Avram
Noam Chomsky [sinh năm 1928] người Do Thái gốc Ukraine lớn lên ở
khu East Oak Lane, Philadelphia, bang Pennsylvania, USA. Chomsky là nhà ngôn ngữ
học, triết học, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng. Chomsky được mời giảng dạy ở
nhiều trường đại học, đã nhận bằng danh dự từ 30 trường đại học trên thế giới,
là thành viên của Viện Hàn lâm Mỹ thuật và Khoa học Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học
và Triết học Mỹ, Hiệp hội Tâm lý Mỹ.
Ông đã nhận được giải thưởng Kyoto, Huân chương
Helmholtz, Dorothy Eldridge, Huân chương Franklin Benjamin… và nhiều giải thưởng
khác. Chomsky được công nhận “trí tuệ vĩ đại nhất” trong cuộc thăm dò năm 2005
do tạp chí Prospect Anh quốc và Chính sách đối ngoại Mỹ phối hợp tổ chức.
Chomsky
đã tổng kết mười phương cách để thao túng đám đông nhằm ngu dân, phân tán sự
chú ý của công chúng khỏi các vấn đề chính trị xã hội quan trọng, dưới đây là 9
nội dung.
PHÂN
TÁN CHÚ Ý
Là yếu tố thiết yếu của việc kiểm soát xã hội, chiến
lược này bao gồm chuyển hướng sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề quan
trọng hay những thay đổi mà giới cai trị muốn quyết định nhưng không lợi cho số
đông, thông qua việc đưa ra truyền thông đại chúng một loạt thông tin tràn ngập,
liên tục nhưng vớ vẩn. Chiến lược phân tâm rất quan trọng bởi ngăn cản công
chúng tiếp cận những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế,
tâm lý học, sinh học thần kinh, điều khiển học. Liên tục làm công chúng bận rộn,
bận rộn, bận rộn, không có thời gian để suy nghĩ, và trở lại chuồng với các động
vật khác.
TẦM
THƯỜNG HÓA NHU CẦU
Khuyến khích công chúng cảm thấy thú vị đối với những
thứ tầm thường, vô văn hóa… không cần phải động não suy nghĩ mà chỉ kích thích
bản năng.
NHI
ĐỒNG HÓA
Hầu hết các quảng bá nhằm vào công chúng xử dụng diễn
ngôn, lý luận, nhân vật, phong cách “nhi đồng hóa” [infantilizing] như thể người
xem là một đứa trẻ hoặc bị tâm thần khuyết tật. Càng muốn đánh lừa bao nhiêu
thì càng cần dùng phong cách “nhi đồng hóa”, điều này dựa trên một quy luật của
ám thị, nếu người ta nói với một người lớn như nói với một đứa trẻ 12 tuổi, thì
người này với một xác xuất lớn sẽ trả lời hoặc phản ứng giống kiểu lập luận của
một đứa trẻ 12 tuổi. Chỉ xem truyền hình một lúc là bạn sẽ có rất nhiều minh chứng
cho các nghiên cứu này, đặc biệt trong quảng cáo bán hàng tiêu dùng, thực phẩm.
GIĂNG
BẪY
Phương pháp này còn được gọi là “vấn đề-phản ứng-giải
pháp”. Đầu tiên, giới cai trị tạo ra một vấn đề, một tình huống để gây nên phản
ứng trong công chúng, khiến công chúng tự yêu cầu các biện pháp mà kẻ thao túng
muốn công chúng chấp nhận.
Ví dụ 1: chính quyền sẽ bỏ mặc cho bạo lực đô thị
phát triển hoặc tổ chức các cuộc tấn công đẫm máu, để cho công chúng phải yêu cầu
ra luật về an ninh với giá phải trả là quyền tự do bị hạn chế mà chính quyền muốn
thiết lập.
Ví dụ 2: tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mà sự
suy giảm các quyền xã hội và loại bỏ các dịch vụ công được chấp nhận như một
“điều ác cần thiết” để ứng phó.
NGU
DÂN
Làm sao để công chúng không có khả năng hiểu biết về
kỹ thuật và các phương pháp được sử dụng để kiểm soát và nô lệ họ. Chất lượng
giáo dục cho các tầng lớp thấp kém phải là kém nhất, do đó hố sâu cách biệt giữa
tầng lớp thấp với tầng lớp thượng lưu luôn tồn tại và mãi khó hiểu đối với tầng
lớp thấp.
ĐÁNH
TRÁO
Thay thế sự phản kháng bằng cảm giác tội lỗi. Làm
cho từng cá nhân tin rằng duy nhất mình chịu trách nhiệm về sự bất hạnh của
mình do mình thiếu thông minh, thiếu khả năng, hay chưa nỗ lực. Bởi vậy, thay
vì nổi loạn chống lại hệ thống suy đồi thì cá nhân lại tự đánh giá thấp bản
thân và cảm thấy tội lỗi, điều này gây nên tình trạng suy sụp, tạo ra trầm cảm,
ức chế hành động. Và hiệu quả là cá nhân không phản kháng.
CẢM
TÍNH HÓA
Tác động tới tình cảm của số đông hơn là tác động
vào lý trí là một kỹ thuật cổ điển khiến người ta bỏ qua các phân tích lý tính
hay các lý luận phê bình. Dùng ngôn ngữ tác động vào cảm xúc, mở cánh cửa vô thức
để đưa các ý tưởng, ham muốn, sợ hãi, xung động, hoặc hành vi mà giới cai trị
muốn.
KÉO
GIÃN THỜI ĐIỂM
Một cách khác để những quyết định không thuận lòng
dân được chấp nhận là trình bày nó như là một “đau đớn nhưng cần thiết” nhằm đạt
được sự chấp nhận của công chúng trong hiện tại để áp dụng nó trong tương lai.
Công chúng vẫn thường có xu hướng mong đợi một cách ngây thơ rằng “tất cả mọi
thứ sẽ tốt hơn vào ngày mai”, một sự hy sinh trong hiện tại là cần thiết. Cuối
cùng, nó cho phép công chúng có thời gian làm quen với ý tưởng về sự thay đổi
và chấp nhận nó miễn cưỡng khi thời điểm đến. Ví dụ: một đạo luật thuế hay thu
phí sẽ không áp dụng bây giờ mà áp dụng sau 6 tháng hay 1 năm.
SUY
GIẢM TỪ TỪ
Nhiều thay đổi từ nhà cầm quyền có thể gây ra một cuộc
cách mạng nếu như được áp dụng đột ngột. Để công chúng chấp nhận, đơn giản là
chỉ việc áp dụng nó dần dần trong khoảng thời gian 10 năm. Ví dụ: các điều kiện
kinh tế xã hội mới hoàn toàn theo chủ nghĩa tân tự do đã được áp đặt ở Hoa Kỳ
trong những năm 1980-1990, thất nghiệp tràn lan, bấp bênh, phi địa phương hóa,
tiền lương không thể đảm bảo một thu nhập xứng đáng…
No comments:
Post a Comment