15/07/2019
Tin Biển Đông
Vụ căng
thẳng xảy ra “suốt một tuần” ở Bãi Tư Chính, báo “lề đảng” vẫn tiếp tục
im lặng, nhường sân chơi cho báo “lề dân” suốt mấy ngày qua. Thế nhưng, nhà báo Bùi Thanh, lãnh đạo báo Tuổi Trẻ, phản bác tin này.
Ông Thanh viết rằng: “Không có chuyện đó! Tin nhắn hàng giờ từ DK1 khơi xa
vào điện thoại của tôi: anh em OK, Dk1 vẫn OK anh ơi! Xin gửi lời chào đất liền!“.
Rất tiếc là bài phản bác của nhà báo Bùi Thanh không
đăng trên báo Tuổi Trẻ để rộng đường dư luận. Nhà báo Khải Đơn phản bác nhà báo
Bùi Thanh qua bài: Fake News, Bãi Tư Chính và thời đại báo chí của chúng
ta. Chẳng lẽ Bùi Thanh chơi trò gán cho tin đó hai chữ “fake news” như
TT Mỹ Donald Trump đã và đang làm, bất chấp sự thật, nghĩ rằng có thể biến tin
đó thành tin vịt được sao?
Có lẽ ngoài biển Đông đang căng thẳng đến độ người
lính Hải quân Nguyễn Văn Đức đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa không thể về làm đám cưới, để một mình cô dâu lẻ loi trong
ngày vui nhất, mà báo Tuổi Trẻ đưa tin. Mặc dù báo Tuổi Trẻ nói, lý do “sóng to
gió lớn” bất ngờ, nên nhân vật chính không về kịp trong lễ cưới của mình, nhưng
một số người hoài nghi lý do này, bởi đám cưới không có cô dâu, giống đám cưới
thời chiến chinh.
Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Biển Đông đang trở thành căn cứ quân sự ra sao? Bài
báo nhắc lại vụ tập trận có bắn thử tên lửa đối hạm mà Trung Quốc thực hiện vào
cuối tháng 6, đầu tháng 7/2019: “Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước
này bắt đầu tập trận trong một tuần… tại khu vực rộng khoảng 22.000km2, cách quần
đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 50 hải lý về phía bắc”.
Không chỉ tập trận, “một nhóm tác chiến hải
quân do tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc dẫn đầu cũng đang tuần tra Biển
Đông”. Các hoạt động quân sự cho thấy, các căn cứ trên các đảo nhân tạo của
Trung Quốc đã có thể hoạt động như các trung tâm chỉ huy, hậu cần thật sự, chứ
không chỉ là “tiền đồn” trên biển nữa.
Trang An Ninh Thủ Đô có đồ họa: Siêu chiến hạm cực mạnh của Mỹ vừa đến biển Đông.
Mời đọc thêm: TQ tập
trận ở bờ biển đông nam, sau khi Đài Loan mua vũ khí Mỹ (BBC). – Máy bay, tàu chiến Trung Quốc diễn tập gần eo biển Đài
Loan (VNE). – 14 người Việt trên thuyền cá không giấy tờ bị Cảnh sát
biển Đài Loan bắt (TT). – Cảnh sát biển điều tàu cứu 6 ngư dân Quảng Ngãi trôi dạt
14 ngày trên biển (TP). – Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển điều tàu cứu 6 ngư dân Quảng Ngãi (VOV).
Tin nhân quyền
Vụ an ninh quản giáo tại trại 6, Nghệ An, giả dạng
côn đồ, khủng bố, hành hung những người đi thăm các TNLT đang tuyệt tại đây hôm
12/7/2019, được bà Nguyễn Kim Thanh, vợ TNLT Trương Minh Đức, kể lại.
Bà Thanh kể rằng, hôm đó bà cùng những người thân của các TNLT khác đi thăm chồng,
để biết tình hình mọi người trong đó tuyệt thực ra sao. Chẳng những không gặp
được chồng, mà bà và mọi người còn bị đánh đập hết sức dã man.
