VnExpress
Thứ ba,
26/4/2016 | 10:01 GMT+7
Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và
Đào tạo) Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, trong 24.000 tiến sĩ cả nước thì có
15.000 người công tác tại cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng.
*
- Với
350 chỉ tiêu tiến sĩ mỗi năm, Học viện Khoa học Xã hội đang được mệnh
danh là "lò đào tạo tiến sĩ" bởi cứ hơn một ngày có thêm một tiến sĩ.
Ý kiến của Bộ thế nào?
- Từ
năm 2011, cơ sở đào tạo tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh các trình độ theo Thông
tư 57/2011, không còn việc nhà nước “giao chỉ tiêu” nữa. Năm 2010, Học viện
Khoa học Xã hội được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 17 Viện nghiên cứu thuộc
Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, với mong muốn công tác quản lý đào tạo
được chuyên nghiệp và tiết kiệm hơn.
Chỉ
tiêu của Học viện hiện nay là tổng chỉ tiêu của 17 Viện nghiên cứu trực thuộc.
Nếu chia bình quân thì số chỉ tiêu mỗi Viện không quá lớn. Bộ Giáo dục Đào tạo
đã và đang kiểm tra, xử lý những đơn vị xác định chỉ tiêu không đúng quy định.
Luận án
tiến sĩ phải làm trong nhiều năm. Số lượng nghiên cứu sinh bảo vệ trong một khoảng
thời gian không phản ánh chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo
trình độ tiến sĩ ở Việt Nam còn chưa cao so với các nước phát triển. Việc nâng
cao chất lượng đào tạo nói chung, đặc biệt là đào tạo tiến sĩ vừa là vấn đề cần
thiết, vừa là khó khăn trong điều kiện khả năng đầu tư và mức học phí đều còn
khiêm tốn. Tuy vậy, cơ quan quản lý và cơ sở đào tạo sẽ quyết tâm thực hiện
để ngày càng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
*
- Một
số đề
tài bảo vệ luận án tiến sĩ ở Học viện Khoa học Xã hội được nhận xét chỉ
tương đương đề tài tốt nghiệp cử nhân. Bộ giám sát các đề tài như thế nào?
- Bộ là
cơ quan quản lý nhà nước trong đó quản lý chất lượng đào tạo thông qua việc quy
định điều kiện (đăng ký mở ngành; số lượng và trình độ giảng viên…), tiêu chí của
luận án, quy trình tổ chức thực hiện… Còn việc “kiểm tra các đề tài nghiên
cứu” cụ thể thì quy chế đào tạo đã quy định chủ yếu thuộc thẩm quyền của chuyên
môn (người hướng dẫn, các hội đồng chấm, người phản biện độc lập, người thẩm định)
và cơ sở đào tạo. Khi có nhiều người nhận xét đề tài không tốt thì cơ sở đào tạo,
người hướng dẫn, hội đồng chấm luận án… nên kiểm tra, cân nhắc kỹ.
Nếu các
nhà chuyên môn thấy đề tài cần thiết nghiên cứu, đúng tầm, nội dung luận án có
chất lượng… thì tác giả luận án cần thuyết minh rõ về sự cần thiết nghiên cứu,
mục tiêu, ý nghĩa của việc nghiên cứu để không gây bức xúc dư luận. Cơ sở được
giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ có quyền tự chủ trong tuyển sinh và đào tạo thì
phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng và giải trình với cơ quan quản lý, với
xã hội về chất lượng.
Trong
quy chế, Bộ đã quy định phải công khai thông tin về việc bảo vệ luận án và toàn
văn luận án lên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo để nhà chuyên môn và
mọi người tham khảo, giám sát, phát hiện sai sót… góp phần đảm bảo chất lượng
đào tạo.
Khi có
khiếu nại, tố cáo, Bộ sẽ tăng cường tổ chức thẩm định và áp dụng các chế tài xử
lý cơ sở đào tạo có nhiều luận án kém chất lượng.
*
-
Quy định của Bộ Giáo dục như thế nào về điều kiện đào tạo tiến sĩ?
