Wednesday 27 April 2016

QUAN HỆ MỸ - CUBA (Danielle Renwick, CFR)





Danielle Renwick, CFR
An Võ chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Apr 28, 2016

Giới thiệu

Ngày 11 tháng Tư năm 2015 đánh dấu cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa nguyên thủ hai quốc gia từng rơi vào trạng thái thù địch từ năm 1961. Cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chù tịch Cuba Raul Castro được diễn ra bốn tháng kể từ khi Hoa Kỳ thông báo bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, và cuối cùng là chuyến thăm vào tháng Ba 2016 của Tổng thống Obama tới Cuba.

Từ những năm 1960, chính quyền Hoa Kỳ vẫn duy trì chính sách cấm vận về kinh tế và cô lập ngoại giao đối với Cuba. Sự thay đổi trong quan hệ hai nước, bước đầu là trao đổi tù binh, và thả tự do cho nhà thầu Mỹ tại Cuba, đã lóe lên triển vọng tốt đẹp cho tương lai kinh tế Cuba và quan hệ của Mỹ với khu vực Mỹ Latinh. Tuy nhiên, chính sách cấm vận thương mại đối với quốc gia cộng sản này vẫn sẽ được tiếp tục cho đến khi nhận được sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro. Ảnh: Reuters/CFR

Lịch sử

Mối quan hệ căng thẳng Mỹ–Cuba bắt nguồn từ Chiến tranh Lạnh. Năm 1959, Fidel Castro và nhóm các nhà cải cách nhanh chóng lên cướp chính quyền ở Havana, lật đổ Fulgencio Batista. Mặc dù còn nhiều hoài nghi tư tưởng cộng sản của ông, Hoa Kỳ giờ đây đã bắt đầu công nhận chính phủ của Castro. Tuy nhiên, khi chính quyền Castro tăng cường giao thương với Liên bang Soviet, quốc hữu hóa ac´c tài sản vốn thuộc sở hữu của Hoa Kỳ và tăng thuế nhập khẩu sản phầm từ nước này, thì Hoa Kỳ đã đáp trả bằng các lệnh trừng phạt kinh tế. Sau trù dập nhập khẩu đường của Cuba, Washington tiếp tục ban hành lệnh cấm gần như tất cả các mặt hằng xuất khẩu tới nước này. Cấm vận kinh tế thậm chí được mở rộng sang cả việc đi lại giữa hai nước.

Năm 1961, mối quan hệ Mỹ–Cuba xấu đi nhanh chóng, cùng lúc Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành nhiều hoạt động chống lại chính quyền Castro. Chiến tranh Vịnh Pig năm 1961, nỗ lực được CIA hỗ trợ ngầm để lật đổ chính phủ đương thời của Cuba đã tiếp thêm dầu cho chủ nghĩa dân tộc và những hoài nghi của Cuba. Sự kiện nay cũng đã thúc đẩy những thỏa thuận bí mật giữa Cuba và Liên bang Soviet như bắt tay xây dựng bệ phóng tên lửa ở Cuba. Kế hoạch đến tai chính phủ Hoa Kỳ tháng Mười năm 1962. Tiếp theo sau đó là 14 ngày hai nước án binh bất động. Theo lệnh Tổng thống Kennedy lúc bấy giờ, Hoa Kỳ điều động tàu chiến xung quanh hòn đảo Cuba và yêu cầu phá hủy bệ phóng tên lửa. Khủng hoảng tên lửa ở Cuba kết thúc với sự thỏa hiệp rằng khu vực bệ phóng sẽ được tháo dỡ nếu Hoa Kỳ cam kết không tấn công Cuba. Hoa Kỳ đồng thời bí mật đồng ý di dời vũ khí hạt nhân khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Tiếp sau sự kiện năm 1961–62, thậm chí kéo dài cả khi Liên bang Soviet sụp đổ, Cuba hứng chịu sự cô lập về cả kinh tế lẫn ngoại giao. Các lệnh trừng phạt được củng cố thêm với Luật Dân chủ Cuba 1992 và Luật Helms-Burton 1996, và sẽ không được xóa bỏ nếu như Cuba không tổ chức bầu cử tự do và công bằng để chuyển sang chính phủ dân chủ, Chủ tịch đương nhiệm Castro phải từ chức. (Ông Raul từng đề cập sẽ rời ghế vào năm 2018.) Lệnh trừng phạt về thương mại đã được điều chỉnh cho phép nhập khẩu một số mặt hàng nông sản và thuốc men vào Cuba. Tuy nhiên, chính phủ Cuba ước tính tổn thất do cấm vận về thương mại hơn 50 năm qua vào khoảng 1,126 tỉ USD.

Thách thức quan hệ MỹCuba

Ngay từ khi nhậm chức, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có nhiều nỗ lực hàn gắn quan hệ với Cuba. Năm 2009, lệnh cấm liên quan đến kiều hối và tự do du lịch đến Cuba do Tổng thống tiền nhiệm Georgre W. Bush đã được giảm nhẹ và phần nào gỡ bỏ. Trong nhiệm kì đầu tiên, Obama cho phép các doanh nghiệp viễn thồng của Mỹ tới Cuba cung cấp dịch vụ vệ tinh, đồng thời người dân Mỹ được gửi kiều hối về Cuba (người nhận không được là họ hàng thân thích) và đến Cuba vì mục địch giáo dục hoặc tôn giáo.

