Quốc
Dũng/Người Việt
Wednesday,
April 27, 2016 7:25:50 PM
Bài liên quan
FALLS
CHURCH, Virginia (NV) - Từ ngày 22 đến 24 Tháng Năm tới đây, cựu Trung Tá
Trần Ngọc Huế sẽ từ Virginia đến The Lowell Milken Center for Unsung Heroes, có
trụ sở tại tiểu bang Kansas, để phát biểu trong ngày khánh thành Phòng Triển
Lãm Những Người Hùng Thầm lặng, nơi vinh danh ông.
Ông Trần Ngọc Huế năm 27 tuổi với cấp bậc trung tá.
(Hình: Trần Ngọc Huế cung cấp)
Ông được
vinh danh nhờ cuốn phim tài liệu do hai cô nữ sinh Hailey Reed và Andrea
Sodergren của trường trung học Seaman, thành phố Topica, tiểu bang Kansas, thực
hiện kể về cuộc đời binh nghiệp, những chiến công cùng những năm tháng tù đày của
ông. Và tại viện bảo tàng, ông được dành một góc trang trọng để trưng bày hình ảnh
về mình.
Trong
cuộc chiến Việt Nam, ông Huế được Hoa Kỳ tặng thưởng huy chương Ngôi Sao Bạc
(Silver Star) và huy chương Ngôi Sao Đồng (Bronze Star). Ngoài ra, ông cũng được
chính phủ VNCH tặng Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương cùng nhiều huy chương cao
quý khác.
Phóng
viên nhật báo Người Việt đã có cuộc trao đổi với cựu Trung Tá Trần Ngọc Huế,
còn có tên thân mật khác là Harry, do các cố vấn Mỹ đặt cho ông.
Quốc
Dũng (NV): Thưa
ông, ông có thể chia sẻ cảm xúc của ông khi được vinh danh là “Người Hùng Thầm
Lặng?”
Ông
Trần Ngọc Huế: Tôi
cảm động vô cùng. Cảm động vì một thế hệ người Mỹ trẻ đã nhớ đến, trong khi tôi
chỉ là một người lính của Quân Lực VNCH. Tôi rất cảm ơn những người Mỹ trẻ, đặc
biệt là thế hệ thứ ba sau chiến tranh Việt Nam. Cảm ơn hai cô nữ sinh Hailey
Reed và Andrea Sodergren, dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy sử Susan
Sittenauer, đã thu thập thông tin và dựng một cuốn phim tài liệu ngắn về tôi.
NV: Họ đã liên lạc
với ông như thế nào?
Ông
Trần Ngọc Huế: Cô
giáo Susan Sitternauer, ngoài việc dạy học, còn là thành viên của The Lowell
Milken Center's Hall of Unsung Heroes (Phòng Triển Lãm Những Người Hùng Thầm Lặng),
thuộc The Lowell Milken Center for Unsung Heroes (LMC), có trụ sở tại Fort
Scott, tiểu bang Kansas. Cô Susan, Hailey và Andrea đã đọc cuốn “Vietnam's Forgotten Army, Heroism and Betrayal in the ARVN”
(Một Quân Đội Bị Quên Lãng, Anh Hùng Và Kẻ Phản Bội Trong Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa) của Giáo Sư Sử Học Andrew Wiest, trường đại học University of Southern
Mississippi, một cuốn sách viết về cách quân đội miền Nam Việt Nam hỗ trợ binh
sĩ Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Sau đó, họ liên lạc với tác giả của cuốn
sách, và tiếp theo là tôi.
NV: Ông có biết vì sao họ
chọn ông?
Ông
Trần Ngọc Huế: Theo
như cô giáo Susan Sitternauer nói thì cô có người chú từng là phi công trực
thăng trong chiến tranh Việt Nam và bị tử thương trong cuộc chiến này, vì vậy
cô rất quan tâm đến chiến tranh Việt Nam nên khi đọc tác phẩm của Giáo Sư
Andrew Wiest, cô đã liên lạc với tôi. Bởi vì như cô nói, mục đích của LMC là
tìm những người có thành tích khác thường trong cuộc sống của họ, nhưng không
được công nhận công khai, hoặc trong sách giáo khoa, nhằm phổ biến những câu
chuyện lịch sử đó đến người khác.
