Thường Sơn
- VNTB
08/07/2019
(VNTB)
- Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc đang họp khoá thứ 41 - từ
ngày 24 tháng 6 đến 12 tháng 7 - để xem xét và thông qua cuộc Kiểm điểm
UPR của 14 quốc gia thành viên Liên hiệp quốc, mà trong đó chính thể độc tài ở
Việt Nam phải 'trả bài'.
Ông Võ Văn Ái phát biểu tại LHQ ngày 4/7/2019 (hàng trước, thứ 2 từ
trái qua) -Photo: VCHR Photo: RFA
Như thường lệ trong rất nhiều lần đã ăn sâu vào não
trạng dối trá, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung trình bày
tình hình nhân quyền tốt đẹp tại Việt Nam và giải thích vì sao một số trong 291
khuyến cáo của các quốc gia thành viên đưa ra hồi tháng giêng không được Việt
Nam đáp ứng.
Trong khi đó, hầu hết các tổ chức Phi chính phủ
quốc tế đều phê phán sự che giấu tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, đặc
biệt trong lĩnh vực tôn giáo.
Tổ chức Đoàn kết Cơ đốc giáo Toàn Thế giới phát biểu:
“Chúng tôi ghi nhận với sự quan ngại, rằng Việt Nam không chấp nhận một số
khuyến cáo nhằm bảo vệ các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Những ai hoạt động
bảo vệ tự do tôn giáo hay tín ngưỡng hoặc nhân quyền phổ cập đều bị sách nhiễu,
tấn công, bắt bớ, tra tấn và bỏ tù, một số bị chết trong đồn công an”.
Tổ chức Liên hiệp Phúc âm Thế giới bình luận: “Việt
Nam vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách kiểm soát và ngăn chận. Luật Tôn giáo Tín
ngưỡng năm 2016 đòi hỏi các cộng đồng tôn giáo phải đăng ký mới được quyền
chính thức hoat động. Các tôn giáo đăng ký bị kiểm soát chặt chẽ, trong khi các
tôn giáo không đăng ký, kể cả Tin Lành Thiên chúa giáo, Cao Đài, Hoà Hảo và
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đều bị đàn áp”.
Tổ chức Hành động Chung Cho Nhân quyền tố cáo: “Chúng
tôi lấy làm sốc khi chính quyền Việt Nam khước từ các khuyến cáo của các quốc
gia thành viên LHQ vì lý do trái chống với tinh thần của Hội đồng Nhân quyền
LHQ. Tinh thần cuộc Kiểm điểm UPR là khuyến khích sự thăng tiến Quyền Con Người
bằng sự hợp tác thay vì đối đầu. Thế mà Việt Nam lại tố cáo các quốc gia thành
viên LHQ sử dụng các “thuật ngữ gây tranh cãi” và “sai lầm” hay “không thích hợp”,
nhưng lại phúc trình sai lạc lên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Ví dụ như từ chối sửa
đổi Luật Tôn giáo Tín ngưỡng, vì bảo rằng đã được quần chúng đồng tình. Điều
này không đúng. Cộng đồng các tôn giáo tại Việt Nam cực lực lên án luật này,
nhưng tiếng nói của họ đã bị hận chìm. Việt Nam cũng bác bỏ thời hạn sửa đổi
các điều luật, lấy cớ thiếu thời gian. Cớ này chỉ là bịa. Qua ba lần Kiểm điểm
UPR, các quốc gia thành viên LHQ không ngừng yêu sách Việt Nam tuân thủ các điều
được Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị bảo đảm và đưa vào bộ Luật
Hình sự Việt Nam. Mười năm trôi qua, các điều luật ở chương “an ninh quốc gia”
vẫn còn giữ nguyên”.
Trong thực tế, không khí đàn áp nhân quyền ở Việt
Nam vào thời gian này vẫn đặc sệt như một thùng thuốc súng. Chưa có bất
kỳ một dấu hiệu nào cho bất kỳ một ‘cải thiện nhân quyền’ nào, dù chỉ mang tính
mị dân hoặc để đối phó với cộng đồng quốc tế.
Ngay sau khi Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ kết thúc
vào tháng 5 năm 2019, công an Việt Nam lại gia tăng bắt bớ những người hoạt động
nhân quyền và xã hội dân sự. Nhà giáo Nguyễn Năng Tĩnh ở Nghệ An là một trong
những vụ bị bắt giam mới nhất.
Trong khi đó, hầu hết các quyền cơ bản của người dân
như tự do hội họp và lập hội, tự do biểu tình, tự do báo chí, tự do tôn giáo… vẫn
bị nhà cầm quyền bóp nghẹt.
Ngoài việc Việt Nam phớt lờ hai công ước quốc tế còn
lại về lao động mang số 87 và 105, việc sửa đổi Bộ Luật Lao động cũng trí trá
và ma mãnh không kém khi dự thảo này tuyệt đối không đề cập đến khái niệm ‘công
đoàn độc lập’, trong khi dựng lên một núi thủ tục hành chính để làm nản lòng những
công nhân muốn tự tay thành lập công đoàn phi nhà nước…
Sẽ hoàn toàn không dễ dàng để một chính thể độc tài
mà lươn lẹo đã trở thành bản chất có thể thuyết phục các quốc gia phương
Tây, bởi những quốc gia này đã ngày càng nhận ra bản chất đó, nhất là đã được
‘mở mắt’ qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và quá nhiều vi phạm nhân quyền đã trở
thành hệ thống của chính thể Việt Nam.
No comments:
Post a Comment