Hà Tường
Cát / Người Việt
Monday, April 14, 2014 7:08:25 PM
Nếu
chính sách “ngoại giao pháo thuyền” là đường lối của các cường quốc Âu Mỹ trong
hai thế kỷ trước, thì chiến lược sẵn sàng can thiệp khi cần thiết vào một cuộc
khủng hoảng xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới vẫn còn là mục tiêu hành động
của quân lực Hoa Kỳ trong nửa đầu thế kỷ 21.
Chiến hạm xung kích thủy bộ USS America (LHA-6) (Hình: US Navy)
Thể hiện quan niệm ấy, mặc dầu có những cắt giảm lớn
trong ngân sách quốc phòng, Hải Quân Hoa Kỳ trong hai tháng vừa qua đã chuẩn bị
đưa vào hoạt động hai kiểu hàng không mẫu hạm lớn nhất cho đến nay là siêu mẫu
hạm tác chiến USS Gerald Ford (CVN-78) và chiến hạm xung kích thủy bộ USNS
America (LHA-6).
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc mà người ta đã nói đến nhiều, ngay cả tới khi có thể thi hành nhiệm vụ tác chiến, chỉ có khả năng tầm thường và lỗi thời nếu so sánh với hai chiến hạm này.
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc mà người ta đã nói đến nhiều, ngay cả tới khi có thể thi hành nhiệm vụ tác chiến, chỉ có khả năng tầm thường và lỗi thời nếu so sánh với hai chiến hạm này.
USS
Gerald Ford, trọng tải gần 110,000 tấn, trị giá $12.8 tỷ là
hàng không mẫu hạm mới nhất, về nhiều mặt hiện đại hơn 11 mẫu hạm nguyên
tử lớp Nimitz đang hoạt động hiện nay. Chiến hạm đã chính thức khởi sự giai
đoạn thử nghiệm từ đầu tháng 3 vừa qua, dự trù kéo dài khoảng 3 năm, rồi sau đó
sẽ hoạt động hiện dịch trong Hải Quân Hoa Kỳ ít nhất cho tới năm 2050.
USS
America với trọng tải 45,000 tấn, dài 260 mét, rộng 32
mét, lớn ngang các hàng không mẫu hạm của nhiều quốc gia khác, là một
loại hàng không mẫu hạm cho trực thăng, thuật ngữ hải quân gọi là chiến hạm
xung kích thủy bộ. Nó là tàu đổ bộ cho một lực lượng đặc nhiệm thủy quân lục
chiến, hoàn toàn bằng trực thăng thay vì xuồng đổ bộ. Sân bay của chiến hạm như
vậy là một sân đáp trực thăng, đồng thời cũng thịch hợp sử dụng cho loại
máy bay chiến đấu F-35B cất cánh và hạ cánh trên phi đạo ngắn, do đó có khả
năng tự bảo vệ không phận và yểm trợ phi pháo ở chiến trường trên đất liền.
Trong lịch sử, Hải Quân Hoa Kỳ đã có 4 chiến hạm
mang tên America. Đừng lầm USS America LHA 6 hiện nay với USS America
CVA-66, hàng không mẫu hạm tác chiến lớp Kitty Hawk thế hệ thứ 3 – sau USS
Midway và trước các mẫu hạm nguyên tử lớp USS Stennis.
CVA-66 phục vụ từ 1965 đến 1996 thì giải giới, thoạt đầu được đề nghị biến thành một viện bảo tàng nổi thay vì phá làm sắt vụn, nhưng cả hai ý kiến ấy đều không được thi hành.
Cuối cùng, tháng 5 năm 2005, CVA được dùng làm mục tiêu thử nghiệm hiệu quả của vũ khí thật và bị đánh đắm ngoài khơi Đại Tây Dương cách Cape Hatteras khoảng 400 km về hướng Đông-Nam. USS CVA-66 là chiếc tàu lớn nhất từ trước đến nay, 83,000 tấn, bị cố ý đánh đắm, chìm xuống đáy biển sâu 5,300 mét dưới mặt nước.
CVA-66 phục vụ từ 1965 đến 1996 thì giải giới, thoạt đầu được đề nghị biến thành một viện bảo tàng nổi thay vì phá làm sắt vụn, nhưng cả hai ý kiến ấy đều không được thi hành.
Cuối cùng, tháng 5 năm 2005, CVA được dùng làm mục tiêu thử nghiệm hiệu quả của vũ khí thật và bị đánh đắm ngoài khơi Đại Tây Dương cách Cape Hatteras khoảng 400 km về hướng Đông-Nam. USS CVA-66 là chiếc tàu lớn nhất từ trước đến nay, 83,000 tấn, bị cố ý đánh đắm, chìm xuống đáy biển sâu 5,300 mét dưới mặt nước.
Từ đầu đã có ý kiến cho rằng không nên đặt tên
America cho một chiến hạm vì nếu bị dánh đắm trong chiến tranh sẽ tạo một ấn
tượng không hay cho tâm lý quốc gia. Chuyện trùng hợp tình cờ là đầu Thế Chiến
II, hải quân Đức có một tuần dương hạm hạng nặng mang tên Deutschland, sau đó
được đổi tên thành Admiral Graf Spee. Cuối năm 1939, chiến hạm này hoạt động có
thành tích trên Đại Tây Dương nhưng bị các chiến hạm Anh săn đuổi và bị
hư hại trong khi chiến đấu, phải rút vào trú ẩn ở cảng Montevideo, Uruguay. Sau
đó hết thời hạn 3 ngày tạm trú tại một quốc gia trung lập và bị lực lượng hải
quân Anh mạnh hơn vây hãm ngoài khơi, chiến hạm Admiral Graf Spee đã ra cửa
sông Rio Plate tự phá hủy và đánh chìm.