Bà Nguyễn Thị Tân, một nhà hoạt động, là người cùng
đi với bà Thanh và một số thân hữu khác, cũng kể lại chuyện bà bị những người lạ
mặt ở trại giam nói trên đánh đập dã man. Bà Tân viết: “Tôi, người đã từng chịu biết bao trận
đòn thù từ đám côn đồ giả dạng, và của biết bao địa phương tôi từng đi qua.
Nhưng phải xác nhận một điều, côn đồ trại 6 Nghệ An, đã vượt lên một tầng nấc mới
ở độ điên cuồng, lưu manh và hèn hạ”.
Một cộng tác viên báo chí bất ngờ tự tử trong đồn Công an
huyện, RFA đưa tin. Nạn nhân là Lê Thanh Hiền, “cộng tác viên của
một tờ báo không được nêu tên, bất ngờ được cơ quan công an thông báo là treo cổ
tự tử trong đồn Công an huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang trưa ngày 10/7 sau 1 ngày
bị tạm giam vì cáo buộc lừa đảo”.
Sáng ngày 10/7, vợ ông Hiền đến đồn công an để thăm
chồng nhưng không được cho gặp mặt, đến chiều công an huyện mời lên làm việc.
Bà Hiền kể: “Tại đây công an huyện thông tin chồng tôi đã treo cổ tự tử
chết lúc 14 giờ ngày 10.7”. Ông Hiền là nạn nhân thứ 4, tính từ đầu năm đến
nay, đã qua đời trong khi bị Công an Việt Nam tạm giam, tạm giữ.
Nạn nhân Lê Thanh
Hiền. Ảnh: MTG
Mời đọc thêm: Nguyễn Thúy Hạnh: Kể lại chuyến đi trại 5 Thanh Hóa — Trại
6 (TD). – Chương trình tặng 1.000 cuốn sách “phản kháng phi bạo
lực” (NXB Tự Do). – Hậu Giang: Người đàn ông treo cổ tự tử trong trụ sở công an
huyện(MTG).
Vụ hiến kế dùng lu
chống ngập thành Hồ
Trang Kiến Thức có bài: Đề xuất mua lu chống ngập: Kĩ lưỡng, tâm huyết… sao lại
chỉ trích, thoá mạ? Bà Xuân nói: “Nếu không tâm huyết, không
trăn trở trước nỗi khổ của người dân khi liên tục hứng chịu cảnh ngập nước thì
tôi đã không đề xuất giải pháp này. Tại sao lại chỉ trích, thoá mạ, đe doạ tôi
khi tôi đưa ra giải pháp. Tôi hy vọng luật an ninh mạng sẽ sớm được triển khai
để xử lý những đối tượng này, bảo vệ những người tâm huyết, có nguyện vọng muốn
xây dựng thành phố, đất nước“.
Biếm họa của DAD
Tác giả Đồng Phụng Việt đặt câu hỏi: Tại sao quý vị lại cười?“Công bộc”, “trí thức” như
Bà Xuân không phải là trường hợp cá biệt ở Việt Nam, mà đa số những người đại
diện cho 95 triệu dân ở xứ này, từ trung ương đến địa phương, ở mọi cấp chính
quyền, đều có cái đầu giống hệt như bà Xuân, nhưng người dân không nghĩ ra cách
gì để tống cổ chúng, ngoài chuyện cười chúng?
Tác giả viết: “Đại diện cho quý vị ở đủ mọi
cấp rặt những thứ như thế nhưng quý vị chỉ thi nhau cười. Khi công bộc của quý
vị cũng chẳng khá hơn mà chỉ gồm toàn những kẻ như kẻ sử dụng công quyền cấm quảng
cáo ‘Mở ‘lon’ Việt Nam’ mà quý vị cũng cười… Chẳng ai tội nghiệp quý vị. Đáng đời
quý vị!“.
Báo Lao Động có bài: Cái lu, 120 ngàn tỉ và nguy cơ còn ngập 20 năm nữa.
Theo bài báo, “cái lu” của bà Phan Thị Hồng Xuân “chỉ là một bằng chứng
về sự bế tắc mà thôi”. Bởi vì trong 10 năm qua, TPHCM đã chi đến hơn 22.000
tỉ đồng để thực hiện các dự án chống ngập, đến năm 2020, con số này lên đến hơn
120.000 tỉ đồng.
TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và
biến đổi khí hậu WACC, thuộc ĐH Quốc gia TP HCM cho biết: “Thành phố mới
đi được 30 – 40% công cuộc chống ngập. Với khối lượng còn lại, nếu sắp xếp theo
đúng kế hoạch thì ít nhất 20 năm nữa mới đủ lực giải quyết dứt điểm ngập. Còn nếu
cứ giữ cơ chế như hiện nay, tình trạng ngập sẽ từ chỗ này lấn qua chỗ khác,
phát triển đến đâu là ngập đến đấy”.
Mời đọc thêm: Không khó để giảm ngập hiệu quả, tốn ít tiền (NLĐ).
– Chiếc lu tham gia chống ngập, được không?(SGGP).
– Ý tưởng…không tưởng! (MTG). – Dùng lu chống ngập: Nên thông cảm cho đại biểu (ĐV).
– Chuyên gia y tế lên tiếng về đề xuất… ‘cái lu chống ngập’ (TP).
– Chuyên gia y tế nói gì về giải pháp “cái lu chống ngập”? (DT).
– Cơ chế nào tạo ra những đại biểu gây cười? (RFA).
– Tác giả ‘lu chống ngập’ đòi ‘xử lý’ người chỉ trích sáng kiến
của mình (NV).
Cập nhật vụ chùa
Ba Vàng
Ngày 14/7/2019, hòa thượng Thích Gia Quang, Phó chủ
tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo VN xác nhận, GHPG đã tước hết chức vụ trong giáo hội của sư trụ trì chùa Ba Vàng
Thích Trúc Thái Minh, báo Thanh Niên đưa tin. Sư Quang nói về kết quả họp
Hội nghị Ban Thường trực HĐTS GHPG VN vừa diễn ra tại thiền viện Quảng Đức, TP
HCM: “Sau khi họp thường trực ngày 12 chúng tôi đã thống nhất như thế rồi”.
Sư Quang cho biết: “Sau khi nghe đọc báo cáo
chi tiết về sự việc xảy ra tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh và Đại đức Thích
Trúc Thái Minh… hội nghị nhất trí bãi nhiệm các chức vụ do đại đức Thích Trúc
Thái Minh phụ trách. Giáo hội đã nghiêm khắc kiểm điểm các việc tồn đọng trong
thời gian vừa qua”.
Báo Đại Đoàn Kết có bài: Bị bãi nhiệm nhiều chức vụ, Đại đức Thích Trúc Thái Minh vẫn
là trụ trì chùa Ba Vàng. Cụ thể, GHPG VN đã bãi nhiệm các chức vụ: Ủy
viên dự khuyết HĐTS GHPG VN, Phó ban Thông tin truyền thông của GHPG VN, Phó
ban thường trực BTS Phật giáo tỉnh Lai Châu, Ủy viên thường trực BTS Phật giáo
tỉnh Quảng Ninh của sư Thích Trúc Thái Minh. Thế nhưng sư Minh hiện vẫn là trụ
trì chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh.
Mời đọc thêm: Đại đức Thích Trúc Thái Minh chính thức bị bãi nhiệm hết chức
vụ trong Giáo hội (VNN). – Vụ chùa Ba Vàng: Đại đức Thích Trúc Thái Minh bị bãi nhiệm hết
chức vụ trong Giáo hội (NLĐ). – Trụ trì chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh bị tước hết các chức
vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam (TĐ). Mời đọc lại: Không dung túng bất kỳ người tu hành nào vi phạm đạo đức, giáo
luật (TTXVN).
SAGRI và Lê Tấn
Hùng
Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Trước khi bị bắt, ông Lê Tấn Hùng nói gì về sai phạm của
mình? Vụ Công ty CP Lâm nghiệp Sài Gòn (Forimex – công ty thành
viên của SAGRI) bán hơn 3,6 ha đất trồng cây lâu năm tại huyện Phú Quốc, Kiên
Giang với giá rẻ, ông Hùng cho rằng Forimex đã làm các thủ tục chuyển nhượng để
trình Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang. Theo ông Hùng, Forimex không có vi phạm Hợp
đồng thuê đất.
