.
Ống
nước xả thải ngầm dưới đáy biển Vũng Áng. Ảnh: Infonet.vn
Tôi chỉ xin phép vắn tắt vài hàng trình bày quan điểm
của một kỹ sư xưởng ở Canada, sau khi đọc những bài viết và tin tức về “vụ
cá chết đầy bờ biển ở miền Trung Việt Nam”.
Tôi đã từng đảm nhiệm chức vụ kỹ sư công trình
(Project Engineer) lo bảo trì máy móc và nâng cao chất lượng vận hành cho nhiều
nhà máy của công ty QIT-Quebec Iron & Titanium Inc. (Sorel, Quebec) trong
12 năm (1980-1992). Tôi đã từng chịu trách nhiệm thiết kế, vẽ sơ đồ, chế tạo
thiết bị, làm hồ sơ kỹ thuật, đệ trình ngân sách và đứng ra coi sóc nhà thầu
thiết lập hệ thống sử lý nước thải từ nhà máy ra sông St-Laurent (Quebec) đáp ứng
yêu cầu của Bộ Môi Trường (Environnement Quebec). Mỗi năm nhà máy thải ra sông
hàng trăm tấn chất rắn (khoáng sản, quặng, bùn, sỏi đá cát) làm cho đáy sông bị
ô nhiễm. Tuy rằng chu trình vận hành của nhà máy không bao giờ sử dụng hóa chất,
cho nên mức độ ô nghiễm không nặng nề, không ảnh hưởng động vật, thực vật. Đi
máy bay nhìn từ trên cao sẽ thấy một giòng nước đen sì trôi lơ lửng giữa sông,
vì là chất rắn nặng hơn nước nên mọi chất thải đều lắng đọng xuống đáy. Mỗi
năm, công ty phải mướn nhà thầu sử dụng gầu múc và máy hút để thu hồi chất thải
rồi tái sử dụng vào vật liệu xây cất (nhựa đường asphalte).
Có một công ty hóa chất chuyên sản xuất sơn dầu,
sơn nước, vernis bên cạnh hãng tôi làm, lại bị Bô Môi Trường kiện ra tòa chỉ vì
chất thải ra sông chứa hóa chất cực độc. Cty này phải đóng cửa tuyên bố phá sản
sau vài năm hoạt động.
Ở
đây, tôi chỉ đưa ra một đề nghị đơn giản là yêu cầu các công ty nhà máy liên
quan đến Khu Công Nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) phải đệ trình lên chính phủ bản vẽ
và hồ sơ chu trình sản xuất chính yếu của họ (Flowsheets, Tẹch Spec., Documents
Techniques) để đoàn thanh tra xem họ sử dụng hóa chất gì, nồng độ, khối lượng
và chu trình xử lý chất thải thế nào. Từ đó người dân sẽ biết ai là thủ phạm
gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề.
Sự kiện này làm tôi nhớ lại vụ án cty Vedan gây ô
nhiễm sông Thị Vải năm nào, sau cùng họ (chủ nhân Đài Loan) phải đứng ra bồi
thường cho các hộ dân sống bên cạnh giòng sông. Chưa hết, chuyện “cá chết trên
bốn tỉnh miền Trung” khiến tôi thầm lo ngại cho công trình khai thác quặng Bô
Xít trên Tây Nguyên, đã và đang đi vào sản xuất. Mối quan ngại của tôi nhắm vào
quy trình chuyên chở hóa chất cực độc “Sút” dùng để tách kim loại sắt ra khỏi
quặng Bô Xít. Hóa chất cực kỳ hiểm độc này có tính ăn mòn cao, gây tử vong cho
động vật và tàn phá thực vật nhanh chóng… Ví dụ nếu xảy ra tai nạn giao thông
chiếc xe vận tải chuyên chở bị đổ ra đường, hóa chất vung vãi theo nước mưa ngấm
vào ruộng đồng, sông ngòi, ao cá. Tưởng tượng quang cảnh hãi hùng thế nào!
Trách nhiệm của Nhà Nước và cán bộ kỹ thuật là phải
bảo đảm an toàn cho người dân, bằng bất cứ giá nào, đừng để cho thảm họa kinh
hoàng xảy ra rồi mới tìm biện pháp thì quá muộn rồi.
Tôi thầm tự hỏi: Chính quyền này, lãnh đạo Nhà Nước
này có phải do chính người dân VN bầu lên không? Do đó họ làm gì có tinh thần
“Vì Dân” mà làm việc ?
24-04-2016
Lê Quốc Trinh - Kỹ sư cơ khí về
hưu, Canada
No comments:
Post a Comment