Đăng ngày 19-07-2019
Hôm
nay, 19/07/2019, Hà Nội mới nêu đích danh tàu khảo sát Hải Dương 8 của
Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam, tại khu vực Bãi Tư Chính, mà Việt
Nam đang kiểm soát, nhưng Bắc Kinh cũng khẳng định chủ quyền.
Vị trí bãi Tư Chính- Trường Sa. Nguồn : Google Map.
Trong cuộc họp báo, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt
Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố:
"Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải
Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt
Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật
Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên."
Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam "đã
tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản
đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra
khỏi vùng biển Việt Nam".
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam nói thêm
là " các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển
khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam."
ADVERTISING
Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng đã ra tuyên bố như
trên sau khi ngày 17/7/2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng
yêu cầu Việt Nam "thực sự tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài
phán của Trung Quốc tại các vùng biển có liên quan, và không có những hành
động làm phức tạp tình hình".
Một ngày trước đó, 16/07/2019, phát ngôn viên bộ Ngoại
Giao cũng đã có tuyên bố về vụ Tư Chính, nhưng không nêu đích danh tàu Trung Quốc,
mà chỉ khẳng định " mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển
Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt
Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
1982."
Trung Quốc muốn ngăn Việt Nam khai thác dầu khí?
Theo nhận định của một nhà quan sát được South China
Morning Post trích dẫn hôm 18/07/2019, việc Trung Quốc triển khai các tàu hải cảnh
và tàu thăm dò địa chấn đến Bãi Tư Chính là nhằm ngăn chận Hà Nội thúc đẩy các
lợi ích của Việt Nam trước khi các bên đạt được một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển
Đông (COC).
Ông Hu Bo, giám đốc Sáng kiến điều tra tình hình chiến
lược Biển Hoa Nam (Biển Đông), Đại học Bắc Kinh, cho rằng vào lúc mà Trung Quốc
và ASEAN đang thương lượng về COC, các bên có liên quan đều có những bước «
triệt để » nhằm khẳng định chủ quyền trên các mỏ dầu khí ở Biển Đông,
tiến đến thiết lập một nguyên trạng vào thời điểm đạt được thỏa thuận về COC,
mà Bắc Kinh hy vọng sẽ là vào năm 2021.
Theo lời ông Hu Bo, mục tiêu của Trung Quốc khi đưa
chiếc tàu Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) đến Bã Tư Chính, là nhằm
ngăn chận Việt Nam đơn phương khai thác dầu khí tại khu vực này. Tàu Hải Dương
8, với sự bảo vệ của nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc, đã đến khu vực Bãi Tư Chính
ngày 03/07/2019 để tiến hành khảo sát địa chấn. Việt Nam đã có phản ứng, điều động
nhiều tàu cảnh sát biển đến hiện trường đối đầu với tàu hải cảnh Trung Quốc.
Trên mạng Twitter hôm 18/07/2019, ông Ryan Martison,
giảng viên tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, cho biết là theo các dữ liệu mới nhất,
chiếc tàu Hải Dương 8 hiện vẫn tiếp tục hoạt động gần Bãi Tư Chính mà Việt Nam
đang kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền.
South China Morning Post nhắc lại là trong thời gian
gần đây, Bắc Kinh sử dụng các tàu hải cảnh ở vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông để
khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở hai vùng biển này mà không cần huy động đến
quân đội.
Trong số các tàu hải cảnh được huy động đến khu vực
Bãi Tư Chính, có chiếc Haijing 3901, trọng tải 12 ngàn tấn, một trong những tàu
tuần duyên lớn nhất thế giới. Tàu này được trang bị súng máy 76 ly, hai súng phụ
và hai súng phòng không. Haijing 3901 còn chở theo một trực thăng và có thể chạy
với vận tốc lên tới 25 nút (1 nút bằng 1852 m/giờ). Trong các cuộc đối đầu trên
biển, những tàu lớn như Haijing 3901 dĩ nhiên là có lợi thế hơn các tàu của đối
phương.
