Phạm
Minh Hoàng
Ngày 3/4/2014, thầy giáo Đinh Đăng Định đã trút hơi
thở cuối cùng.
Mặc dù biết rằng hình ảnh u buồn này sẽ phải tới nhưng có lẽ tất cả đều đau khổ vì sự ra đi của thầy.
Tôi chỉ biết thầy Định vào đầu năm 2012 vì khi thầy bị bắt (10/2011) tôi cũng đang nằm trong trại B34. Đến khi xử phúc thẩm y án 6 năm (tháng 11/2012) thì tôi nghĩ sẽ phải đợi thêm một quãng thời gian nữa để có dịp gặp thầy.
Vào cuối năm 2013 tôi có may mắn làm quen với em Thảo, con gái lớn của thầy để biết được tình trạng sức khỏe cực kỳ bi quan của thầy. Thảo có chuyền cho tôi lời nhắn của bố Định :”nhắn thầy Hoàng đi dạy tư đi, chúng nó không cho thầy trở lại giảng đường đâu”. Tôi thực sự ngỡ ngàng vì đang lúc thập tử nhất sinh vậy mà thầy Định còn nghĩ đến bạn bè, đến những người cùng chí hướng. Thảo nói thêm :
- Thầy mà gặp bố con chắc có nhiều chuyện để nói lắm.
Và cái ngày ấy đã đến khi thầy Định được đặc xá vào tháng 3/2014 nhưng trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác với những gì tôi dự tính. Tôi đến gặp thầy trong một khách sạn, và cho dù đã chuẩn bị mọi tình huống để gặp một người ung thư giai đoạn 4 nhưng tôi cũng không tránh khỏi bối rối. Cầm lấy bàn tay yếu đuối, chúng tôi chỉ trao đổi được đúng ba câu thì thầy thổ ra hai chén máu. Và đó là những lời sau cùng tôi còn nghe được ở thầy Định. Hai ngày sau gia đình chuyền thầy về Dak-nông và hơn tuần sau thì thầy ra đi.
“Thầy mà gặp bố con chắc có nhiều chuyện để nói lắm”. Cái câu ấy còn mãi ám ảnh trong đầu. Tôi sẽ chẳng còn dịp để nói với thầy. Đó là điều chắc chắn, nhưng có một điều chắc chắn khác là chúng tôi còn nhiều dịp để nói về thầy, vì ngoài việc đều là tù nhân lương tâm, chúng tôi còn là những đồng nghiệp.
Tôi thiết nghĩ, đã là nhà giáo thì ít nhiều gì ai cũng có những suy nghĩ nhất định về đất nước, có thể bênh vực hoặc chỉ trích chế độ. Nhưng điều quan trọng là phải ít nhiều biểu lộ cảm nhận ấy ra cho người chung quanh và đặc biệt là cho học trò, cho sinh viên của mình. Tôi cẩn thận thêm chữ “ít nhiều” vì biết rằng chuyện này không phải dễ, đôi khi còn ảnh hưởng đến bản thân và gia đình như thầy Định.
Mặc dù biết rằng hình ảnh u buồn này sẽ phải tới nhưng có lẽ tất cả đều đau khổ vì sự ra đi của thầy.
Tôi chỉ biết thầy Định vào đầu năm 2012 vì khi thầy bị bắt (10/2011) tôi cũng đang nằm trong trại B34. Đến khi xử phúc thẩm y án 6 năm (tháng 11/2012) thì tôi nghĩ sẽ phải đợi thêm một quãng thời gian nữa để có dịp gặp thầy.
Vào cuối năm 2013 tôi có may mắn làm quen với em Thảo, con gái lớn của thầy để biết được tình trạng sức khỏe cực kỳ bi quan của thầy. Thảo có chuyền cho tôi lời nhắn của bố Định :”nhắn thầy Hoàng đi dạy tư đi, chúng nó không cho thầy trở lại giảng đường đâu”. Tôi thực sự ngỡ ngàng vì đang lúc thập tử nhất sinh vậy mà thầy Định còn nghĩ đến bạn bè, đến những người cùng chí hướng. Thảo nói thêm :
- Thầy mà gặp bố con chắc có nhiều chuyện để nói lắm.
Và cái ngày ấy đã đến khi thầy Định được đặc xá vào tháng 3/2014 nhưng trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác với những gì tôi dự tính. Tôi đến gặp thầy trong một khách sạn, và cho dù đã chuẩn bị mọi tình huống để gặp một người ung thư giai đoạn 4 nhưng tôi cũng không tránh khỏi bối rối. Cầm lấy bàn tay yếu đuối, chúng tôi chỉ trao đổi được đúng ba câu thì thầy thổ ra hai chén máu. Và đó là những lời sau cùng tôi còn nghe được ở thầy Định. Hai ngày sau gia đình chuyền thầy về Dak-nông và hơn tuần sau thì thầy ra đi.
