Hùng Tâm
Wednesday, April 09, 2014 4:43:38 PM
Cán cân quân bình đã lệch và sẽ lật
Một
năm sau khi Hugo Chavez tạ thế, xứ Venezuela trôi vào khủng hoảng ngày càng
trầm trọng và tuột vào vòng xoáy chưa ai nhìn thấy đáy.
“Hồ Sơ Người Việt” tìm hiểu về tình trạng nguy kịch này như một lời cảnh báo cho các chế độ độc tài, bất tài mà vẫn bám víu vào quyền lực nhờ tinh thần mị dân. Hay hậu quả tai hại của dân trí quá thấp nên vẫn mộng mị tin vào lề lối mị dân với màu sắc “xã hội chủ nghĩa.”
“Hồ Sơ Người Việt” tìm hiểu về tình trạng nguy kịch này như một lời cảnh báo cho các chế độ độc tài, bất tài mà vẫn bám víu vào quyền lực nhờ tinh thần mị dân. Hay hậu quả tai hại của dân trí quá thấp nên vẫn mộng mị tin vào lề lối mị dân với màu sắc “xã hội chủ nghĩa.”
Khác với quy cách thông thường, hồ sơ này sẽ vừa
trình bày sự thể vừa nêu ra kết luận.
Tai họa Chavista thời “Hậu Chavez”
Trong khi thế giới còn chú ý vào vụ khủng hoảng tại
Ukraine, từ giữa Tháng Hai, xứ Venezuela tại Nam Mỹ đã trôi vào một chu kỳ
khủng hoảng, với làn sóng động loạn xã hội kéo dài khiến 30 người thiệt mạng,
hàng trăm người bị thương và nhiều người biểu tình phản đối bị cầm tù, kể cả
lãnh tụ đối lập là Leopold Lopez.
Từ hơn 10 năm nay, đây là những biến cố trầm trọng
nhất tại một quốc gia có tài nguyên dầu khí và một chế độ tự xưng là bênh vực
dân nghèo mà lại làm người dân nghèo đi và nhân quyền lẫn nhân phẩm bị chà đạp.
Trong một kỳ sau, “Hồ Sơ Người Việt” sẽ trình bày riêng về khu vực dầu khí của
Venezuela, bài tổng hợp này chỉ cập nhật về những biến cố mới nhất, như phần
nổi ở trên.
Không khác gì nhiều chế độ độc tài bị người dân nổi
lên chống đối từ hơn một thế kỷ vừa qua, phong trào nổi dậy tại Venezuela đã có
sự tham dự đầu tiên, một cách tự phát, của thanh niên và sinh viên. Sau đấy mới
là các thành phần xã hội cùng chia sẻ sự bất mãn về loại vấn đề thiết thực của
đời sống, như 1) tội ác của xã hội đen lan tràn, 2) lạm phát gia tăng, và 3)
nhu yếu phẩm khan hiếm trên thị trường. Theo thống kê của Ngân Hàng Trung Ương
Venezuela, gần 30% sản phẩm nhu yếu hay những gì khả dĩ thay thế các món hàng
cần thiết, lại hoàn toàn biến mất. Giới có tiền thì cũng khó tìm ra.
Chi tiết nhỏ nhặt trên cho thấy một kết luận đầu
tiên, xin được đưa lên trên cùng: chính là tuổi trẻ đầy lý tưởng (thanh niên)
và có hiểu biết (vì là sinh viên, đã may mắn vượt qua bậc trung học) mới nhạy
cảm bước lên tuyến đầu của phong trào phản kháng, dù chưa có tổ chức và cũng
chẳng có tham vọng gì cho bản thân trong lâu dài.
Sự bất mãn của quần chúng Venezuela khởi đi từ các
vấn đề kinh tế, được ghi khá trừu tượng là “khan hiếm nhu yếu phẩm.” Nhu yếu
phẩm là loại hàng cần thiết cho đời sống thường nhật của đám đông, chứ không là
những gì cao xa hay xa xỉ của thiểu số. Nhưng, thật ra, vấn đề kinh tế của
Venezuela không chỉ xuất hiện từ khi lãnh tụ Hugo Chavez tạ thế vào Tháng Ba
năm ngoái.
Từ những năm 1999, khó khăn kinh tế đã thúc đẩy
phong trào phản kháng, bùng phát một cách rời rạc, lẻ tẻ và thiếu lãnh đạo có
khả năng tổng hợp và gây tác dụng cộng hưởng. Lần này, tình hình có khác vì
kinh tế còn lụn bại hơn từ một năm nay, và những thành phần nghèo khốn xưa kia
được chế độ Chavez o bế bằng chính sách trợ cấp và mua chuộc cũng bị thất vọng.
