Thursday, 21 April 2016

SẼ CHỌN MẶT AI ? (Jonathan London)





Posted on April 21, 2016 

V/v “Bộ Tài chính Mỹ ngày 21/4 thông báo đổi thiết kế tiền giấy của nước này nhằm giới thiệu nhiều hơn những nhân vật nữ như bà Harriet Tubman, người tranh đấu xóa bỏ chế độ nô lệ.” (Zing News):

Rất mừng chính phủ Hoa Kỳ đang thực hiện những thay đổi này. Hay lắm, đặc biệt ở thời điểm này. Thay đổi này tất nhiên là đầy ý nghĩa biểu tượng. Song, những thay đổi này sẽ có ý nghĩa hơn nếu đì cùng với những chính sách nhằm tạo nhiều cơ hội kinh tế hơn cho mọi người dân Mỹ và giảm sự ảnh hưởng của cái gọi là 1%.

Việc mặt của Martin Luther King sẽ ở mặt sao của tờ 5 đô với Abraham Lincoln là quá hay. Việc sẽ có mặt của H. Tubman thay vị Andrew Jackson (người đã thủ tiêu vô số người ‘da đỏ’ và đã chống lại phòng trào xóa nô lệ) quá là phù hợp. Trong một thời điểm mà nhiều người đang lo về nền chính trị của Mỹ thì những thay đổi này nhắc lại  chúng ta về những đặc điểm hứa hẹn nhất và hay nhất của Mỹ.

Trong những nhân vật khác sẽ có trên các tờ tiền $5 đô và $10 đô các có Eleanor Roosevelt, một người không chỉ là vợ của Tổng Thống Roosevelt mà là nhà dấu tranh, trí tuệ, và chính khác giỏi vì một nước Mỹ công bằng hơn cũng như hòa bình trên thế giới. Cuối cùng xin nêu trường hợp Cá sĩ Marion Anderson, một nữ ca sĩ nổi tiếng trên thế giới nhưng bị tự chối hát trong một số nhà hát trong chính nước mình.

Vậy, nếu các bạn phải chọn những nhân vặt nữ hay dân tộc cho các tờ tiền Việt Nam (từ xưa cho đến 1945) sẽ chọn những ai và vì sao? Cũng là một dịp để suy ngẫm về lịch sử của Việt Nam và dậy cho ông tây này một số điều về lịch sử xã hôi của Viêt Nam chưa từng biết.

JL

Để đọc thêm hai bài bằng tiếng Việt xem đây:

  1. http://lendongxuongdoai.info/dollarsandsense/?p=5400

  1. http://news.zing.vn/my-se-in-hinh-nhieu-phu-nu-tren-dong-dola-post643683.html


Bà Eleanor Roosevelt

Bà Harriet Tubman, người anh hùng chống chế độ nỗ lễ

Các Bà dã đầu tranh cho các quyền chính trị xã hội

Martin Luther King  

Cá Sĩ Marion Anderson, nổi tiếng trên thế giới nhưng bị tự chối hát trong một số nhà hát trong chính nước mình.




No comments:

Post a Comment

View My Stats