Hoàng
Thùy -
VnExpress
Chủ nhật, 20/4/2014 | 07:39 GMT+7
"Đề
án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục lần này được ví như một trận đánh lớn.
Nhưng chưa đánh, đã rơi vào thế vỡ trận", TS Giáp Văn Dương nêu quan điểm.
GS Ngô Bảo Châu: Tại sao phải đổi mới sách giáo khoa theo định kỳ / GS Nguyễn Xuân Hãn: 'Thiếu tổng chủ biên, tiền gấp 10 lần không làm được sách chuẩn
GS Ngô Bảo Châu: Tại sao phải đổi mới sách giáo khoa theo định kỳ / GS Nguyễn Xuân Hãn: 'Thiếu tổng chủ biên, tiền gấp 10 lần không làm được sách chuẩn
Nhận xét về đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015”, TS Giáp Văn Dương, người xây dựng trường học trực tuyến GiapSchool cho rằng, đề án không chạm đúng trọng tâm của giáo dục và gây lãng phí.
Ông phân tích, trọng tâm của giáo dục là việc học chứ không phải là việc dạy hoặc nội dung chương trình. Với việc học thì có ba câu hỏi cần phải trả lời: “Học cái gì?”, “Học thế nào?" và “Học để làm gì?”
Từ trước đến nay, giáo dục vẫn luôn đặt "Học cái gì?" làm trọng tâm, vì vậy sách giáo khoa rất quan trọng và ông thầy là hiện thân của chân lý. Đề án đổi mới giáo dục lần này muốn chuyển sang cách tiếp cận "Học thế nào?" với mong muốn nâng cao năng lực cho học sinh bằng cách đổi mới phương pháp giảng dạy. Vì vậy, lẽ ra phải dành thời gian đầu tư đổi mới phương pháp dạy và học thì Bộ lại đang dành rất nhiều tiền để đầu tư cho sách giáo khoa và nội dung chương trình. "Như vậy, đề án con này đã tự mâu thuẫn với đề án lớn là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục", TS Dương nhận xét.
Khoản
tiền dự toán của đề án cũng quá lớn với đề xuất hơn
34.000 tỷ đồng, lại trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, khi chính phủ dự kiến
vay 400.000 tỷ đồng để trả nợ và tiêu dùng trong năm 2014 này. Nhưng chỉ riêng
đề án này đã xin 34.000 tỷ. Vậy đề án có khả thi về mặt tài chính? Còn rất
nhiều đề án ở các lĩnh vực khác cũng rất cấp bách, như y tế đang quá tải, người
bệnh phải chen chúc ở cả hành lang bệnh viện, rất cần đầu tư.
"Thế nên, Chính phủ phải cân đối chứ không thể lãng phí khoản tiền
quá lớn mà hiệu quả mang lại không rõ. Đề án hay mà không có tiền thực hiện thì
cũng phải dừng, nữa là một đề án rất sơ sài và tiêu tốn rất nhiều tiền", người sáng lập cổng học tập trực tuyến nhận xét.
Dành nhiều thời gian nghiên cứu và thực hành trong
nhiều môi trường giáo dục khác nhau, ông Dương cho rằng, để thực hiện đề án
thành công, Bộ Giáo dục cần phải khảo sát xã hội về thực trạng giáo dục hiện
thời, về hiệu quả của việc sử dụng sách giáo khoa hiện hành. Bên cạnh đó, cần
thành lập Hội đồng chuyên gia giáo dục độc lập và giao việc soạn thảo đề án đổi
mới giáo dục cho hội đồng này. Đề án cần phải phân tích được tính khả thi, khả
năng huy động tài chính và lộ trình thực hiện, đánh giá tác động xã hội... chứ
không phải chỉ sơ sài trong khoảng hai chục trang giấy như dự thảo Bộ vừa trình
thường vụ Quốc hội.
"Nếu không làm kịp một đề án tốt, chúng ta có thể lui lại đến kỳ họp
sau mới trình Quốc hội. Tại sao phải làm ở kỳ họp này nếu đề án chưa tốt và
biết là sẽ gây lãng phí lớn? Nếu Bộ Giáo dục cứ chạy đua để được thông qua
trong kỳ họp này thì chính là Bộ đang mắc bệnh thành tích - căn bệnh mà Bộ đang
kêu gọi phải chống", ông Dương nói.
Theo ông, dù là thực hiện Nghị quyết Trung ương thì
cũng nên cân nhắc bởi trước đó, đã có các nghị quyết tương tự về thanh niên,
về tam nông, về trí thức và về nguời Việt ở nước ngoài đã được ban hành và
triển khai, nhưng đều không mang lại kết quả gì đáng kể. "Vậy làm sao có thể tin tưởng nghị
quyết lần này sẽ được triển khai thành công?", TS Giáp Văn Dương đặt
câu hỏi.
Trong khi đó cấu trúc chương trình thì lại không có
gì thay đổi, vẫn 5 năm tiểu học, 4 năm THCS, 3 năm PTTH, vẫn thầy đó, trò đó,
cách làm đó, tư duy đó, cơ chế đó, thì có thêm một bộ SGK mới cũng không có tác
dụng gì.
TS
Dương đánh giá giải trình của Bộ Giáo dục về việc sử dụng 34.000 tỷ đồng là
"coi thường dư luận". Đối với một số
tiền lớn từ thuế của dân, Bộ Giáo dục không cho được một bảng kê chi tiết về
những lĩnh vực cần sử dụng mà chỉ nêu "khái toán". Muốn sửa chữa một
căn phòng hết vài triệu đồng còn phải kê khai chi tiết nữa là một đề án hàng
chục nghìn tỷ.