USS America CVA-66 ba lần được triển khai đến chiến
trường Việt Nam, năm 1968, 1970 và 1972 hoạt động ở Yankee Station trong vịnh
Bắc Việt mỗi lần từ 3 đến 6 tháng để các máy bay trên mẫu hạm thi hành những
phi vụ oanh tạc Bắc Việt.
Chiến hạm xung kích thủy bộ USS America (LHA 6) là
chiến hạm hoàn toàn mới, được khởi sự đóng năm 2009, trị giá $2.4 tỷ. Trong một
buổi lễ ngày Thứ Năm tuần trước, 10 tháng 4 năm 2014, tại Pascagoula,
Mississippi, xưởng đóng tàu Huntington Ingalls Industries đã bàn giao chiến hạm
giao cho Hải Quân.
LHA 6 là chiếc đầu tiên trong lớp chiến hạm sẽ lần
lượt thay thế 5 chiến hạm xung kích thủy bộ lớp Tarawa được chế tạo từ 30 năm
trước và hoạt động từ 1976 đến nay. USS Tarawa (LHA 1) trọng tải 39,000 tấn,
chở theo 35 trực thăng và 8 máy bay chiến đấu phản lực lên thẳng AV-8B; hầm tàu
chứa được 4 tàu đổ bộ cỡ LCU hay 17 LCM hoặc tới 45 xuổng đổ bộ nhỏ LVT, có cửa
mở ở đuôi tàu cho nước vào để các tàu đổ bộ chạy ra,
Với chiến thuật hiện đại và tương lai, việc vận
chuyển binh sĩ từ tàu lên bờ hoàn toàn bằng trực thăng, không dùng đến
tàu đổ bộ. và như thế không cần phải chiếm bãi biển mà có thể tiến đánh thẳng
vào mục tiêu nằm sâu trong nội địa. USS America do đó không có hầm chở
tàu đổ bộ và thay vào đó có nhiều khoang để máy bay và trực thăng. Sân bay cũng
rộng hơn, dễ dàng hoạt động cho máy bay lớn như MV-22 Osprey, loại máy bay cánh
thẳng lên xuống như trực thăng nhờ cánh quạt có thể chuyển hướng (tilt-rotor).
Mỗi chiến hạm lớp USS America là một đơn vị viễn
chinh chiến đấu độc lập, với một lữ đoàn 1,500 thủy quân lục chiến, đổ bộ
bằng 12 trực thăng cánh thẳng MV-22B Osprey. Yểm trợ trực tiếp hỏa lực chiến
đấu có 7 trực thăng võ trang AH-1Z. 2 trực thăng MH-60 Knighthawks phụ trách
công tác cứu nạn. So sánh với thế hệ USS Tarawa, ưu điểm của lớp USS America là
sẵn có một phi đội chiến đấu từ 12 đến 18 F-35B Lighning II bảo đảm làm chủ
không phận cũng như oanh kích tiêu diệt mục tiêu địch trên đất liền dọn đường
cho lực lượng đổ bộ. Máy bay không người lái giữ nhiệm vụ thám sát và cũng có
thể cung cấp hỏa lực ở phạm vi giới hạn. Khả năng tự vệ của chiến hạm là những
hệ thống phát hiện và điều khiển điện tử với các hỏa tiễn hải-không, hải-hải
hay hải-địa.
Khác với sứ mạng của các siêu hàng không mẫu hạm,
LHC-6 không thể thường trực ngoài đại dương một thời gian quá dài vì điều kiện
sức khỏe và tâm lý của lực lượng viễn chinh, vì vậy không cần phải dùng tới
động cơ nguyên tử. Chiến hạm vận hành bằng đông cơ turbin hơi quy ước,
vận tốc tối đa 22 gút (41 km/giờ) và cần tới các tàu tiếp tế nhiên liệu và các
nhu yếu phẩm khác. Ngoài lực lượng đặc nhiệm đổ bộ, thủy thủ đoàn USS
America gồm 1,000 sĩ quan và binh sĩ hải quân có nghĩa là trên tàu luôn luôn có
tới trên 2,500 người.
Với dự phóng các cuộc xung đột võ trang tương lai
hầu hết là ở quy mô nhỏ, chẳng hạn như chiến tranh chống khủng bố hay chiến
tranh đặc biệt chống các tổ chức nổi dậy, USS LHA-6 đóng vai trò then chốt với
phản ứng can thiệp nhanh chóng. Chiến hạm cũng thích ứng với công tác cứu trợ
nhân đạo khi xảy ra một thiên tai lớn trên thế giới. Còn trong trường hợp chiến
tranh quy mô, USS America có trách nhiệm cung cấp lực lượng tấn công tiền
phong, phần còn lại thuộc về những đơn vị lớn trong đó sức mạnh hải quân sẽ ở
các siêu mẫu hạm như USS Gerald Ford CVN-78. (HC)
No comments:
Post a Comment