Nổi lên từ một cuộc đảo chánh hụt, Hugo Chavez đã
thắng cử nhờ huy động tinh thần ái quốc của anh hùng dân tộc là Simón Bolivar
và nhờ chính sách kinh tế được gọi là “đại chúng,” populist, vì nhắm vào đám
đông. Trong mọi xã hội, dân nghèo tất nhiên là đông hơn người giàu và chính
sách nâng đỡ dân nghèo đã tạo hậu thuẫn cho Chavez và vây cánh được gọi là
“Chavista.” Về lý luận thì Chavez kết hợp tinh thần dân tộc nhờ hình ảnh
Bolivar với tinh thần xã hội chủ nghĩa nhờ khẩu hiệu cách mạng cộng sản, được
ông ta hiện đại hóa sau khi chủ nghĩa cộng sản đã phá sản từ năm 1991.
Chi tiết ấy cũng đủ cho thấy trình độ dân trí của
Venezuela!
Vì dân trí quá thấp, đa số dân chúng không hiểu rằng
chính sách kinh tế mị dân, được thực thi nhờ trợ cấp và mua chuộc đã tạo ra vấn
đề kinh tế là làm công khố và tài nguyên cạn kiệt dần. Ðang là một nước giàu,
có tài nguyên thiên nhiên là năng lượng, Venezuela tự làm cho mình nghèo đi và
khu vực chiến lược là dầu khí bị tụt hậu. Sau cả chục năm như vậy thì xứ này
tiến tới phá sản.
Nhưng hoàn cảnh kinh tế tai hại này còn dẫn tới vấn
đề chính trị, là chế độ đã tạo ra một thành phần tay chân trục lợi và nhờ ách
độc tài mà cấu kết thành mạng lưới tham ô. Chế độ mị dân sản sinh ra đám “thân
tộc” có quan hệ với tầng lớp cầm quyền mà thu vét quyền lợi cho mình.
Cái giá phải trả về kinh tế là sự phá sản của công
khố. Cái giá về xã hội là nạn tội ác tràn lan của “xã hội đen.” Chế độ độc tài
trở thành bất tài bất lực trước tội ác và như trong nhiều xứ độc tài khác, băng
đảng tội các lại cấu kết với bộ máy an ninh và công an, cho nên giàu nghèo gì
thì người dân cũng trở thành nạn nhân. Venezuela là nơi có mức độ sát nhân cao
nhất thế giới.
Trong năm 2013 có 24,000 vụ giết người,
với tỷ lệ rợn mình là cứ mươi vạn thì lại có 79 người bị ám sát.
Dù nương tựa vào Cuba, và được Trung Quốc cùng Liên
Bang Nga nâng đỡ, Hugo Chavez vẫn chẳng thoát số trời. Sau khi ông ta từ trần,
người được chọn làm kế nhiệm là Nicolas Maduro đã đắc cử vào Tháng Tư năm ngoái
với một đa số rất mỏng và thừa hưởng di sản kinh tế đầy khó khăn. Những khó
khăn tích lũy đó đã dồn dập và lây lan nên mới dẫn tới cuộc khủng hoảng ngày
nay.
Một trong những lý luận có tính chất biện hộ của
Maduro là vì mình thừa hưởng di sản kinh tế của vị tiền nhiệm. Thật ra, ông ta
đã là phụ tá, Ngoại trưởng và đứng phó cho Chavez khi thực thi đường lối kinh
tế này. Maduro là tay Chavista thân tín và đáng tin nhất của Chavez.
Những tai họa tích lũy
Kinh tế Venezuela là nạn nhân của chính sách vô
trách nhiệm của một lãnh tụ độc tài và mị dân.
Người ta cứ lầm rằng một chế độ mị dân thì cũng có
chút ít dân chủ và trước tiên là có bầu cử. Nhận thức hời hợt này rất sai vì
chế độ Ðức quốc xã của Adolf Hitler cũng xuất phát từ bầu cử và có hình thức
dân chủ. Sau đó, tinh thần mị dân, và thực chất là khinh dân, mới dẫn tới độc
tài. Sự chuyển hóa chầm chậm, như một vòng đai siết lại từng nấc, khiến người
dân quen dần với cái ách độc tài. Ðến khi muốn tháo gỡ thì đã quá trễ vì xã hội
không còn tổ chức nào có thể vùng lên để thay thế. Các đảng phái đối lập thì bị
tê liệt hóa hoặc bị phân hóa vì hai gọng kìm song hành là đàn áp và mua chuộc.
Ngả theo chế độ thì còn có quyền lợi, chứ chống đối thì bị truyền thông của chế
độ kết án, và vào tù.
Tuy nhiên, kinh tế lại xoay chuyển theo quy luật
khác. Chính sách vô trách nhiệm của lãnh đạo Venezuela dẫn tới các tai họa sau
đây.
