuốn “Cẩm Nang Nuôi
Tù” quảng cáo trên mạng. (Hình: Facebook nhà xuất bản Tự Do)
Tác giả Phạm Đoan Trang gần đây cho ra mắt quyển “Cẩm
Nang Nuôi Tù,” một cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam dành cho những gia đình có người
thân bị tù.
“Cẩm Nang Nuôi Tù” nêu rõ, cụ thể, chi tiết “tất cả
những gì gia đình phải làm để hỗ trợ và bảo vệ người thân trong trại giam/nhà
tù, suốt từ những ngày đầu khi mới bị bắt, trải qua giai đoạn tạm giam chờ xét
xử, rồi ra tòa và có án, cho đến những năm tháng thụ án.”
Theo lời giới thiệu: “Cuốn sách này bị lực lượng
công an và dư luận viên chửi rủa dữ dội, thậm chí tìm cách ngăn chặn ngay từ
khi đang còn là bản thảo (không rõ vì lý do gì mà từ lúc tác giả chưa viết
xong, đã có nhân viên an ninh gửi tin nhắn hỏi “cuốn sách về nhà nước cảnh
sát”). Tuy vậy, lẽ ra, cả công an lẫn dư luận viên đều nên nhìn nhận thiện chí
của tác giả.”
Nhà báo, blogger,
Facebooker nổi tiếng Phạm Đoan Trang và cuốn “Chính Trị Bình Dân.” (Hình:
Facebook nhà xuất bản Tự Do)
Hai năm trước, chị Phạm Đoan Trang gửi bán trên mạng
bán hàng toàn cầu Amazon quyển “Chính Trị Bình Dân” gây rất nhiều tiếng vang.
Sách “Chính Trị Bình Dân” viết về một đề tài có tính cách cấm kỵ tại Việt Nam với
mục đích “khai dân trí” qua cách viết giản dị, “bình dân” lấy các thí dụ từ thực
tiễn cho độc giả thấy “gần gũi, dễ hiểu hơn với những ai quan tâm đến lãnh vực
này.”
Độc giả đọc sách này có cơ hội hiểu biết tổng quát từ
“khái niệm cơ bản về chính trị học, thế nào là hoạt động chính trị, dân chủ, độc
tài, khái niệm về chính quyền, nhà nước, tam quyền phân lập, các chủ nghĩa (xã
hội, phát xít, tự do, bảo tồn-bảo thủ…), khái niệm về các chế độ chính trị đã
và đang có trên thế giới, các bộ máy chính quyền trên thế giới.”
Chị Phạm Đoan Trang, năm nay 40 tuổi, từng là ký giả
của một số báo ở Việt Nam. Chị nổi tiếng với những phân tích sắc sảo trên blog,
Facebook về các vấn đề thời sự Việt Nam. Nhà cầm quyền CSVN đã hành hung chị rất
dã man từ Hà Nội đến Sài Gòn. Chị mang thương tật đã phải giải phẫu chân và chống
nạng một thời gian dài. Chỗ ở thì luôn luôn phải thay đổi trước sự truy bức của
công an. (TN)
No comments:
Post a Comment