*
*
RFA |
19/07/2019
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 19
tháng 7 lên tiếng về phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm
17 tháng 7 về diễn biến ở khu vực Biển Đông.
Tại cuộc họp báo vào chiều ngày 19 tháng 7, bà Lê Thị
Thu Hằng nói rõ trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung
Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
tại khu vực phía nam Biển Đông.
Bà Lê thị Thu Hằng tuyên bố đó là vùng biển hoàn
toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các qui định của Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển năm 1982 mà cả Vệt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thì
phía Hà Nội đã tiếp xúc nhiều lần với phía Bắc Kinh ở các kênh khác nhau, trao
công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút
toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trong quyền chủ quyền, quyền tài
phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và vì ổn định, hòa bình ở khu vực.
Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp
tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển của Việt
Nam.
Bà Lê Thị Thu Hằng nói thêm là Việt Nam mong muốn
các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực góp phần nhằm bảo vệ và duy
trì lợi ích chung.
Vào chiều ngày 12 tháng 7 South China Morning Post –
SCMP loan tin có ít nhất 2 tàu hải cảnh Trung Quốc và 4 tàu Cảnh sát biển Việt
Nam đang đối đầu với nhau ở Bãi Tư Chính trong khoảng một tuần rồi, nơi Việt
Nam có nhà giàn DK1 do Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm
soát.
Mạng báo tiếng Anh có trụ sở ở Hồng Kông trích dẫn
đoạn Tweet của ông Ryan Martinson - Trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Mỹ cho
hay, hôm 3/7, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 (Marine
Geology 8) đã đi vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để thực hiện
một cuộc khảo sát địa chấn.
Ông Ryan Martinson đăng tải ảnh chụp màn hình về
thông tin theo dõi dữ liệu tàu trong một tweet hôm 11/7 chỉ ra, khu vực trên có
sự xuất hiện của các tàu hộ tống tàu thăm dò Trung Quốc gồm tàu bảo vệ bờ biển
vũ trang 12 ngàn tấn số hiệu 3901 mang theo trực thăng và tàu 2.200 tấn số hiệu
37111.
Trong khi đó, sáng 11/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
và các thành viên Chính phủ đột nhiên đi thăm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và nói
chuyện qua điện thoại vệ tinh với các chiến sĩ làm việc trên các tàu CSB 4031,
4034, 9001, 8002, 4038, 4039.
Theo SCMP, cuộc đối đầu có thể dẫn đến đụng độ lớn
nhất trên Biển Đông trong vòng 5 năm trở lại đây và có thể kích động làn sóng
chống Trung Quốc chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ vụ giàn khoan Hải Dương 981
kéo vào vùng biển nước này.
Theo Wikipedia, Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở
phía nam Biển Đông mà Việt Nam cho lắp đặt các cấu trúc thép có tên là nhà giàn
DK1 và giao cho Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.
Việt Nam tuyên bố bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa
phía nam, không thuộc quần đảo Trường Sa và bác bỏ sự gán ghép bãi này vào quần
đảo Trường Sa.
Đài Loan và Trung Quốc quan niệm bãi này thuộc quần
đảo Nam Sa. Khu vực bãi Tư Chính đã nhiều lần là đối tượng tranh cãi giữa Việt
Nam và Trung Quốc.
Năm 1994, tàu vũ trang Việt Nam đã buộc tàu thăm dò
Shiyan 2 rời đi sau 3 ngày đối đầu.
Hiện phía Việt Nam cũng như Trung Quốc chưa có bình
luận gì về vụ việc này.
Vào ngày 11 tháng 7, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
có cuộc làm việc với Bộ Tư Lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam và lên tiếng cho rằng cơ
quan này không được để bị động, bất ngờ trước các tình huống xảy ra trên biển.
