Wednesday 30 November 2016

XIN LỖI CẢ NƯỚC! CHO PHÉP LÃO GIÀ NÀY ĐƯỢC TỰ DO “KHEN” LÃO PHI- ĐEN BA PHÁT (Tô Hải)




Tô Hải
Posted by adminbasam on 30/11/2016

Trong buổi hội đàm ở Moscow ngày 29-4-1963, Khrushev thích thú ngắm nhìn Fidel Castro châm xì gà, tay đeo 2 đồng hồ ROLEX. Ảnh: Dmitri Baltermants.
.
Chuyện ông Phi nước Cu chết làm cho các trang mạng xã hội bị quá tải về những ý kiến vui mừng, mỉa mai, diễu cợt… thậm chí có ý kiến còn đánh giá là “tên độc tài bảo thủ cuối cùng hơn cả Nguyễn phú Trọng” đã ra đi!

Riêng tớ, biết hắn từ thời hắn mới ngoài 18 tuổi, đang là con nhà giầu, bằng cấp học vị tiến sỹ, mà dám vứt bỏ hết để đi làm cách mạng, y như tớ và lứa bạn bè, đồng học cùng thời. Tớ cảm phục nhất là hắn trực tiếp cầm súng chiến đấu … Rồi thất bại! Rồi vào tù, rồi ra tù, vẫn tiếp tục cầm súng chiến đấu, lật đổ chế độ độc tài Batista, để rồi bắt đầu suy thoái, tự diễn biến vì ĐI THEO… CỘNG SẢN!

Từ chỗ là một anh ngoài đảng, hắn đã thay Blas Roca nhảy một phát lên Tổng Bí Thư rồi ngồi lỳ trên vai “vua Cuba” suốt nửa thế kỷ, mang tới cho dân bị trị đủ mọi thứ nghèo đói, thiếu thốn, bất công, đàn áp, của một thể chế … “mù” chống gậy đi tìm cái nơi không bao giờ dẫn đến: “Thiên đường Chủ nghĩa xã hội”… đại bịp cả!

Và hình ảnh chàng trai Mỹ Latin kiểu Fidel, Che Guevarra, để râu xồm, tay cầm súng, coi “cái chết tựa lông hồng” luôn gây ấn tượng cho lũ trai trẻ 18-20 chúng tớ suốt 2 cuộc chiến tranh. Cho đến khi… cũng như những kẻ cộng sản cuồng tín khác, dần dần, theo đúng quy luật, tất cả đều đã đi theo con đường sa đọa của “siêu quyền” và “siêu lực” mà đi dần tới chỗ… hết tồn vong.

Và tớ, một kẻ cách đây 30 năm, do… “đại suy thoái” nên đã xếp hắn, cũng như những kẻ “còn lâu mới bằng hắn” vào danh sách những kẻ phải ra tòa khi có nổ ra những vụ Timisoara mới!

Ấy thế mà lần này khi nghe thông báo về cái chết của hắn, tớ bỗng thấy cần phải mạnh dạn lên tiếng “khen” hắn mấy điều:

1- Dù nhường ngôi cho em ruột Raul lên nắm quyền hành, hắn rất ít khi phát ngôn những gì có tính chất chỉ đạo, đặc biệt hắn không để lại một di chúc nhắc nhở hậu duệ cần phải làm. Ví dụ: “Dù có phải lấp cạn bãi biển Hironde, dù có phải san bằng dãy Sierra Maestra cũng kiên quyết đưa nhân dân Cuba tiến lên xã hội chủ nghĩa”…

2- Hắn không yêu cầu sau khi hắn chết nên chôn cất ở đâu, phải lo cho nơi trú chân của đồng bào khi đến thăm hắn như thế nào.

3- Và điều “anh dũng cuối cùng” là: Hắn đã yêu cầu được HỎA TÁNG, không hề đề cập đến tro cốt để ở đâu hay rải xuống sông, xuống biển hay giữ lại để thờ phụng ở nơi nào!

Trong khi đó báo chí, truyền hình, phát thanh của nhà nước này thì rất sợ “nóng” vì hai chữ “hỏa táng”, vì nó chạm vào quá nhiều vấn đề tế nhị (?). Ngay sáng nay 30/11/202016, Tuổi Trẻ vẫn viết ở trang 20 như sau: “Ngày hôm nay (30/11) tro cốt của lãnh tụ Fidel được đưa về phía đông của Santiago de Cuba, nơi ông đã khởi xướng cuộc cách mạng huyền thoại. Ông sẽ được an táng tại nghĩa trang Ifigenia của thành phố vào ngày 4/12”.

Rứa thì nà nàm thao? “Hỏa thiêu” thì vẫn bị bịt kín mà lại có “tro cốt”được đưa về…? “An táng tro cốt?” một khái niệm mới trong kho tàng sáng tạo của ngôn từ báo chấy của đảng – nhà nước?




No comments:

Post a Comment

View My Stats