Đối với dự án Phước Long B, quận 9, Thanh tra TP lưu
ý vụ SAGRI, công văn ngày 16/5/2017 cam kết chưa huy động vốn trong khi doanh
nghiệp được ủy quyền là Công ty Phong Phú đã huy động vốn của khách hàng từ năm
2012 “là không trung thực và có khả năng gây thiệt hại cho doanh nghiệp”.
Ông Hùng giải trình, Công ty Phong Phú đã không thông báo nên Sagri chưa được
biết.
Zing có đồ họa: Con đường dẫn đến lao lý của ông Lê Tấn Hùng.
VietNamNet đặt câu hỏi: Công ty ông Lê Tấn Hùng gây hàng loạt sai phạm đang làm ăn
ra sao? Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) chỉ đạt lợi nhuận
sau thuế năm 2018 được khoảng 1,3 tỉ đồng, bằng 2,1% so với lợi nhuận năm
2017. “Nếu Sagri chấp nhận và thực hiện theo ý kiến của Công ty Kiểm
toán độc lập AASCS, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này thậm chí sẽ chịu
khoản lỗ lên đến gần 5 tỷ đồng”.
Mời đọc thêm: Trước khi bị bắt, nguyên Tổng Giám đốc Sagri Lê Tấn Hùng giải
trình thế nào? (VTC). – SAGRI dưới thời ông Lê Tấn Hùng“ xuống dốc không phanh” như
thế nào? (ĐSPL). – Ông Lê Tấn Hùng, SAGRI và các thương vụ chuyển nhượng đất
công giá bèo (VNN). – Di lý ông Lê Tấn Hùng ra Hà Nội: Chuyện bình thường (ĐV).
Mường Thanh và Lê
Thanh Thản
VietNamNet đưa tin: Bất ngờ bị thu hồi sổ đỏ, dân ‘chung cư ông Thản’ khóc dở mếu
dở. Một cặp vợ chồng sống ở tầng 4 tòa nhà CT6A, thuộc tổ hợp chung cư
Bemes, cho biết, họ có ý định vay tiền ngân hàng nên đã gửi hồ sơ đề nghị đăng
ký thế chấp, nhưng Văn phòng đăng ký đất đai cho biết, từ tháng 1/2019 Sở
TN&MT đã có quyết định thu hồi và huỷ giấy chứng quyền sử dụng đất, nhà ở,
mà sở này đã cấp cho căn hộ trước đó.
Nhiều hộ dân sống trong tòa nhà CT6B, thuộc tổ hợp
chung cư Bemes, cũng nhận được thông báo tương tự. Có người nói: “Hiện
tại người dân muốn giao dịch mua bán, chuyển đổi đều rất khó khăn, giờ chúng
tôi không có gì chứng minh mình là chủ nhân của ngôi nhà này”.
Trang Tin Tức VN đặt câu hỏi khá nhạy cảm về vụ khởi tố ông Lê Thanh Thản: Sai phạm Mường Thanh diễn ra từ
bao giờ, dưới thời lãnh đạo Hà Nội nào? Bài báo cho biết, các sai
phạm của Tập đoàn Mường Thanh xảy ra dưới thời kỳ ông Nguyễn Thế Thảo làm Chủ tịch
UBND TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2007 – 2015. Riêng ở khu đô thị Linh Đàm, sai phạm của
tập đoàn này diễn ra dưới thời ông Nguyễn Mạnh Hoàng làm Chủ tịch UBND quận
Hoàng Mai.
Kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội cũng nêu rõ, “các
vi phạm diễn ra trong thời gian dài nhưng không bị phát hiện, xử lý”, khiến
cho các dự án chung cư của tập đoàn Mường Thành thoải mái phá vỡ quy hoạch của
thủ đô VN.
Mời đọc thêm: Vụ
ông Lê Thanh Thản bị khởi tố: ‘Người thông cảm, kẻ hả hê’? (BBC).
– Dân ở ‘chung cư ông Thản’ bất ngờ khi bị thu hồi sổ đỏ (Zing).
– Dân ở ‘chung cư ông Thản’ bất ngờ khi bị thu hồi sổ đỏ (VNN).
