Lê Phan
Saturday,
April 30, 2016 4:25:16 PM
Đó
là lời khuyến cáo của tờ The Economist khi nhận xét về bài diễn văn của ông
Donald Trump về chính sách ngoại giao. Tờ Financial Times thì bảo nếu ông
Donald Rumsfeld mang lại cho thế giới ngoại giao “biết những điều không biết”
thì hẳn ông Donald Trump dự trù đối phó với những đe dọa từ Nga đến Trung Cộng
đến Isis bằng một hình thức “tiên đoán sự không tiên đoán được.”
Trong
suốt bài diễn văn, mà hoàn toàn không bình thường khi ông đọc rõ ràng từ một
cái teleprompter, một điều mà ông đã từng chế diễu các đối thủ của ông, ông
Trump đã làm cho chính sách ngoại giao nghe ra chả khác bao nhiêu việc mua và
bán địa ốc. Dầu cho là thảo luận những cố gắng để giảm thiểu tham vọng hạt nhân
của Iran, tham vọng của chính ông buộc các đồng minh đóng góp vào chi phí an
ninh của chính họ, hay giải thích là ông định làm gì để “tìm xem” liệu Hoa Kỳ
có thể cải thiện được liên hệ với Nga (chẳng hạn như tìm một mẫu số chung trong
cuộc chiến chống khủng bố Hồi Giáo), ông Trump nhiều lần diễn tả mình là một
người có thể tìm được điều mà chúng ta hẳn gọi là “một affair tốt cho Hoa Kỳ”
(một deal tuyệt vời) bằng cách là bỏ bàn điều đình. Ông bảo với cử tọa được một
tổ chức nghiên cứu ở thủ đô Washington, Center for the National Interest, mời đến
“Khi phe kia biết là anh không giám bỏ đi, thì nó trở thành không thể nào thắng
được.”
Khổ
một nỗi diễn tả ngoại giao như là một loạt những vụ làm ăn buôn bán, điều đình
mặt đối mặt với các cường quốc thế giới, không giống một tí nào ngoại giao thực
sự. Đối với một tổng thống Hoa Kỳ, những biến cố của thế giới đến dồn dập và
không bao giờ ngừng, và không thể giải quyết từng cái một, và chỉ khi nào mình
muốn. Hơn thế, các đối thủ địa lý chính trị và mậu dịch không thể bị đuổi đi và
quên đi như là những bạn hàng không thích hợp, và dầu cho ông Trump có vỗ ngực
tuyên bố, như khi ông nói rằng nếu Hoa Kỳ và Trung Cộng không tìm thấy một liên
hệ lưỡng lợi “chúng ta có thể anh đi đường anh tôi đường tôi,” chuyện đó không
thể nào xảy ra được.
Ông
Trump cáo buộc Tổng Thống Barack Obama là đã từ chối “áp dụng áp lực đối với
Trung Quốc đủ để họ giới hạn Bắc Hàn,” có vẻ như muốn nói là sự phiêu lưu mạo
hiểm về hạt nhân của Bắc hàn có thể nhanh chóng chấm dứt nếu trừng phạt các
lãnh tụ Trung Quốc cho đến khi họ phải quay sang đối đầu với nước láng giềng và
cũng là một khách hàng của họ. Ông không hề nghĩ đến lý do tại sao Trung Cộng
không muốn ép Bắc Hàn quá vì một Bắc Hàn nổi khùng thì họ cũng gánh, mà một Bắc
Hàn sụp đổ với biên giới của một đồng minh Hoa Kỳ là Nam Hàn nay sát bên nước họ,
họ cũng phải chịu.