“Thầy mà gặp bố con chắc có nhiều chuyện để nói lắm”. Cái câu ấy còn mãi ám ảnh trong đầu. Tôi sẽ chẳng còn dịp để nói với thầy. Đó là điều chắc chắn, nhưng có một điều chắc chắn khác là chúng tôi còn nhiều dịp để nói về thầy, vì ngoài việc đều là tù nhân lương tâm, chúng tôi còn là những đồng nghiệp.
Tôi thiết nghĩ, đã là nhà giáo thì ít nhiều gì ai cũng có những suy nghĩ nhất định về đất nước, có thể bênh vực hoặc chỉ trích chế độ. Nhưng điều quan trọng là phải ít nhiều biểu lộ cảm nhận ấy ra cho người chung quanh và đặc biệt là cho học trò, cho sinh viên của mình. Tôi cẩn thận thêm chữ “ít nhiều” vì biết rằng chuyện này không phải dễ, đôi khi còn ảnh hưởng đến bản thân và gia đình như thầy Định.
Đứng trên bục giảng, một người thầy không nhất thiết phải hô hào chém giết hận thù hoặc nịnh hót lố bịch kiểu Tố Hữu nhưng có thể lồng ghép nhiều thông điệp nói về lòng yêu nước, nói về những khó khăn của người dân, về sự tụt hậu của mình để nhắc nhở cho các em biết bổn phận của mình, là những rường cột tương lai của đất nước. Việc này ai cũng có thể làm được mà chẳng sợ bị chụp mũ là chống phá.
Tôi còn nhớ có một dạo, trong giờ học môn Toán hình thức, tôi đặt cho các em một câu hỏi về GDP của Việt Nam và các nước trong vùng. Bài toán này là ứng dụng trực tiếp và kinh điển của phương trình vi phân bậc nhất – và có lẽ là bài học mang nặng “mầu sắc chính trị” nhất trong suốt những năm đứng lớp. Bài toán này lấy từ các dữ liệu báo chí trong nước để cho kết luận rằng với những nhịp độ phát triển hiện tại (2005), chúng ta sẽ đuổi kịp Thái Lan trong vòng 56 năm nữa !
Tôi ngưng giảng và quan sát nét mặt của từng em. Dĩ nhiên chỉ trong vài phút tôi không thể đánh giá được những gì hơn 60 em đang có trong đầu, nhưng cho dù cười nói, đăm chiêu hay dửng dưng, tôi nghĩ là các em cũng ít nhiều ngạc nhiên về con số này, vì 56 năm nữa, rất ít trong số những người có mặt trong lớp còn sống để kiểm chứng bài toán này.
Mục đích của bài toán thuần túy khoa học này là cho các em một suy nghĩ về vị trí của đất nước so với cộng đồng nhân loại trong giai đoạn hiện tại và tôi kết luận :”Nhiệm vụ của các em là rút ngắn cái thời gian đó lại”.
Tôi nghĩ thầy Định cũng thế, chúng tôi chỉ là những nhà giáo có ưu tư về đất nước và ra sức trình bày trong điều kiện cho phép để đánh động nhũng tầng lớp kế thừa. Thầy Định còn tích cực hơn tôi ở điểm thầy đã đi thu thập hơn 3000 chữ ký để phản đối dự án bô-xít Tây nguyên cũng như phản đối điều 4 Hiến Pháp.
Chính vì những dấn thân đó thầy và biết bao người khác phải chấp nhận tù đày và sau đó là mất việc. Tuy nhiên, trong nghề giáo, anh em chúng tôi còn phải chịu nhiều áp lực khác. Nét đặc thù của nghề giáo là tiếp xúc với nhiều người trong đó dĩ nhiên phải kể đến số đông là học trò, sinh viên. Theo em Thảo kể thì từ khi thầy bị bắt, chưa hề có em nào hoặc phụ huynh nào đến thăm hỏi. Chỉ vào những phút cuối đời, có một đồng nghiệp điện thoại tới hỏi thăm. Trường hợp đó cũng xảy ra đến với tôi. Suốt hơn hai năm quản chế, số sinh viên “dám” đến thăm thầy cũ không quá số ngón tay trên một bàn tay. Đồng nghiệp thì có ít hơn.
Hỏi : có buồn không ? Cũng hơi hơi. Nhưng tôi hoàn toàn thông cảm cho bạn bè. Cả cái đất nước 90 triệu người này đều tê liệt vì sợ chứ chẳng riêng ai. Tuy nhiên niềm an ủi là thầy Định cũng như chúng tôi đã được sự yêu thương và đồng cảm của hàng ngàn người khác. Và đó là những người dám ít nhiều công khai danh tính, chứ nếu kể đến “đa số thầm lặng” thì còn nhiều hơn nhiều lắm. Và nếu ai có hỏi : nếu biết trước được những mất mát này thì liệu anh có tiếp tục không ? Thì tôi xin được trích lại lời của người quá cố là “tôi không hề hối tiếc việc đã làm”.
