VOA Tiếng Việt
01/07/2019
Đồng bào thiểu số ở Việt Nam tiếp tục bị tước đoạt
quyền làm người. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn nhiều kể từ đầu 2019 đến
nay. Đồng bào thiểu số bao gồm người Thượng (Montagnard), người Mông (H’mong),
người Chàm và người Khmer-krom. Phần đông đồng bào thiểu số theo Đạo Tìn Lành
Phúc Âm hay Công Giáo. Những mục sư, trợ tế và người theo đạo thường xuyên bị
chính quyền CSVN sách nhiễu đàn áp. Nhà thờ thường hay bị bố ráp và phá hủy.
Phái đoàn mục sư Mỹ Việt họp với Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự
Do Tôn Giáo Quốc Tế. (Hinh: Khai Nguyen)
Đứng trước thảm họa trên, trong tuần vừa qua, một
phái đoàn gồm 20 mục sư Tin Lành Mỹ và Việt từ nhiều nơi ở Hoa Kỳ đã đến thủ đô
Washington để vận động cho quyền con người của các sắc tộc thiểu số tại Việt
Nam. Bốn mục sư Mỹ gồm các ông Ernie Sanders, Hal Larsen và John Donelan thuộc
Word Baptist Church, Ohio và Donovan Larkins, Spirit of Life Christian Center,
Dayton, Ohio.
Phái đoàn mục sư Mỹ
Việt họp với DB Lou Correa. (Hinh: Khai Nguyen)
Phái đoàn đã viếng thăm văn phòng của một số nghị
sĩ, dân biểu Hoa Kỳ, Ủy Hội Nhân Quyền Quốc Tế Tom Lantos, Ủy Hội Hoa Kỳ cho Tự
Do Tôn Giáo Quốc Tế và tổ chức Victims of Communism Foundation.
Đồng bào thiểu số bị đàn áp một cách tàn bạo
Mục Sư Y Hin Nie thuộc United Montagnard Christian
Church, Greenboro, North Carolina đại diện cho khoảng một triệu tín đồ người
Thượng, người Mông và Khmer-krom tại Việt Nam thuộc 54 bộ lạc, gồm các giáo
phái Evangelical Christian Fellowship, Baptist, Presbyterian, Mennonite và
Montagnard Catholic church. Ông nói rằng trên 50 mục sư và trên 400 người theo
đạo ở Việt Nam bị bắt giữ. Hậu quả là khoảng từ một đến hai ngàn trẻ em thiếu
cha và khoảng 1,000 bà vợ có chồng mất tích. Học sinh Thượng ra trường bị từ chối
việc làm vì theo đạo Thiên Chúa.
Mục Sư Y Hin Nie kêu gọi chánh phủ Hoa Kỳ giúp đỡ để
Hà Nội chấm dứt tình trạng đàn áp các sắc dân thiểu số, tôn trọng quyền tự do
tôn giáo, trả lại tài sản cho các giáo hội, cho phép những nhà lãnh đạo tôn giáo
được tham dự những khóa huấn luyện ở trong và ngoài nước, trả tự do cho tù nhân
lương tâm, đặc biệt cho phép phái đoàn Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam để
điều tra và sau cùng là xếp Việt Nam trở lại danh sách những quốc gia cần lưu
tâm về tự do tôn giáo.
Hiện nay có 498 người thiểu số đã chạy trốn qua Thái
Lan. Trong số này có 145 người Thượng, 75 người Khmer-krom, 278 người Mông.
Ngoài ra có khoảng 300 người Việt Nam. Họ trông mong được định cư ở nước thứ
ba. Trong khi chờ đợi được văn phòng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tị
nạn, họ vẫn có thể bị bắt trở về Việt Nam.
Theo một báo cáo của Hội Đồng Dân Tộc Bản Xứ tại Việt
Nam Ngày Nay (Council of Indigenous Peoples in Today’s Vietnam), chính quyền
CSVN theo rõi và kiểm soát chặt chẽ những cộng đồng dân bản xứ, cấm đoán những
sinh hoạt văn hóa, cấm sử dụng ngôn ngữ và tên bản xứ và thường xuyên bắt bớ và
giam cầm họ mà không có lý do. Vài năm trước đây, nhà sư Khmer-krom nổi tiếng
Thạch Thương từng bị bắt giam và bị đánh đập chỉ vì ông dự định mở trường dậy
tiếng Khmer cho tín đồ. Những người dân bản xứ còn bị ép ngừa thai, phá thai và
tiêu diệt khả năng sinh đẻ.
