Giữa một rừng tin tức bắt giữ cựu quan chức Sài Gòn
người ta không mấy chú ý một tin khá quan trọng. Đó là trên báo Thanh Niên ngày
04/07/2019 có đăng bài “Hàng ngàn tàu cá nằm bờ vì quy định ‘dài 15m’”, trong
bài báo này có nói đến một quy định quái đản, là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn (Bộ NN & PTNT) không cho phép tàu dưới 15m đánh bắt ở vùng khơi
xa. Chỉ một quy định này họ đã khiến hàng ngàn tàu cá phải nằm bờ. Chuyện nực
cười ở chỗ, có tàu thiếu 10cm vẫn cho nằm bờ. Trong bài báo nói rằng, quy định
“cứng” này gây lãng phí.
Vâng, gây lãng phí là đã rõ rồi. Nó lãng phí những
gì? Lãng phí thứ nhất đó là ngư dân mất một chi phí khổng lồ đóng tàu cho nằm bờ;
lãng phí thứ nhì là ngư dân thất thu và đồng ngành thủy hải sản mất một khoản
thu nhập rất lớn. Một quy định phải nói xét mọi khía cạnh đều không có lợi,
nhưng Bộ NN & PTNT vẫn cho ra quy định này. Khốn nạn thì đã rõ, nhưng ĐCSVN
phải có dụng ý gì chứ? Không có dụng ý ẩn đằng sau đó thì bộ này không làm thế.
Một quyết định mất lòng dân, lãng phí tài sản nhân dân, làm kinh tế đất nước
thiệt hại nhưng họ vẫn làm. Phải có một lý do đủ lớn, lớn hơn ý nguyện nhân dân
nhiều lần thì họ mới ra quyết định này. Để giải thích thì cần phải xâu chuỗi sự
kiện mới rõ vấn đề.
Hàng chục năm qua, ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ
đã bị Trung Cộng bắn chết nhiều vô số kể. Lãnh hải của Việt Nam đã được chính
quyền CSVN gật đầu công nhận với phía Trung Cộng từ lâu rồi, nhưng họ vẫn nói xạo
với nhân dân mình rằng “đó là biển Việt Nam”. Chính vì thế nên chính quyền CSVN
không thể ngăn cản nhân dân đánh bắt. Sự công nhận này là nó hiện ra ngay trong
hành động của ĐCS. Ngược lại thời điểm ngày 17/3/2014, trong bản tin thời sự
lúc 19h của đài truyền hình quốc gia Việt Nam VTV có phát hình ảnh cuộc họp
trong văn phòng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có treo tấm bản đồ hình lưỡi bò. Lúc
đó cộng đồng mạng phản ứng dữ dội, đoạn clip trên bị VTV rút khỏi youtube sau
đó. Điều này cho thấy chủ trương nhất quán của chính quyền CSVN là thuần phục.
Như ta biết, các cuộc thăm thú của các lãnh đạo
trong Bộ Chính Trị ĐCSVN sang Trung Quốc cứ tấp nập diễn ra từ năm này đến năm
khác. Và hiện nay bà Nguyễn Thị Kim Ngân đang ở Bắc Kinh và dẫn theo vô số quan
chức từ lãnh đạo thuộc khối Quốc hội, đến lãnh đạo khối Chính phủ, và cả lãnh đạo
thành phố lớn như thành phố Sài Gòn đều tháp thùng theo bà Ngân. Đây là một hiện
tượng bất thường. Nó tựa như lãnh đạo tỉnh về Trung Ương họp vậy, những người
này sẽ nhận chỉ thị trong trách nhiệm của mình rồi về nước triển khai chăng?
Đây là nghi ngờ có cơ sở không phải là câu nói đùa. Sự quan hệ giữa chính quyền
CSVN với Trung Quốc dính rất chặt, còn chặt hơn cả sự quan hệ Việt Nam với các
nước trong khối ASEAN – khối mà Việt Nam là thành viên.
Quay trở lại cái quy định quái đản của Bộ NN &
PTNT ta thấy có lợi cho ai? Thứ nhất là có lợi cho Trung Quốc, vì qua quyết định
này chính quyền đã loại bỏ được lượng tàu rất lớn đánh bắt cá trên vùng biển mà
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nhằm giúp chính quyền Bắc Kinh chiếm lấy lãnh hải;
Thứ nhì giúp cho chính quyền CSVN khỏi bị nhân dân chỉ trích “hèn với giặc” khi
có ngư dân bị bắn giết trên biển. Đó là 2 cái lợi nó dẫn đến quyết định quái đản
của Bộ NN & PTNT.
Quan chức Việt Nam sang Bắc Kinh tấp nập, và đồng thời
ở Việt Nam họ ra chính sách phục vụ ý đồ cho Trung Quốc. Nếu ghép 2 hiện tượng
này lại thì bản chất vấn đề sẽ nổi lên ngay. Bản chất gì? Đó là quan chức Bộ
Chính Trị đi sang Bắc Kinh nhận chỉ thị để về làm chính sách. Chính sách cho
dân cho nước Việt ư? Không! Họ làm chính sách cho Tàu Cộng. Và thực tế có rất
nhiều chính sách như thế đã ban hành. Có chính sách vấp phải sự phản ứng của
nhân dân buộc họ phải âm thầm thực hiện như lập Đặc Khu, có những chính sách
trót lọt như ra Luật An Ninh Mạng, cho tiền Tàu lưu thông trên 7 tỉnh biên giới
Việt, hay lắp camera nhận diện khuôn mặt để theo dõi công dân vv… Và nay là cái
quyết định quái đản của Bộ NN & PTNT cũng không ngoài mục đích là phục vụ
cho quan thầy. Chính quyền thái thú, đó mới là bản chất đúng của chính quyền
CSVN.
------------------
Tham
khảo:
No comments:
Post a Comment