NV: Ông nhận xét
cuốn phim tài liệu ngắn về ông như thế nào?
Ông
Trần Ngọc Huế: Hai
cô nữ sinh trung học này đã làm một cuốn phim tài liệu về cuộc đời binh nghiệp,
cùng những năm tháng tù đày của tôi làm tôi rất hãnh diện, tự hào, vì đã có một
sự ghi nhận cho thế hệ hôm nay và mai sau nhớ đến. Tuy nhiên, người được vinh
danh xứng đáng nhất phải là Quân Lực VNCH, một quân lực bất hạnh, hy sinh rất
nhiều, chiến đấu rất anh dũng nhưng cuối cùng đã bị quên lãng.
Giá trị
của cuốn phim nói lên một điều, đã đến lúc người Mỹ nghĩ đến công lao của những
người lính VNCH đã bỏ mình, đã hy sinh để chiến đấu dũng cảm cho quê hương, cho
sự tự do của miền Nam Việt Nam, cho sự tự do của thế giới. Tuy nhiên, suốt một
thời gian dài sự hy sinh đó không được nghĩ đến, tưởng nhớ đến. Bây giờ, hai cô
nữ sinh trung học tại thành phố Topica, là quê hương của cựu Tổng Thống Dwight
D. Eisenhower, đã nói lên được tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” đó. Đồng thời,
tôi cũng vui khi biết rằng cuốn phim này đã giúp hai cô nữ sinh nhận được giải
thưởng $10,000 từ LMC, và Tháng Giêng vừa rồi tôi đã đi Topica để trao giải thưởng
cho hai cô.
Ông
Trần Ngọc Huế cùng hai nữ sinh Hailey Reed (giữa) và Andrea Sodergren trong
ngày hai cô nhận giải thưởng $10,000. (Hình: Trần Ngọc Huế cung cấp)
NV: Ông có thể
nói rõ hơn việc những người lính VNCH bị quên lãng?
Ông
Trần Ngọc Huế: Từ
ngày 22 đến 24 Tháng Năm tới đây, Phòng Triển Lãm Những Người Hùng Thầm Lặng
dành một góc để trưng bày hình ảnh về tôi, đồng thời trình chiếu cuốn phim tài
liệu này. Tại đây, tôi sẽ cảm ơn người Mỹ đã nhớ đến tôi, nhưng tôi xin trân trọng
nói với họ rằng, người được vinh danh xứng đáng nhất là Quân Lực VNCH, đó mới
là một tập thể anh hùng vĩ đại nhưng bị quên lãng. Còn tôi chỉ là một cá nhân
góp phần nhỏ bé trong sự hy sinh đó mà thôi.
Chế độ
Cộng Sản đã sụp đổ ở Đông Âu, Liên Xô, và một số nước khác ở Châu Mỹ La Tinh,
không phải ngẫu nhiên mà có, mà phải có sự đấu tranh, sự hy sinh xương máu
trong đó. Và trong cuộc chiến tranh Việt Nam cũng vậy, đã có những người lính
VNCH anh hùng, chiến đấu anh dũng, đã nằm xuống hoặc đã hy sinh một phần thân
thể để bảo vệ cho tự do, dân chủ của miền Nam Việt Nam nhưng không bao giờ được
nghe nhắc đến.
NV: Trong cuộc
trò chuyện với hai nữ sinh, ông đã chia sẻ điều gì với họ?
Ông
Trần Ngọc Huế: Tôi
kể về trận chiến một mất một còn với quân đội Bắc Việt để lấy lại quyền kiểm
soát Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1, nơi đầu não chỉ huy tái chiếm lại Huế vào Tết Mậu
Thân 1968. Trận đánh kéo dài 26 ngày đêm, cuối cùng giải phóng được thành phố
Huế, treo lại cờ VNCH tung bay trên đỉnh Kỳ Đài - Phu Văn Lâu.