Chính quyền CSVN chủ ý gọi tất cả những người dân bản
xứ là dân thiểu số, không công nhận họ thuộc sắc dân Thượng, Chàm hay Khmer-krom
để không có nhiệm vụ bảo vệ họ theo Tuyên Ngôn về Dân Bản Xứ của Liên Hiệp Quốc.
Chính quyền CSVN còn gây áp lực với chính quyền của
những nước lân cận để buộc họ gửi trả về những người trốn ra khỏi Việt Nam để
lãnh nạn. Theo báo cáo vào tháng 11, 2018 của Ủy Ban Chống Tra Tấn (Committee
Against Torture), có 698 trường hợp người tị nạn bị ép trở về Việt Nam, vi phạm
Quy Ước Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Khi về Việt Nam họ bị đối sử như những tội phạm.
Mục Sư Ernie Sanders góp ý kiến tại Ủy Hội Hoa Kỳ về
Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. (Hinh: Khai Nguyen)
Những người dân bản xứ bị cấm không cho làm đơn xin
học bổng Fulbright và những cơ hội giáo dục khác bất kể khả năng của họ. Một
thiểu số đước cho phép ra nước ngoài phải chứng tỏ có quan hệ với Đảng CSVN hoặc
phải làm tình báo cho nhà nước.
Nghị Quyết H.Res 435
Hai dân biểu Hoa Kỳ Harley Rouda (Dân Chủ,
California) và Ted Budd (Cộng Hòa, North Carolina) đã đệ trình Hạ Viện Hoa Kỳ
nghị quyết H.Res 435 vào hai tuần trước. Nghị quyết này ghi nhận những đóng góp
của người Thượng ở Tây Nguyên, hỗ trợ đồng minh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt
Nam và tố cáo sự đàn áp nhân quyền của chính quyền Hà Nội.
Mục Sư Nguyễn Công Chính và nhiều tổ chức sắc tộc
thiểu số đã giúp soạn thảo nghị quyết 435. Ông đã kêu gọi các dân biểu Hoa Kỳ
và Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ủng hộ để nghị quyết này được sớm
thông qua Hạ Viện. Đồng thời ông cũng kêu gọi các dân biểu bảo lãnh một số tù
nhân lương tâm thuộc sắc dân thiểu số và vận động cho họ được trả tư do và được
định cư tại Hoa Kỳ. Cho tới nay chưa có một người dân thiểu số nào được hưởng đặc
ân này. Trong khi đó không ít tù nhân lương tâm Việt Nam đã được bảo lãnh qua Mỹ.
Phái đoàn viếng thăm văn phòng của DB Christopher
Smith. (Hinh: Khai Nguyen)
Mục Sư Chính đã trình bầy trường hợp toàn bộ một gia
đình sắc tộc Jarai tại Daklak bị đàn áp tàn bạo. Cha bà Hra bị Công an tra tấn
khiến mang bệnh tâm thần. Đất đai và tài sản của gia đình bị Cộng sản cưởng chiếm.
Chồng bà Hra bị bắt giam ở đồn công an huyện Ea Hleo, tỉnh Daklak. Sau khi chồng
bị bắt giam, người phụ nữ sắc tộc này bị năm nhân viên Công an cưỡng hiếp tập
thể liên tục nhiều ngày và cuối cùng bà và hai con nhỏ phải chạy qua Thái Lan
xin tỵ nạn vì lý do tự do tôn giáo. Trên đường chạy từ Việt nam sang Thái Lan
bà và một phụ nữ sắc tộc khác và hai đứa trẻ nhỏ cùng trên đường chạy trốn lại
tiếp tục bị hai người dẫn đường cưỡng hiếp. Số phận của gia đình Jarai thật
đáng thương. Họ rất cần sự giúp đở. May mắn thay bà Hra và hai đứa con đã được
văn phòng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cấp giấy chứng nhận là người tị nạn. Hội
Đồng Các Sắc Tộc và Tôn Giáo Việt Nam đang vận dộng xin cho bà và hai con qua định
cư tại Mỹ.
Ông Tan Dara Thach, Chủ Tịch Hội Đồng Dân Tộc Bản Xứ
tại Việt Nam Ngày Nay, cho biết, các vị mục sư Hoa Kỳ với những kinh nghiệm ngoại
giao rộng rãi và quý báu đã giúp cho phái đoàn trong việc tiếp súc với chinh
quyền và Quốc Hội Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment