.
Ba mươi tháng Tư lại về trong niềm đau thương ngậm
ngùi của người Việt quốc gia tưởng niệm 41 năm mất nước. Tuy đã 41 năm nhưng vết
thương to lớn trong lòng người dân Việt chúng ta vẫn xót xa rỉ máu. Những cái
chết tức tưởi oan khiên của thân nhân, bạn hữu, đồng bào miền Nam vào tháng Tư
năm 75 như vẫn đang hiển hiện trước mắt. Nỗi đau bị CS cướp bóc tài sản, đày ải
thân xác, khủng bố tinh thần, chà đạp nhân phẩm, tước đoạt tự do sau cái thời
điểm nghiệt ngã như đang vừa được khơi lại. Nhưng nghẹn ngào hơn cả là nỗi nhục
hận mất nước. Niềm bi phẫn thống tràn vong gia thất quốc đó vốn hàng ngày vẫn
luôn canh cánh bên lòng, bây giờ đến mùa Quốc Hận lại càng sục sôi nung nấu.
Ba mươi tháng Tư lại về trong niềm đau thương ngậm
ngùi của người Việt quốc gia tưởng niệm 41 năm mất nước. Tuy đã 41 năm nhưng vết
thương to lớn trong lòng người dân Việt chúng ta vẫn xót xa rỉ máu. Những cái
chết tức tưởi oan khiên của thân nhân, bạn hữu, đồng bào miền Nam vào tháng Tư
năm 75 như vẫn đang hiển hiện trước mắt. Nỗi đau bị CS cướp bóc tài sản, đày ải
thân xác, khủng bố tinh thần, chà đạp nhân phẩm, tước đoạt tự do sau cái thời
điểm nghiệt ngã như đang vừa được khơi lại. Nhưng nghẹn ngào hơn cả là nỗi nhục
hận mất nước. Niềm bi phẫn thống tràn vong gia thất quốc đó vốn hàng ngày vẫn
luôn canh cánh bên lòng, bây giờ đến mùa Quốc Hận lại càng sục sôi nung nấu.
Những vị anh hùng trung trinh tiết liệt thà chết
theo thành, đã thân tử nhưng khí hùng bất tử, anh dũng tuẫn quốc từ những ngày
cuối tháng Tư đau thương. Còn chúng ta, những thất phu mang tiếng hữu trách,
hãy còn kéo dài cuộc sống cho đến giờ này, có còn cảm thấy tủi hổ, xót xa trong
lòng khi nhìn tổ quốc đang quằn quại trong tay giặc và dân tộc đang chìm đắm
trong màn đêm u tối, dưới sự đàn áp, bóc lột, đày ải của chế độ CS độc tài bán
nước?
Chắc chắn chúng ta không quên nỗi hờn vong quốc và
càng không bao giờ quên CS là kẻ thù không đội trời chung của cả dân tộc Việt
Nam. CS đích danh là thủ phạm gây lên cuộc chiến nồi da xáo thịt giết hại hàng
triệu người dân vô tội. CS và những kẻ chủ chốt đã khiến đất nước lệ thuộc ngoại
bang nặng nề về mọi phương diện, bị thụt lùi, chậm tiến hàng thế kỷ so với các
lân bang. Chính bọn chúng đã tàn phá tài nguyên quốc gia, hủy hoại nền văn hiến
vàng son của giống nòi, triệt tiêu dân khí và dân trí, khủng bố, nhồi sọ, nô lệ
và bần cùng hóa dân Việt để người dân trở nên khiếp sợ, phục tùng, rụt rè, an
phận hoặc thờ ơ vô cảm, ngõ hầu cho bọn bạo quyền dễ dàng đè đầu cưỡi cổ, vơ
vét đến chật ních túi tham không đáy. Cũng chính bọn chúng âm mưu dâng nạp hết
đất nước cho chủ thầy Bắc Kinh để được bảo kê độc quyền làm tay sai muôn đời
trong kế hoạch bành trướng bá chủ thế giới của đế quốc đỏ Tàu Cộng.
Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30-4, chúng ta kính cẩn
truy điệu, tri ân những Anh hùng Tử sĩ đã hy sinh thân mình trong công cuộc bảo
vệ và gìn giữ đất nước VNCH chống lại quân xâm lăng CS. Chúng ta cũng thành
kính tưởng niệm những đồng bào đã bỏ mình trong chiến tranh, trong lao tù CS,
trong khu kinh tế mới, trong cuộc sống đói khát bệnh tật tại quê nhà và trên bước
đường vượt biên vượt biển trốn chạy chế độ độc tài hà khắc CS.