Trung
Đông xuất hiện trong bài diễn văn như là một vùng mà đồng thời là một vũng lầy
cho trong đó Hoa Kỳ không có nhiệm vụ gì để cải thiện, hoặc là ngược lại, một
nơi mà các vấn đề dễ dàng giải quyết. Đưa ra một chỉ trích tuy hơi che đậy
nhưng cũng khá rõ về Tổng Thống George W. Bush và những người tân bảo thủ vốn
đã cố vấn ông xâm lăng Iraq năm 2003, theo sau một sự tấn công rõ ràng hơn vào
Tổng Thống Barack Obama và vị ngoại trưởng đầu tiên của ông, bà Hillary
Clinton, ông Trump đã chỉ trích “ý tưởng nguy hiểm” là Hoa Kỳ có thể biến thành
một nên dân chủ Tây phương từ các quốc gia “không có kinh nghiệm mà cũng chẳng
có quyền lợi” cho một thay đổi như vậy. Ông gầm lên, Hoa Kỳ “không tham gia vào
cái công chuyện xây dựng quốc gia nữa,” rồi thêm là làm tổng thống ông sẽ không
đưa Hoa Kỳ vào việc đầu hàng “lời quyến rũ giả dối của toàn cầu hóa.”
Nhưng
ngay khi ông phác họa bản năng “America First,” giải thích tại sao “chiến tranh
và xâm lăng không phải là bản năng đầu tiên của tôi” và mỉa mai bảo nhiều người
Mỹ không hiểu tại sao các chính trị gia của họ “có vẻ muốn bảo vệ biên giới của
các quốc gia ngoại quốc hơn là biên giới của mình,” ông Trump chuyển hướng đột
ngột sang việc tuyên bố là đánh bại Islamic State là dễ ợt mà. Phảng phất như
ông Richard Nixon, và những câu nói mập mờ về một kế hoạch bí mật để chấm dứt
chiến tranh Việt Nam trong cuộc vận động tranh cử năm 1968, ông Trump nói là
ngày tàn của Islamic State đã đến nhưng nói “Tôi không nói cho họ biết lúc nào
và tôi không nói cho họ biết bằng cách nào. Chúng ta như là một quốc gia phải
ít dễ tiên đoán hơn. Nhưng rồi thì họ cũng bị tiêu diệt.”
Để
chứng tỏ sự khó tiên đoán đó, ông đã nói xuôi rồi nói ngược. Thành ra, theo lối
tấn công thường xuyên của bên Cộng Hòa, ông chê bai Tổng Thống Obama là đã gây
lộn với đồng minh, và thề là Hoa Kỳ của ông sẽ là “bạn đáng tin cậy và đồng
minh trở lại.” Nhưng rồi chỉ một chốc sau giải thích là ông sẽ bắt đầu nhiệm kỳ
tổng thống bằng cách cho đòi hết lãnh tụ đồng minh đến một cuộc họp thượng đỉnh
để bàn thảo xem tại sao họ “coi Hoa kỳ là yếu và dễ tha thứ và không cảm thấy
có trách nhiệm gì giữ lời hứa của họ với chúng ta.”
Ông
Trump nói rõ là chính phủ của ông sẽ đặt ưu tiên vào “tôn trọng,” một điều mà
ông nói ông Obama đã bỏ mất với thế giới. Là bằng cớ, ông chỉ ra là các lãnh tụ
ngoại quốc rất ít khi chào đón tổng thống Hoa Kỳ ở phi trường khi Air Force One
đến nước họ, mặc dầu đó là một thông lệ ngoại giao trên toàn thế giới. Đó là một
điều mà người tự nhận mình là một kẻ đọc mọi thứ báo phải biết bởi truyền thông
Hoa Kỳ đã tốn rất nhiều giấy mực và thời gian để nhắc nhở sự việc là thật bất
thường cho ông Obama đích thân chào đón Đức Giáo Hoàng ở phi trường của căn cứ
không quân Andrews khi ngài đến Hoa Kỳ. Ông Trump còn bảo là tổng thống đã bị
coi thường khi viếng thăm Cuba và Saudi Arabia khi một lãnh tụ cao cấp không ra
chào ông. Ông Trump còn mỉa mai “Có lẽ đó là một vụ chưa có tiền lệ trong lịch
sử dài lâu và uy tín của Air Force One.” Ấy vậy mà việc nữ hoàng Anh gửi một
viên phó quan của quận Essex, nào phải là một nhân vật danh giá gì trong hàng
viên chức Anh, đến đón Tổng Thống Obama ở phi trường Stansted thì chả thấy ông
Trump nhắc nhở đến gì cả. Một nhà ngoại giao còn hỏi nếu một Tổng Thống Trump
được chào đón ở phi trường không bởi lãnh tụ của quốc gia đó mà bởi một nhân vật
thứ yếu thì ông tính làm gì? Quay lại bỏ về Mỹ. Tẩy chay nước này. Hay đưa quân
đội đến chiếm đóng để đòi kính nể.