Cộng Sản
Bắc Việt gian ác ở chỗ, thời điểm Tết là lúc hai bên đồng ký thỏa thuận hưu chiến,
tức những ngày đó không đánh nhau. Những ngày hưu chiến đó quân nhân về quê ăn
Tết. Thê nhưng Cộng Sản lợi dụng thời điểm đó để chuyển vũ khí vào thành phố,
ém binh, đến đêm Giao Thừa thì khai hỏa. Khi đó tôi là đại đội trưởng Đại Đội Hắc
Báo, lực lượng tổng trừ bị của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Quân Lực VNCH. Đại Đội Hắc Báo
của chúng tôi là Lực Lượng Phản Ứng Cấp Thời (Fast Reaction Forces) đóng tại
phi trường Thành Nội.
Lúc đó
lực lượng chỉ còn hơn 200 người, lính tráng vừa nghỉ phép nữa, nên lực lượng rất
mỏng. Khi đó Cộng Sản tấn công rất dữ, đã chiếm được phi trường. Giờ đây tôi
còn nhớ như in cảnh anh em hy sinh lúc đó. Một tấc đất là máu đổ xuống, vì tự
do, vì sống còn. Trận đó tôi nói với anh em rằng, “Chiến đấu để mà tự do, còn
hơn là khuất phục thì cũng bị giết.”
Và anh
em đều rất thiện chiến, anh dũng lắm, đánh rất hay, đối đầu với Cộng Sản. Sau
đó chúng tôi làm chủ tình hình và tấn công lại. Đại Đội Hắc Báo đã dũng cảm chiến
đấu và đánh bật đối phương ra khỏi phi trường, đồng thời cứu được hai lính Thủy
Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, lúc đó có nhiệm vụ bảo vệ phi trường, khỏi tay quân địch.
NV: Ông có thể kể
thêm về chuyện giải cứu hai lính Mỹ như thế nào không?
Ông
Trần Ngọc Huế: Tại
phi trường Thành Nội có hai chiếc trực thăng của Mỹ, vì họ tin rằng lực lượng
VNCH bảo vệ được. Khi đánh nhau, họ cũng phản công nhưng không mạnh lắm, lúc đó
Đại Đội Hắc Báo chúng tôi kịp lúc yểm trợ. Sau đó tôi dặn hai người lính Mỹ phải
đi phía sau trong đại đội của tôi, bởi vì nếu chạy phía trước thì nhiều khi đạn
bắn lầm. Tôi thương họ và cảm ơn nước Mỹ vì không những cung cấp vũ khí, mà còn
gửi con em qua cho mình, nên mình phải bảo vệ họ. Xương máu của họ còn quý hơn
vũ khí mà họ cấp cho mình, nên mình phải trân trọng. Và hơn hết đó là tình đồng
đội nữa.
Ông
Trần Ngọc Huế hiện nay. (Hình: Trần Ngọc Huế cung cấp)
NV: Và tình đồng
đội của ông còn quyết liệt hơn ở trận đánh bên Nam Lào?
Ông
Trần Ngọc Huế: Sau
trận đánh Tết Mậu Thân 1968, tôi lần lượt làm tiểu đoàn trưởng các tiểu đoàn
1/3, 5/2 và 2/2 thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Tháng Ba, 1971, Tiểu Đoàn 2/2 của tôi
cùng với các tiểu đoàn khác, được điều động tham gia cuộc hành quân Lam Sơn 719
với nhiệm vụ đột kích bằng trực thăng vận vào mục tiêu chiến lược Tchepone, Nam
Lào, giải vây cho hai tiểu đoàn 3/3 và 4/3. Sau khi giải vây được cho tiểu đoàn
bạn, chúng tôi bị địch bao vây.