Nhân dịp Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30-4, chúng ta đồng
thời nhắc nhớ cho nhau, cho thế hệ con cháu về những tội ác của CS để mọi người
luôn tỉnh thức, không bao giờ tin và nghe theo những lời lẽ tuyên truyền chiêu
dụ phỉnh gạt của bọn chúng. Chúng ta cũng sẵn gởi tiếng nói đồng tình, sự hiệp
lực đồng lòng cùng anh chị em đang tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền
trong nước. Hải ngoại và quốc nội tuy hai mà một, nhất định cùng chung sức đấu
tranh giải trừ chế độ CS cùng mọi tàn tích hay biến tướng của nó. Quốc Hận 30-4
còn là dịp để chúng ta báo cho thế giới, cho các nước tự do dân chủ, cho các cơ
quan, tổ chức, ủy hội quốc tế biết là đại đa số người dân Việt Nam không chấp
nhận chế độ CS, là chúng ta vẫn đang đấu tranh chống lại những kẻ cầm quyền, bè
lũ tay sai và những thế lực đen tối hà hơi, đỡ lưng cho chúng.
CS có thể tạm chiếm được đất nước nhờ thủ đoạn, nhờ
thời thế và may mắn. Nhưng bản chất CS luôn luôn là độc tài, sắt máu, là gian
manh, xảo quyệt. Với bản chất như thế, CS sẽ chỉ có thể tồn tại trong một giai
đoạn nhất định. Từ thượng cổ đến giờ không có chế độ cai trị độc tài sắt máu
nào kéo dài được lâu dù kẻ bạo quyền có gian ngoan thủ đoạn đến đâu. CSVN cũng
không là ngoại lệ. Bốn mươi mốt năm tưởng đã quá đủ cho một chế độ và những con
người vô thần, tham ác, phi nhân hoành hành tàn phá đất nước dân tộc này. Bây
giờ là thời đại internet thông tin đại chúng, minh bạch và phổ cập. Tất cả mọi
mưu ma chước quỷ, chiêu bài mị dân, hành động bán nước của CS đã bị phanh phui,
không còn lừa gạt được ai.
Người dân Việt ở cả trong lẫn ngoài nước, khắp nơi
nơi đều đã nhận rõ bộ mặt thật bỉ ổi xảo trá của CS. Cao trào và khí thế tranh
đấu chống bạo quyền đang ngày một mạnh thêm. Chu kỳ lịch sử đang tái diễn. Thời
điểm cáo chung cho những kẻ đi ngược trào lưu dân chủ văn minh tiến bộ sẽ phải
đến. Vấn đề không còn là liệu người dân có đủ lòng oán ghét CS để lật đổ chúng
hay không? Bạo quyền hiện nay càng ngày càng bị cô lập. Chúng chỉ còn trông cậy
vào đội ngũ công an và một phần nào quân đội để bảo vệ chúng và trấn áp người
dân. Nhưng càng đàn áp thì càng dễ khơi cho ngọn lửa phản kháng cháy bùng. Vấn
đề thật ra chỉ còn là khi nào thì toàn dân sẽ vùng lên kéo đầu bọn bạo quyền
bán nước xuống để hỏi tội. Ngày ấy không xa đâu. Với chỉ một biến cố nhỏ, một
tia lửa từ một que diêm chẳng hạn, cũng đủ làm chất xúc tác tạo lên một trận
bão lửa mãnh liệt đốt tan cái chế độ bạo tàn thối nát CS và những kẻ cầm đầu lẫn
những kẻ về hùa ăn theo. Rất có thể ngày ấy lại chính là ngay ngày mai đây
thôi!
Viết cho ngày Quốc Hận 30-4-2016
-----------------------------
Danh sách các
quân nhân Quân Lực VNCH đã tuẫn tiết trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng
Hòa
Cấp bậc - Họ
tên -
Chức vụ - Đơn vị - Ngày
tự sát
1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
8- Thiếu Tá Hải Quân Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh Quân Đội
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, Trưởng Đoàn 66 Đơn Vị 101 Bộ TTM. Tự sát ngày 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, Trưởng Đoàn 67 Đơn Vị 101 Bộ Tổng Tham Mưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. Ngày 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, Đơn vị 101 Bộ Tổng Tham Mưu. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, Tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, Quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, Tiểu đoàn trưởng ĐPQ, Tiểu Khu Hậu Nghĩa. Tự sát ngày 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt tự sát ngày 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch… bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, Trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, Cảnh sát đặc biệt, tự sát ngày 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
8- Thiếu Tá Hải Quân Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh Quân Đội
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, Trưởng Đoàn 66 Đơn Vị 101 Bộ TTM. Tự sát ngày 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, Trưởng Đoàn 67 Đơn Vị 101 Bộ Tổng Tham Mưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. Ngày 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, Đơn vị 101 Bộ Tổng Tham Mưu. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, Tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, Quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, Tiểu đoàn trưởng ĐPQ, Tiểu Khu Hậu Nghĩa. Tự sát ngày 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt tự sát ngày 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch… bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, Trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, Cảnh sát đặc biệt, tự sát ngày 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
Nguồn :
No comments:
Post a Comment