Vương
Quế Phương, tùy bút
Thứ Hai, 21/04/2014
Nhớ mấy năm trước đi công tác đến thủ đô Tokyo, đang
làm việc với phía Nhật Bản tại cơ quan quyền lực cao nhất của họ, thấy tiếng
động ầm ầm tựa trời long đất lở, do đang tập trung làm việc nên mình cũng không
để ý đến tiếng động ấy là gì. Mà người Nhật cũng giỏi, trong không gian ầm ĩ
như vậy, họ cứ niềm nở giảng bài và trao đổi với đoàn khách Việt khiến tất cả
quên đi sự ồn ào. Tiếng động lớn lắm, trong tòa nhà lớn đó, lại có cửa kính mà
còn nghe thấy lớn thế.
Kết thúc buổi làm việc, đoàn mình rời ra trước tòa
nhà thì mới giật mình thấy cả một biển người bao vây kín tòa nhà, chăng cờ
biển, hô đả đảo. Người thông dịch nói với đoàn: Họ hô đả đảo Thủ tướng Noda đó.
Quan sát dân Nhật biểu tình, mình có ấn tượng như
sau:
- Rất vệ sinh, sạch sẽ, không có ai bày gì, đốt gì
trên phố, phường, đường đi. Noi chung là không có rác;
- Họ hô rất đều, tiếng hô vang, sang sảng;
- Họ sử dụng cả loa cầm tay nên rất ồn;
Phải nói trong không khí đó, mình thấy Chính phủ
Nhật chắc là phải chịu sức ép lớn lắm. Sau khi về nước vài hôm, ông Chính phủ
Noda từ chức, ông Abe lên thay.
Ngẫm lại việc bà con đến cổng cơ quan mình
"biểu tình" sao khổ quá, bị các chiến sĩ đánh cho liểng xiểng, tống
lên xe thùng, người chẳng ra người, ngợm chẳng ra ngợm, đưa đi. Rồi thỉnh
thoảng lác đác mới có vài tiếng kêu da diết... "Ối giời ơi các ông ơi,
chúng nó cướp nhà, cướp đất của chúng tôi rồi". Rồi nào là "Bác Hồ
ơi, bộ đội, công an của Bác đánh người này". Nhiều lúc mình đã cùng với
cán bộ xung quanh ngồi nghe thấy tiếng kêu mà ứa nước mắt nhưng không nói lời
nào cả. Ở khuôn viên này, chỉ có tiếng nói một chiều.
Chợt nghĩ có phải sức ép đối cơ quan trung ương ở VN
quá nhẹ nhàng nên nền chính trị của chúng ta chưa hiệu quả? Vài tiếng kêu nhỏ
lẻ vọng vào dù da diết cũng chẳng thấm vào đâu. Một cuộc nhậu buổi trưa rồi họ
lại quên hết cả. Cho nên các lãnh đạo cứ thoải mái sống "vô tư, trong
sáng, trong không gian" của họ, khỏi phải đối diện với nhân dân cùng khốn?
Sinh hoạt ở chốn cơ quan cấp cao nhất ngày nào cũng
vậy. Do không phải chịu sức ép kỉ luật nên hết sức thoải mái. Cũng có một số
cán bộ, đảng viên đi làm đúng giờ và mình tự hào vì thuộc nhóm này. Từ lâu,
mình thích kỉ luật và đúng giờ. Ngày nào cũng lên một loạt đầu việc. Làm xong
mới về.
Hầu hết nếu như 8 giờ phải có mặt thì 9 giờ họ mới
đi làm, 10 giờ gọi điện thoại rủ nhau đi chén chú chén anh, 11 giờ có mặt nơi
quán xá, 12 giờ bắt đầu say, 14 giờ rời bàn nhậu về ... quán karaoke, 17 giờ
rời quán karaoke về nhà. Hôm nào đông đúc, thì anh em rời quán karaoke lúc 19
giờ. Sự thực ở VN mình là không uống bia rượu giỏi, không say nhiều thì khó lên
chức làm to. Ai đấy trong hàng ngũ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương từng
hò hét: "Ai không biết uống bia rượu thì không cho nó làm Bí thư tỉnh ủy,
không cho nó làm ủy viên trung ương Đảng". Dẫu biết rằng lời nói của ổng
không có ý nghĩa chính thức nhưng nó thể hiện sự bê tha, vô kỉ luật, thiếu kỉ
cương.
Có cán bộ cao cấp trong lúc ngồi say khướt còn tâm
sự triết lý ra phết: "Nước mình không thiếu dân chủ đâu ông ạ, chỉ thiếu
kỉ cương".
Chuyện cung đình nước Việt hôm nay ngẫm thấy chưa
hiện đại hơn thời phong kiến là mấy.
Vương
Quế Phương tùy bút
Hà Nội, ngày 21/4/2014
Hà Nội, ngày 21/4/2014
No comments:
Post a Comment