Lúc đó
tôi bị thương nặng ở mặt, đầu, và cổ, anh em tìm cách đưa tôi lên “dust off” (gọi
chung các trực thăng tải thương Hoa Kỳ). Tôi mới nói anh em đừng kêu, vì chưa
chắc bốc tôi ra được, mà lại hy sinh cả phi hành đoàn gồm hai phi công, hai y
tá nữa. Chưa kể, muốn trực thăng cứu thì phải ra hiệu để họ biết, nhưng chẳng
khác nào “lạy ông tôi ở bụi này,” vì Cộng Sản cũng biết nơi mình trú ẩn.
Khi trực
thăng xuống đâu phải dễ, phải bay vòng vòng nữa, nên tôi nói đừng vì tôi mà phải
hy sinh nhiều người khác. Mặc dù bị phòng không và súng cối địch vây chặt nhưng
máy bay tải thương vẫn can đảm cứu lao xuống để cứu người bằng mọi giá. Trực
thăng tải thương có dấu hiệu là chữ thập đỏ. Theo công ước quốc tế thì không
bao giờ được bắn rơi chiếc máy bay loại đó, nhưng Cộng Sản thì phi luật pháp
nên cứ bắn xối xả.
Khi đó
pháo bắn vào dữ quá, ban chỉ huy ra lệnh mở đường máu rút lui. Anh em đòi
khiêng tôi rút lui, nhưng tôi không chịu. Tôi ra lệnh cho anh em để tôi lại đó
và mau chạy để trốn thoát. Một vài giờ sau đó, tôi bị bắt như một tù binh chiến
tranh.
NV: Thưa ông, những
lúc đó ông có nghĩ về gia đình, vợ con không?
Ông
Trần Ngọc Huế: Tôi
nghĩ nhiều lắm, nhưng biết làm sao bây giờ. Đối với tôi, nhiệm vụ với tổ quốc
là quan trọng, dưới tay tôi còn biết bao gia đình nữa. Bởi vì mỗi người lính là
một gia đình, họ có cha, có mẹ, có vợ, có con. Mình cũng có gia đình, mình và họ
cùng thi hành nhiệm vụ với tổ quốc và quân đội giao cho. Nhưng tình thương gia
đình tôi phải ôm ấp trong lòng, so với bao nhiêu tình thương khác. Ở vị trí của
một người lính và một chỉ huy, tôi phải có tinh thần tự hy sinh, chiến đấu với
tinh thần sống tự do hay là chết. Bởi vì, nếu nước mất nhà tan, thì chưa chắc
gia đình mình yên ổn.
NV: Người Việt hải
ngoại chuẩn bị tưởng niệm 41 năm Sài Gòn sụp đổ, xin ông cho biết cảm xúc của
mình?
Ông
Trần Ngọc Huế: Khi
Sài Gòn sụp đổ, lúc đó cảm giác của tôi là buồn. Tại sao không giữ được miền
Nam? Tại sao mọi người không góp sức nhau để chống cự với Cộng Sản Bắc Việt?
Khi nghĩ lại Sài Gòn sụp đổ cách đây 41 năm, tôi nghĩ không chỉ đau thương và hối
tiếc, mà phải ngồi lại để rút ra những bài học lịch sử cho mỗi cá nhân, mỗi gia
đình, mỗi đoàn thể truyền lại bài học đó cho các thế hệ tiếp theo.
Truyền
lại cái gì? Đó là sự đoàn kết dân tộc. Luôn luôn nghĩ rằng, đoàn kết là mấu chốt
tất cả mọi sự thành công. Có đoàn kết nhìn về một hướng, có một chủ đích, thờ một
quốc tổ, có những giềng mối, và biết hy sinh những quyền lợi cá nhân để cho tập
thể, để cho dân tộc, để cho quê hương thì khi đó mới hòng đánh đổ những chủ
nghĩa bạo tàn như Cộng Sản Việt Nam, và chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc.
Năm
ngoái tôi đi Úc để quay cuốn phim thời sự dài ba tập mang tên “Vietnam, The War
That Made Australia” (Việt Nam, Cuộc Chiến Định Hình Nước Úc và Tình Đồng Đội Của
Những Cựu Quân Nhân Úc-Việt) do Hội Cựu Chiến Binh Úc thực hiện, chiếu trên đài
truyền hình SBS, nói về chiến tranh Việt Nam mà quân đội Úc từng tham chiến.