– ĐBQH chỉ đích danh trách nhiệm của các ban ngành về những
sai phạm của Mường Thanh (NĐT). – Soi khối tài sản khủng của ‘bóng hồng’ đứng sau ‘đại gia điếu
cày’ Lê Thanh Thản (TTVN).
Alibaba và các vụ
chia lô, bán nền trái phép
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Công ty Alibaba phân phối ‘dự án ma’ cho những chủ đất nào ở
Phú Mỹ? Theo Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, Công ty Alibaba đã hợp tác với 5 doanh nghiệp để phân phối nền đất tại các
“dự án ma” trên địa bàn TX Phú Mỹ.
Cụ thể, các công ty đã hợp tác với Công ty Alibaba gồm:
Công ty CP Alibaba Law Firm, Công ty CP BĐS địa ốc Chiến Binh Thép, Công ty CP
địa ốc đầu tư và phát triển Spartaland, Công ty CP BĐS Chiến Thắng và Công ty
TNHH Alibaba Tân Thành.
Báo Đất Việt dẫn lời cảnh báo của Hiệp hội BĐS TP
HCM, HoREA: Dự án ma có liên quan đến cán bộ cơ sở. Cụ thể,
ngày 12/7/2019, hiệp hội này đã gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và
các Bộ, ngành liên quan về tình trạng phân lô, bán nền trái phép, sốt đất ảo diễn
ra tại TP. HCM và một số tỉnh thành.
Theo văn bản nói trên của HoREA, “thực trạng
nhiều khu đất trồng cây nông nghiệp, không có trong quy hoạch đất ở, đất dự án
bất động sản nhưng bị phân lô, bán nền trái pháp luật” diễn tiến ngày
càng phức tạp, khiến nhiều người dân đổ tiền đầu tư bị thiệt hại, gây mất an
ninh trật tự, phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị của các địa phương.
Mời đọc thêm: Lộ liên minh trong địa ốc Alibaba khiến khách hàng sập bẫy (ĐV).
– Ai gây ra sốt đất ảo, phân lô bán nền trái phép? (NLĐ).
– ‘Nở rộ’ phân lô bán nền tạo sốt đất ảo: Cò đất đã lợi dụng lỗ
hổng pháp luật như thế nào? (VNF). – Những “liều thuốc”pháp lý để trị nạn phân lô bán nền trái
phép (PLTP). – Cò, đầu nậu, DN BĐS bất lương… là thủ phạm của sốt ảo (TN).
Tin môi trường
Sau khi ngừng nhận nước từ hồ Tây, nước sông Tô Lịch trở lại màu đen kịt và hôi thối, cá chết
la liệt, VOV đưa tin. Trước đó, tình trạng ô nhiễm ở hồ này đã giảm bớt
khi được tiếp nước từ Hồ Tây. “Giờ đây sông Tô Lịch quay lại với hiện
trạng cũ. Màu nước đen kịt và có mùi hôi. Mực nước sông Tô Lịch đã quay lại mức
bình thường và gần như không chảy nên ở nhiều đoạn xác các cùng bùn lộ rõ ở dưới
đáy sông”.
Một người dân sống ở gần đầu nguồn sông Tô Lịch cho
biết: “Từ ngày hôm qua (13/7), ngay sau khi dừng bơm nước, nước không
còn chảy, nước sông Tô Lịch bắt đầu cạn là đã thấy cá chết xuất hiện. Càng đến
trưa, cá chết càng nhiều”.
Trang An Ninh Thủ Đô có bài: Chuyên gia nói về đề xuất “giải cứu” sông Tô Lịch bằng nước
sông Hồng. Bài viết lưu ý, có người phản đối rằng “việc bổ cập
nước sông Hồng vào sông Tô Lịch sẽ đẩy phần chất bẩn xuống hạ lưu, ảnh hưởng đến
đời sống nhân dân”. Nước của hồ Tây, hồ lớn nhất Hà Nội đã không “cứu” nổi
sông Tô Lịch thì các giải pháp tương tự hầu như chỉ lãng phí thời gian và tiền
bạc của dân.
Mời đọc thêm: Sông Tô Lịch đen kịt trở lại sau 3 ngày nhận 1 triệu m3 nước
từ Hồ Tây, cá chết nổi đầy hai bên bờ(SS). – Hình ảnh trái ngược của sông Tô Lịch sau vài ngày xả nước
sông Hồng: Cá chết, nước đổi màu đen trở lại(TQ). – Công nhân môi trường hớt hả vớt cá chết trên sông Tô Lịch (MT&CS).
– Bổ cập nước sông Hồng “giải cứu” sông Tô Lịch: Hạ lưu ô nhiễm
nặng? (DV). – Hàng chục nghìn ha lúa, cây màu đối mặt với hạn hán, xâm nhập
mặn (Tin Tức).
Giáo dục: Các vụ
bê bối
Báo Giáo Dục VN có bài: Sự thật bên trong lớp đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế của Đại
học Trưng Vương. Theo bài báo, “lò” đào tạo thạc sĩ của trường này
không những “chiêu sinh dễ dãi, cùng những lời hứa sẽ đỗ đầu vào 100%”,
mà còn “cho nợ đầu vào và nợ các môn học bổ sung kiến thức”.
Một cán bộ tuyển sinh của ĐH Trưng Vương cho biết: “Trong
quá trình học thạc sĩ tại đây, bên em sẽ linh động về mặt thời gian học cho các
anh chị. Hầu hết anh chị tham gia học thạc sĩ Quản lý kinh tế là cán bộ, những
người đã đi làm nên trường sẽ hỗ trợ tối đa về mặt thời gian đến lớp”.
Trang Ngày Nay bàn về vụ ‘lình xình’ tại trường liên cấp Everest: Quận báo cáo thành
phố! Trường Everest được chính quyền quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội “giao
đất để mở trường cấp 1 và cấp 2 nhưng ngang nhiên mang đất này cho thuê lại. Một
trường cao đẳng đã tổ chức giảng dạy, học tập ngay tại vị trí của trường
Everest bất chấp các quy định hiện hành”.
Báo Giáo Dục VN đặt câu hỏi: Ai cho trường Cao đẳng công nghệ Y- Dược Việt Nam tuyển sinh
ở Hà Nội? Bài báo lưu ý “thông báo lạ” của một trường cao đẳng: “Trường
Cao đẳng công nghệ Y- Dược Việt Nam tuyển sinh cả đối tượng học sinh tốt nghiệp
Trung học cơ sở. Hình thức xét tuyển căn cứ vào sổ học tập trung học cơ sở”.
Cơ sở vật chất của trường này ở Hà Nội cũng không bảo
đảm tiêu chuẩn tối thiểu cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: “Khuôn
viên trường lọt thỏm trong 1 quỹ đất khiêm tốn với 5 tầng trong đó có 3 tầng dưới
được sử dụng để làm phòng tuyển sinh, đào tạo, trung tâm ngoại ngữ – tin học”.
Mời đọc thêm: Học thạc sĩ Quản lý kinh tế ở Đại học Trưng Vương dễ như… ăn
kẹo — Mỗi tuần chỉ vài tiết lên lớp sao Ban Giám hiệu sợ dạy đến
thế? (GDVN). – Kỳ thi THPT Quốc gia: Vì sao Lịch sử, Tiếng Anh ‘đội sổ’ về điểm thi? (Zing).
– Vì sao môn Lịch sử, tiếng Anh THPT Quốc gia 2019 có nhiều điểm
dưới trung bình? (VTC). – Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình đứng ‘chót bảng’ hầu hết môn thi (VNE).
***
Thêm một số tin: Tập Cận Bình nhắc lại ‘đại cục’ khi tiếp Chủ tịch Quốc hội
Việt Nam (VOA). – Chúng ta đang sống thời ‘ngáo danh’? (TT).
– Cháy khủng khiếp chợ ở Đắk Lắk, gần 50 cửa hàng bị thiêu rụi (VTC).
– Doanh
nghiệp “chết đứng” vì bị buộc di dời tài sản cả chục tỉ đồng(NLĐ).
– Văn
hóa xếp hàng: Khía cạnh của danh dự và lòng tự trọng (GDTĐ).
No comments:
Post a Comment