Cả hai quốc gia cũng cho thấy nhiều nỗ lực hàn gắn cho tới khi nhân viên thầu thuộc tổ chức Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID), Alan Gross, bị chính quyền Cuba tạm giam ở Havana năm 2009. Gross đến Cuba để lắp đặt thiết bị viễn thông và đường truyền Internet cho cộng đồng người Do Thái. Ông bị chính quyền cáo buộc tội danh chống phá nhà nước Cuba và bị tuyên án tù 15 năm. Thời điểm đó, Raul Castro muốn đảm bảo an toàn cho nhóm mật vụ gồm năm người Cuba bị bắt giữ năm 1998 ở Miami, và kết tội năm 2001 ở Hoa Kỳ. Sau này năm người đó được người dân Cuba ca tụng như anh hùng.

Mối quan hệ giữa Cuba–Mỹ xấu đi còn do một vấn đề khác bắt nguồn từ định kiến của Hoa Kỳ với Cuba cho rằng đây là nước tài trợ khủng bố. Quan điểm này lần đầu xuất hiện thời điểm khi Fidel Castro huấn luyện quân nổi dậy ở Trung Mỹ năm 1982. Castro thông báo năm 1992 rằng Cuba sẽ không hỗ trợ bất cứ cuộc nổi dậy nào ngoài biên giới Cuba, đồng thời Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng khẳng định trong báo cáo thường niên năm 2013 rằng không có bằng chứng nước này cung cấp vũ khí hay huấn luyện các nhóm khủng bố. Tuy nhiên, Cuba hiện vẫn nằm trong danh sách này. Như vậy sẽ rất khó khăn để hai nước nối lại quan hệ ngoại giao. Chỉ đến tháng Năm 2015, Cuba mới được Hoa Kỳ đưa ra khỏi danh sách.

Vấn đề quyền con người ở Cuba tiếp tục là một mối lo với các nhà hoạch định chính sách ở Hoa Kỳ. Trong báo cáo năm 2014, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền chỉ ra rằng Cuba “thực hiện nhiều hành động cưỡng chế các cá nhân hay các nhóm kêu gọi hành động vì quyền con người hoặc chỉ trích chính phủ” bằng biện pháp giam lỏng, hạn chế đi lại, đánh đập, và lưu đày. Năm 2015, theo Ủy ban Cuba về Quyền Con người và Thống nhất Quốc gia (Cuban Commission for Human Rights and National Reconciliation – CCDHRN), thì chính phủ Cuba tiến hành hơn 8.000 lượt giam lỏng các nhà hoạt động chính trị.

Nội bộ chính trường Hoa Kỳ cũng gây ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Cộng đồng người Mỹ gốc Cuba ở Nam Florida vốn có nhiều ảnh hưởng đến chính sách của Hoa Kỳ đối với Cuba, cả hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ đều e ngại nếu không duy trì được lượng phiếu ủng hộ của cộng đồng này sẽ tạo ra biến động tới kì bầu cử tổng thống. Cộng đồng người Cuba lưu đày ở Miami, chiếm đến 5% dân số khu vực này, “là nhóm ủng hộ mạnh mẽ cho nhiều kỳ bầu cử tổng thống từ năm 1980”, theo Arturo Lopez-Levy, báo chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, xu hướng gần đây cho thấy Obama đại diện Đảng Dân chủ dành được số phiếu đông đảo của cộng đồng người Mỹ gốc Cuba bang Florida năm 2012.

Lập lại quan hệ hữu nghị MỹCuba

Vào ngày 17 tháng Mười hai năm 2014, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Raul Castro chính thức thông báo nối lại quan hệ ngoại giao lần đầu tiên sau hơn 50 năm. Thông báo này bắt đầu với việc trao trả tù nhân giữa hai nước: ba trong năm người Cuba của nhóm mật vụ (hai người kia được thả năm 2011 và đầu năm 2014) được trao đổi với một đặc vụ người Mỹ bị giam giữ ở Cuba gần 20 năm, Rolando Sarraff Trujillo. Ông Gross, nhà thầu của USAID, cũng được phóng thích với lý do nhân đạo cùng sáng hôm đó. Thỏa thuận được thực thi sau 18 tháng trao đổi bí mật giữa Mỹ–Cuba, nhờ những nỗ lực thúc đẩy của Đức Giáo hoàng Francis.

Bên cạnh sự kiện phóng thích tù binh, chính phủ Hoa kỳ đồng ý nới lỏng lệnh cấm chuyển kiều hối, đi lại, hay một số hoạt động tài chính khác (xem hình ảnh minh họa kèm theo). Cuba cũng đồng ý thả 53 tù nhân chính trị. Chính phủ Hoa Kỳ xác nhận vào tháng Một năm 2015 rằng tất cả 53 tù nhân mà Cuba công bố đã được phóng thích. Đại sứ quán ở hai nước được mở lại vào tháng Bảy năm 2015. Nhưng đến tháng Tám năm 2015, Nhà Trắng vẫn chưa chỉ định đại sứ đến Cuba.