Khi sản lượng kinh tế không tăng mà nhà nước tiếp
tục tung tiền mua chuộc các thành phần dân chúng có thể ủng hộ mình nhờ quyền
lợi được ban phát thì nhà nước phải đi vay. Bội chi ngân sách làm rách túi bạc
và trở thành gánh nợ công trái - trái là nợ và công là của công quyền. Về kinh
tế thì điều ấy có nghĩa là công chi - các mục chi của khu vực công quyền - gia
tăng, được tài trợ bằng trái phiếu hay giấy nợ, với hậu quả là gây ra lạm phát.
Venezuela có thể thi hành chính sách kinh tế tai hại
này trong cả chục năm vì là một nước sản xuất và xuất cảng dầu hỏa. Chavez
khích động tinh thần dân tộc theo lối mị dân bằng biện pháp quốc hữu hóa các
doanh nghiệp dầu hỏa của ngoại quốc. Nhưng hậu quả là đánh sụt đầu tư và làm
khu vực năng lượng bị tụt hậu. Trong khi đó, nhờ có dầu, ông ta áp dụng biện
pháp trợ giá để thị trường nội địa mua được xăng dầu và hàng hóa rất rẻ, dưới
giá thị trường.
Hậu quả là nhà nước bị lỗ và khu vực năng lượng càng
thêm lụn bại.
Chế độ trông cậy vào Trung Quốc để vượt qua những
trở ngại này và càng lệ thuộc vào thiện chí của Bắc Kinh. Mỗi ngày, xứ này cung
cấp 500 ngàn thùng dầu thô cho Trung Quốc để được vay tiền tài trợ ngân sách bị
lủng và Bắc Kinh lấy dầu theo kiểu mua lúa non, nắm dầu trước, trả tiền sau.
Khía cạnh khác của chính sách kinh tế tai hại này là
sự phình nở của khu vực kinh tế nhà nước, các tập đoàn quốc doanh về năng
lượng, công nghiệp và đất đai.
Hai hậu quả kế tiếp của tình trạng này là quốc doanh
lụn bại và mắc nợ trong khi tư doanh hết đất sống, bị bóp nghẹt và thậm chí đàn
áp. Venezuela không chỉ gặp hiện tượng dễ hiểu là thiếu tổ chức hay giải pháp
chính trị thay thế một chế độ độc tài, mà kinh tế cũng chưa tìm ra tiềm lực
thay thế hệ thống quốc doanh trên bờ phá sản.
Khu vực năng lượng và tổng công ty quốc doanh PDVSA
là con gà đẻ trứng vàng cho chế độ đã hết trứng và đang thành gà toi. Nếu dầu
thô lại không lên giá mà còn giảm thì chế độ “Hậu Chavez” của Maduro sẽ không
có tương lai.
Những chọn lựa lưỡng nan
Chính quyền hiện hành có thể tiếp tục đàn áp người
dân trước sự thờ ơ của thế giới. Nhưng họ cũng biết là sẽ khó tồn tại nếu không
thay đổi. Cho tới nay, chưa có chỉ dấu gì báo hiệu y muốn cải cách mà chỉ là
những biện pháp gọi là “ổn định tình hình.” Việc ổn định này sẽ không có kết
quả vì công quỹ đã cạn kiệt.
Khi phải lùi đến chân tường, lãnh đạo Venezuela phải
tìm cách thoát hiểm.
Giải pháp ai cũng có thể nghĩ tới và nói đến là phải
ra khỏi chế độ tập trung quản lý mà áp dụng quy luật thị trường. Giải pháp này
lý tưởng mà thật ra không tưởng vì lập tức dẫn tới khủng hoảng kinh tế vì tư
doanh chưa có sức bật để cứu nguy sản xuất trong khi tay chân của chế độ làm
thịt tài sản của nhà nước và tháo chạy ra ngoài. Ðấy là kịch bản “Liên Bang Nga
hậu Xô Viết” từ 1991 đến 1999.
Giải pháp kia là vững tay lái xã hội chủ nghĩa và
tăng cường vai trò của nhà nước lẫn dùi cui của công an. Ðàn áp chính trị mạnh hơn
nhằm triệt để bảo vệ quyền lực lẫn quyền lợi của thành phần ở trên. Kết quả sẽ
là khủng hoảng cả kinh tế lẫn chính trị. Sau khi chế độ sụp đổ, Venezuela còn
mất cả chục năm lầm than.
Kết luận ở đây là gì?
Ðịnh hướng xã hội chủ nghĩa là tai họa phổ biến và
sau gần 15 năm, cán cân của Venezuela cứ nghiêng dần, cho đến khi lật.
No comments:
Post a Comment