Tôi đã chứng kiến sự tôn trọng của quân đội Úc đối với Quân Lực VNCH. Dù muốn
dù không, không ai chối cãi được sự hy sinh lớn lao của Quân Lực VNCH và thành
công mà họ đã làm cho thế giới.
NV: Cuộc sống hiện
tại của ông thế nào?
Ông
Trần Ngọc Huế: Tháng
Ba, 1971, tôi bị bắt khi bị thương và bị nhốt ở nhiều nơi như Yên Bái, Cao Bằng,
Hà Nội, Sơn Tây... Đến Tháng Tư, 1982, tôi được chuyển về Hàm Tân, và Tháng Bảy,
1983, tôi được thả. Về Sài Gòn, tôi bị quản thúc tại gia trong nhiều năm cho đến
năm 1991 thì tôi qua Mỹ theo diện HO và cư ngụ tại tiểu bang Virginia cho đến
nay.
Khi mới
sang đây tôi làm bất cứ việc gì để lo cho gia đình gồm vợ và ba con gái. Tôi
nghĩ rằng, phải gác lại những chuyện ngày xưa, làm gì để có tiền cho con cái học
hành là được. Tôi biết mình thân phận của kẻ mất nước, qua đây đất khách nơi
người, nương nhờ người ta, nên phải chú tâm đi làm. Đến năm 1994, nhờ bạn bè Mỹ
giúp đỡ, tôi vào làm cho ngân hàng Navy Federal Credit Union và sau đó xin cho
các con vào làm cho đến nay.
Tôi đã
về hưu vài năm, năm nay tôi 74 tuổi. Nhớ lại thời gian sinh ra và lớn lên tại
Huế, rồi năm 12 tuổi vào trường Thiếu Sinh Quân học. Sau khi đậu tú tài, tôi
vào trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, khóa 18. Ra trường năm 1963, tôi được phục vụ
ngay cho Quân Lực VNCH, và tôi tự hào là người lính VNCH.
Liên lạc
tác giả: truong.dung@nguoi-viet.com
--------------------------------
By Lindsay Sax
Posted: Wed
4:11 PM, Nov 04, 2015
TOPEKA,
Kan. (WIBW)- Two
Seaman High School students won top honors in an international competition and
accepted a nice prize check Wednesday.
Andrea
Sodergren and Hailey Reed won the $10,000 grand prize in the Lowell Milken
Center for Unsung Heroes Discovery Award competition. Their winning submission
was a documentary on Tran Ngoc “Harry” Hue. Hue was a South Vietnamese soldier
who fought alongside the U.S. Army during the Vietnam War.
The
pair researched Harry’s role in the war and even flew to his home in Virginia
to interview him.
Reed
says that she plans on spending her portion of award on dorm supplies and save
the rest.
The
documentary and more about the Lowell Milken Center can be found at http://lowellmilkencenter.org/2015-discovery-award-winners/.
*
*
In
their award-winning documentary on Tran Ngoc “Harry” Hue, a South Vietnamese
soldier who fought alongside the U.S. army during the Vietnam War, Seaman High
School students Hailey Reed and Andrea Sodergren bring to light an Unsung Hero
who saved numerous lives and helped recapture an imperative military
headquarters during the Tet Offensive. For their finely honed research and
exemplary creative presentation of Hue’s story, Reed and Sodergren have been
awarded the $10,000 Grand Prize in our 2015 Discovery
Award competition. Additional winners in this international student
competition discovered Unsung Heroes as diverse as an architect, photographers,
a Holocaust rescuer, and a Polish linguist.
Click :
http://lowellmilkencenter.org/wp-content/uploads/2015/09/2015-Discovery-Award-Winners-Topeka.jpg
Congratulations to all of the 2015 Discovery Award winners!
Click the arrows below to check out all of this year's winning projects and read our press release here.
< 2 of 6 > (or use arrow
keys to navigate )
*
*
YOUTUBE
LowellMilkenCtr Published on Sep 14, 2015
No comments:
Post a Comment