Ông
Trump không phải là người có bao nhiêu hiểu biết chi tiết về địa lý chính trị,
nhưng sự tức giận của ông trước điều mà ông gọi là “thiếu tôn trọng” đối với
Hoa Kỳ của những người ngoại quốc có vẻ hết sức thành thật. Ở thủ đô Washington
DC người ta có thể cười ông, nhưng họ nên nghĩ lại xem những điều ông nói hấp dẫn
đến như thế nào đối với những cử tri thuộc giai cấp bình dân ở những nơi vốn
thường cung cấp quân nhân đi lâm chiến và hy sinh trong các cuộc chiến tranh của
Hoa Kỳ ở hải ngoại.
Sự
khôn ngoan của ông Trump là đã nói là sở dĩ Hoa Kỳ bị như vậy là vì Hoa Kỳ là một
quốc gia tốt, rộng lượng đã phải đối đầu với một thế giới đểu giả và vô ơn, và
nay đến lúc phải ích kỷ trở lại. Khi nói đến các quốc gia Trung Đông, ông bày tỏ
một sự sẵn lòng có điều kiện để làm việc với các quốc gia trong vùng mà chính họ
cũng đang bị đe dọa bởi Hồi Giáo quá khích. Có điều ông nhắc “Nhưng phải là có
đi có lại, họ phải tử tế với chúng ta và nhớ chúng ta và tất cả những gì chúng
ta đã làm cho họ.” Có ai nhắc hộ cho ông Trump biết là điều Hoa Kỳ thường làm
là ủng hộ cho các ông hoàng Ả Rập độc tài, cai trị những quốc gia này như những
tài sản của riêng mình và thường cũng không thuộc sắc tộc đa số ở vùng đất họ
cai trị nữa.
Nhưng
có lẽ nói những sự thực với ông Trump cũng vô ích bởi Hoa Kỳ đã được hưởng lợi
lớn cũng như phải chịu chi phí khi làm kẻ bảo vệ cho an ninh toàn cầu. Nhưng việc
đó đâu có quan trọng. Ông Trump biết rõ là có những cử tri quá chán rồi và muốn
thế giới phải chịu ơn hơn, hay là sẽ bị đe dọa bởi việc Hoa Kỳ rút lui. Ông
Trump nào có cần một chính sách ngoại giao. Ông chỉ muốn nói cho cử tri những
điều gì họ muốn nghe. Bài diễn văn của ông là một mớ hổ lốn nếu nói đến một
chính sách ngoại giao. Nhưng nó sẽ rất tốt trong chính trị bầu cử.
Mặc
dầu có thời ông là một ủng hộ viên của đảng Dân Chủ, hồi này ông Trump hiếm khi
đồng ý với bên Dân Chủ điều gì. Nhưng có lẽ nhà tỷ phú địa ốc này sẽ đồng ý với
kết luận của trung tâm nghiên cứu Center for American Progress, một cơ quan
nghiên cứu dân chủ, vốn đã diễn tả chính sách ngoại giao của ông là “Làm cho
Hoa Kỳ một lần nữa khó tiên đoán.” Thế giới quả là nên phải coi chừng.
No comments:
Post a Comment