Cũng vào chiều ngày 11 tháng 7, tại cuộc gặp ở Bắc
Kinh giữa bà chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân với ông chủ tịch
Nhân Đại Trung Quốc Lật Chiến Thư hai phía lặp lại cám kết sẽ tiếp tục tuân thủ
nhận thức chung của hai lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai nước ‘thỏa thuận về những
nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc’.
-----------------------
Đăng ngày 19-07-2019
Việc
Trung Quốc triển khai các tàu hải cảnh và tàu thăm dò địa chấn đến Bãi Tư
Chính, thuộc quần đảo Trường Sa, chính là nhằm ngăn chận Hà Nội thúc đẩy các lợi
ích của Việt Nam trước khi các bên đạt được một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển
Đông (COC). Đó là nhận định của một nhà quan sát được South China Morning Post
trích dẫn hôm 18/07/2019.
Ông Hu Bo, giám đốc Sáng kiến điều tra tình hình chiến
lược Biển Hoa Nam (Biển Đông), Đại học Bắc Kinh, cho rằng vào lúc mà Trung Quốc
và ASEAN đang thương lượng về COC, các bên có liên quan đều có những bước « triệt
để » nhằm khẳng định chủ quyền trên các mỏ dầu khí ở Biển Đông, tiến đến thiết
lập một nguyên trạng vào thời điểm đạt được thỏa thuận về COC, mà Bắc Kinh hy vọng
sẽ là vào năm 2021.
Theo lời ông Hu Bo, mục tiêu của Trung Quốc khi đưa
chiếc tàu Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) đến Bã Tư Chính, là nhằm
ngăn chận Việt Nam đơn phương khai thác dầu khí tại khu vực này. Tàu Hải Dương
8, với sự bảo vệ của nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc, đã đến khu vực Bãi Tư Chính
ngày 03/07/2019 để tiến hành khảo sát địa chấn. Việt Nam đã có phản ứng, điều động
nhiều tàu cảnh sát biển đến hiện trường đối đầu với tàu hải cảnh Trung Quốc.
Trên mạng Twitter hôm 18/07/2019, ông Ryan Martison,
giảng viên tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, cho biết là theo các dữ liệu mới nhất,
chiếc tàu Hải Dương 8 hiện vẫn tiếp tục hoạt động gần Bãi Tư Chính mà Việt Nam
đang kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền.
South China Morning Post nhắc lại là trong thời gian
gần đây, Bắc Kinh sử dụng các tàu hải cảnh ở vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông để
khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở hai vùng biển này mà không cần huy động đến
quân đội.
Trong số các tàu hải cảnh được huy động đến khu vực
Bãi Tư Chính, có chiếc Haijing 3901, trọng tải 12 ngàn tấn, một trong những tàu
tuần duyên lớn nhất thế giới. Tàu này được trang bị súng máy 76 ly, hai súng phụ
và hai súng phòng không. Haijing 3901 còn chở theo một trực thăng và có thể chạy
với vận tốc lên tới 25 nút (1 nút bằng 1852 m/giờ). Trong các cuộc đối đầu trên
biển, những tàu lớn như Haijing 3901 dĩ nhiên là có lợi thế hơn các tàu của đối
phương.
Hôm nay, 18/07/2019, Hà Nội mới nêu đích danh tàu
Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam. Trong cuộc họp báo, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam
tuyên bố:
"Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc
đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực
phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo
đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam
và Trung Quốc đều là thành viên."
Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam "đã tiếp xúc nhiều lần với phía
Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm
dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn
trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định,
hòa bình ở khu vực".
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam nói thêm là " các lực lượng chức
năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực
thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp
luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam."
------------------------------
RFA
| 10/07/2019
Trung Quốc không có phản hồi nào trước đề nghị của
Hoa Kỳ về thiết lập một cơ chế thảo luận về khủng hoảng ở Biển Đông, trong bối
cảnh Bắc Kinh tăng cường hoạt động quân sự tại vùng biển này.
.
VOA Tiếng Việt
No comments:
Post a Comment