- Từ
năm 2011, điều kiện cấp phép đào tạo trình độ tiến sĩ thực hiện theo Điều 3,
Thông tư 38 ngày 22/12/2010 của Bộ Giáo dục. Cụ thể, cơ sở đó phải có đội ngũ
giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để tổ chức đào tạo trình độ tiến
sĩ ở chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo. Giảng viên ngoài yêu cầu phải có khả
năng xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, phải
có khả năng phát hiện vấn đề nghiên cứu, hướng dẫn, chỉ đạo nghiên cứu sinh xây
dựng đề cương nghiên cứu, thực hiện đề tài luận án, viết luận án và tham gia Hội
đồng chấm luận án tiến sĩ.
Mỗi
ngành có ít nhất một giáo sư hoặc phó giáo sư và 4 tiến sĩ cùng ngành là cán bộ
cơ hữu của cơ sở đào tạo, trong đó 3 người cùng chuyên ngành; có đủ khả năng và
điều kiện thành lập hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ và tổ chức đánh giá luận
án.
Các điều
kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu như:
Có đủ phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu; có chỗ làm việc dành riêng; thư viện
có đủ tư liệu và phương tiện...
Các giảng
viên tham gia giảng dạy trình độ tiến sĩ đã và đang chủ trì các đề tài khoa học
từ cấp Bộ hoặc tương đương trở lên cùng chuyên ngành. Mỗi giảng viên là tiến sĩ
có ít nhất 3 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên
ngành...
*
- Vậy
các đại học, học viện xác định chỉ tiêu dựa trên tiêu chí nào?
- Điều
kiện xác định chỉ tiêu tiến sĩ được quy định tại thông tư 32/2015 của Bộ Giáo dục
(trước đây là Thông tư 57/2011). Theo đó, có thể tính chỉ tiêu theo công thức
sau:
Chỉ
tiêu tuyển nghiên cứu sinh = (số giảng viên trình độ tiến sĩ x 3 + số giảng
viên chức danh phó giáo sư x 4 + số giảng viên chức danh giáo sư x 5) - (số
nghiên cứu sinh hiện có - số nghiên cứu sinh dự kiến tốt nghiệp).
- Tổng
số tiến sĩ trên phạm vi cả nước hiện nay là bao nhiêu và được phân bổ như thế
nào?
- Cục
Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ thống kê ở
Việt Nam có hơn 24.000 tiến sĩ; Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê (năm 2015) có
khoảng 15.000 tiến sĩ (bao gồm cả các giáo sư, phó giáo sư) công tác tại các cơ
sở đào tạo đại học, cao đẳng.
Việc
đánh giá luận án để cấp bằng là quyền tự chủ và trách nhiệm của cơ sở đào tạo.
Việc đánh giá cán bộ, công chức, người lao động… đang làm việc thuộc thẩm quyền
của người sử dụng lao động.
Thời
gian tới, các cơ sở đào tạo sẽ phải công khai thông tin về thành tích nghiên cứu
khoa học, các nghiên cứu sinh đã và đang hướng dẫn… của những tiến sĩ làm việc
tại cơ sở.
Hoàng
Thùy thực
hiện
-----------------
TIN LIÊN QUAN :
Đào
tạo tiến sĩ: Chỉ 22 bài công bố quốc tế trong 5 năm? (Zing 25-4-16)
Luận
án chủ tịch xã giao tiếp với dân là "đề tài tiến sĩ hay" (NLĐ 22-4-16)
Một
cái tặc lưỡi, một tiến sĩ dỏm ra đời (TT 24-4-16)
Tiến
sĩ trăn trở – trăn trở tiến sĩ (TGTT 22-4-16)
“Lò
sản xuất tiến sĩ” họp báo nóng (LĐ 22-4-16)
Quy
trình bảo vệ tiến sĩ: Luận án phải qua tay gần 100 nhà khoa học (infonet 22-4-16)
Có
phải tiến sĩ đang ào ạt “ra lò”? (VNN 21-4-16)
'Lò
sản xuất tiến sĩ' gây xôn xao mạng xã hội (Zing 21-4-16)
Lãnh
đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay gồm những ai? (infonet 19-4-16)
Lập
trang web chuyên làm văn bằng, chứng chỉ giả (CAND 13-4-16)
No comments:
Post a Comment