Tôi còn nhớ trong một lần tình cờ gặp một đồng nghiệp ngoài phố, người ấy đã nói vào tai tôi :”Cả trường đều đồng ý với thầy”. Tôi thì không lạc quan đến cỡ ấy nhưng với những gì mắt thấy tai nghe thì tôi tin đây không hẳn là lời xua nịnh hoặc nói để lấy lòng. Tóm lại, cho dù bị cô lập nhưng tôi vẫn giữ một niềm lạc quan ngay cả với những người đang (bắt buộc) phải xa lánh chúng tôi. Và tôi vẫn nghĩ rằng đó là những đóng góp trong khả năng của mình.
Mà đã gọi là đóng góp thì kẻ ít người nhiều. Riêng đối với thầy Định thì đó là tính mạng. Thầy đã bỏ mình vì những ưu tư về đất nước, đặc biệt là vấn đề khai thác bô xít Tây nguyên.
Đến ngày nay trắng đen đã rõ. Việc khai thác bô xít lỗ chỏng gọng, chưa kể đến những hậu quả trước mắt vè môi trường và xa hơn về an ninh. Tôi nghĩ nếu mình là thẩm phán của các phiên tòa xử thầy Định, có lẽ từ lâu tôi đã viết thư xin lỗi gia đình và cá nhân thầy. Báo chí trong những năm tháng gần đây đã liên tục nhắc nhở đến những sai sót của tòa án và đã có lần lên tiếng xin lỗi, nhưng chưa thấy ai xin lỗi thầy Định. Nhưng tôi hy vọng – đúng ra là tôi tin tưởng ngày ấy sớm muộn cũng sẽ phải tới.
Bây giờ, trên Miền Yên Vui, xin thầy cầu nguyện cho chúng tôi, đặc biệt là các đồng nghiệp của mình vượt qua sợ hãi để tiếp tục và hoàn tất ý nguyện của thầy – và cũng là ước vọng của tất cả chúng ta.
Phạm Minh Hoàng
(4/04/2014)
Hình minh họa:
Thày Phạm Minh Hoàng chụp chung Đinh Phương Thảo (con gái lớn của thày
Đinh Đăng Định) và Ngô Minh Tâm (con trai TNLT Ngô Hào)
-----------------------------------------------------------
Hoàng
Trung Tín
Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, ở nước Việt nhỏ
bé và xa xôi nằm bên bờ Biển Đông, có hai người thầy giáo.
Mặc dù họ sinh ra cách nhau hơn 600 năm nhưng họ đều
là những con người có tâm huyết, một lòng yêu nước thương nòi.
Vào cuối đời nhà Trần, trước cảnh gian thần lộng
hành, sơn hà xã tắc sắp đến hồi nguy nan nên thầy Chu Văn An đã dâng "thất
trảm sớ " lên nhà vua nhằm mong vua bỏ chỗ tối tìm về đường sáng.
Tiếc thay, vì nhà vua không chịu nghe lời can gián
của bậc tôi trung nên thầy đã rũ bỏ quan phục tìm về chốn thanh tịnh ở ẩn.
Vào cuối đời nhà Sản, cũng có một người thầy, vì
không muốn tương lai của đất nước phải bị đọa đày trước ngoại bang bởi sự hèn
mạt của nhà vua nên thầy đã dũng cảm cất lên tiếng nói. Nhưng than ôi. Thay vì
nghe lời can gián thì nhà vua lại cho quân lính nhốt thầy vào đại lao.
Chỉ sau hơn 2 năm được chăm sóc bởi một chế độ ưu
việt gấp vạn lần bọn tư bản, thầy đã trở thành người thiên cổ. Và cũng chỉ một
thời gian ngắn sau đó, triều đại nhà Sản đã hoàn toàn sụp đổ sau hơn 80 năm cầm
quyền bởi đi ngược lại lòng dân.
Sau này, để tưởng nhớ đến hai thầy, những thế hệ sau
đã lấy tên hai thầy đặt tên cho những ngôi trường, những con đường.
Bây giờ, khi bạn đến đất nước Việt Nam, bạn sẽ thấy
có rất nhiều ngôi trường mang tên Chu Văn An và Đinh Đăng Định.
Tại Đắk Nông và Hải Dương cũng có những con đường
mang tên Đinh Đăng Định để tưởng nhớ đến nơi thầy sinh ra và nơi thầy giã biệt
cõi trần.
Hoàng
Trung Tín.
No comments:
Post a Comment