Quan hệ Mỹ - Cuba qua các số liệu

Ngày 20 Tháng 3 năm 2016 vừa qua, Tổng thống Obama đã tới Havana đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một vị tổng thống đương nhiệm từ khi Tổng thống Calvin Coolidge đến thăm hòn đảo này vào năm 1928. Trong bài phát biểu tại thủ đô Cuba, vốn được phát sóng trực tiếp cùng với Chủ tịch Raul Castro ngồi trong hàng ghế bên dưới, Tổng thống Obama đã nhắc lại lời kêu gọi dỡ bỏ cấm vận. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh những cải cách cần thiết nhằm mở rộng hệ thống chính trị của Cuba, rằng, “ngay cả nếu chúng ta dỡ bỏ cấm vận vào ngày mai, người dân Cuba sẽ không nhận ra tiềm năng của họ nếu như không tiếp tục có sự thay đổi ở Cuba.” Trong chuyến thăm này ông Obama cũng đã thực hiện các cuộc gặp gỡ với những nhân vật bất đồng chính kiến tại đây.

Bắt đầu tư Một năm 2015, nhiều quy định mới về đi lại và thương mại giữa hai nước đã được thực thi cho phép người dân Mỹ tới Cuba du lịch mà không cần giấy phép của chính phủ. Các hãng hàng không được phép cung cấp dịch vụ đến Cuba và du khách được phép chi tiêu ở đất nước này. Quy định mới cũng nới lỏng trừng phạt kinh tế trước đây bằng cách cho phép:

  •       Du khách được dùng thẻ tín dụng và ngân hàng của Mỹ.
  •       Các công ty bảo hiểm được phép chi trả tiền bảo hiểm y tế, sức khoẻ và du lịch cho các cá nhân sống và du lịch đến Cuba.
  •       Ngân hàng được tham gia hỗ trợ các giao dịch ủy quyền.
  •       Công ty của Mỹ được đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ.
  •       Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng cho các công ty tư nhân Cuba.

Hoa Kỳ đã nới lỏng trừng phạt thương mại và hạn chế đi lại lần thứ hai hồi tháng Giêng năm 2016, và một lần nữa tháng Ba năm 2016 trước chuyến thăm Cuba của Obama. Tuy nhiên, Quốc hội Hoa Kỳ vẫn giữ chặt kiểm soát tới khi các lệnh trừng phạt kinh tế, và như vậy, theo các chuyên gia thì việc xóa bỏ Luật Helms-Burton không phải ngày một ngày hai. Nhiều thành viên Quốc hội từ hai đảng, bào gồm cả Thượng Nghị sĩ người Mỹ gốc Cuba Marco Rubio và Robert Menendez phản đối bình thường hóa quan hệ và cho rằng nỗ lực này không có mấy ảnh hưởng đến tình hình nhân quyền ở Cuba.

Dư luận

Nhiều cuộc trưng cầu ý kiến được tổ chức tháng Mười hai năm 2014 sau khi thông báo nối lại quan hệ Mỹ–Cuba cho thấy đa số ủng hộ quyết định này. Trong kết quả thăm dò ý kiến do tổ chức Nghiên cứu Pew thực hiện, có 63% người Mỹ ủng hộ bình thường hóa quan hệ ngoại giao và 66% mong muốn xóa bỏ cấm vận thương mại. Cuộc thăm dò do báo Washington Post và ABC News cho thấy 74% số người tham gia ủng hộ xóa bỏ lệnh cấm đi lại. Theo thăm dò tại Đại học Quốc tế Floria hồi tháng Sáu năm 2014, phần lớn người Mỹ gốc Cuba ủng hộ bình thường hóa quan hệ và kết thúc lệnh trừng phạt, cho thấy thái độ về Cuba của thế hệ trẻ đã có sự chuyển biến tích cực. Thăm dò của Viện Bendixen & Amandi năm 2015 thấy rằng 97% người dân Cuba ủng hộ lập lại quan hệ với Hoa Kỳ. Tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba được nhiệt tình ủng hộ ở khu vực Mỹ Latinh, nơi mà chính sách Hoa Kỳ với Cuba – cụ thể là chính sách cấm vận và định kiến thân khủng bố – từng không phổ biến.

Quan hệ Mỹ–Cuba nhận được sự ủng hộ của đông đảo dư luận quốc tế, đặc biệt ở khu vực Mỹ Latinh. Năm 2013, Liên Hiệp Quốc chấp thuận nghị quyết lên án lệnh trừng phạt kéo dài liên tiếp 22 năm của Hoa Kỳ đối với, với 188 quốc gia ủng hộ, chỉ có Hoa Kỳ và Israel phản đối.

© 2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info






No comments:

Post a Comment

View My Stats