Hơn nữa, đề án là "Đổi mới chương trình, sách
giáo khoa" nhưng số tiền dành cho sách giáo khoa chỉ hơn 100 tỷ đồng,
chiếm một phần rất nhỏ tổng kinh phí của đề án. "Tôi có cảm giác như Bộ
Giáo dục đang dùng sách giáo khoa như một con mồi, để câu một con cá rất to -
đó là mua sắm trang thiết bị dạy học và những việc không thực sự cần thiết khác
nữa", ông Dương thẳng thắn.
Từ những phân tích trên, TS Giáp Văn Dương đề xuất,
Bộ Giáo dục chỉ nên hoàn thiện chương trình khung chuẩn quốc gia, nêu yêu cầu
học sinh học hết mỗi bậc học phải có kiến thức và kỹ năng tối thiểu gì. Từ đó,
để các tổ chức tư nhân, các nhà xuất bản tự do viết sách giáo khoa trên cơ sở
chương trình khung chuẩn đó. Hội đồng chuyên gia giáo dục độc lập sẽ thẩm định
các bộ sách này và cho phép được sử dụng giảng dạy nếu đạt yêu cầu. Như vậy, Bộ
sẽ không tốn xu nào mà còn có được nhiều bộ sách chất lượng vì các nhóm làm
sách cạnh tranh nhau.
"Nhìn giải trình đề án của bộ thấy cứ bồng bà
bồng bềnh, không tin được. Trước đó nói là 962 tỷ để viết sách, nay lại là 105
tỷ. Vậy chi phí viết sách thực sự là bao nhiêu? Nếu tôi tập hợp nhóm bạn bè là
các nhà giáo và nhà khoa học, chỉ cần 1/1.000 con số này, thậm chí không có,
chúng tôi vẫn có thể viết sách được”, ông Dương khẳng định.
Tuy
nhiên, nếu Bộ nhất quyết làm sách giáo khoa thì hãy tách việc này ra khỏi trang
bị cơ sở vật chất. Đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm... không thể cứ
mỗi lần đổi sách giáo khoa mới lại vứt đi mua lại, trong khi những đồ dùng của
lần đổi mới trước còn đang đắp chiếu. Các đồ dùng dạy học này, như dụng cụ thí
nghiệm vật lý, hóa học, máy tính, máy chiếu… đều đa dụng chứ không phải được
thiết kế riêng biệt cho một bộ sách nào. Vậy tại sao lại phải mua mới hoàn
toàn? Đối với những trường học thiếu trang thiết bị, cần hỗ trợ gì thì trình
lên để Sở xét duyệt và cấp kinh phí trang bị theo năm tài khóa.
"Tôi đã có một cuộc khảo sát nhỏ với học sinh cấp 3 và sinh viên đại
học về mục đích của việc học thông qua câu hỏi: Học để làm gì? Khoảng 80% các
em chưa từng đặt ra câu hỏi này cho bản thân, tức là chưa biết mục đích của
việc học là gì. Nhưng khi trao đổi kỹ hơn thì các em trả lời: Học để thi. Học
như một quán tính: hết cấp 1 thì lên cấp 2, 3 rồi vào đại học. Một số em nói
học vì bố mẹ bảo học. Một số khác nói thẳng học chẳng biết để làm gì", TS Dương nói và cho hay cần phải đổi mới cách thi trước để dẫn đến đổi
mới cách học bởi hiện nay học để thi vẫn là mục đích chủ đạo.
Ông cũng cho rằng, một trong những lí do thất bại
của Bộ SGK hiện hành được dẫn giải là do trình độ giáo viên không đáp ứng được
yêu cầu của sách. Thế nhưng Bộ lại đang phạm phải chính cái lỗi đó, khi biên
soạn bộ sách giáo khoa mới và phải dùng rất nhiều tiền để đào tạo lại đội ngũ
giáo viên hiện có để đáp ứng yêu cầu của sách mới. "Vậy tại sao lại tiếp
tục lặp lại sai lầm? Lẽ ra SGK mới phải viết cho khớp với trình độ giáo viên
chứ không phải cao hơn để rồi phải đào tạo lại cấp tập trong vài tháng
hè?", ông Dương nói thêm.
Kỳ vọng chỉ trong 1-2 mùa hè đào tạo lại mà biến
hàng triệu giáo viên từ không đáp ứng được yêu cầu của sách giáo khoa, sang đội
ngũ giỏi giang khác hẳn về chất là chuyện không tưởng. Vì vậy, chỉ còn giải
pháp là chấp nhận hiện trạng để khởi đầu cải cách. Xuất phát từ hiện trạng của
đội ngũ giáo viên mà biên soạn sách ở mức độ phù hợp. Sau đó tập trung vào đổi
mới phương pháp dạy và học theo cách tiếp cận “Học thế nào?” và lý tưởng hơn là
“Học để làm gì?”. Theo ông Dương, người dạy không giỏi về chuyên môn cũng có
thể đào tạo được học trò giỏi hơn mình khi biết cách khơi mở cách học cho trò.
Khi đó, thầy sẽ nâng đỡ học trò để các em tự khám phá và hình thành tri thức,
kỹ năng cho mình, thay vì bị thầy nhồi nhét bắt học thuộc.
Ông Dương cũng cho rằng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ví
lần đổi mới này như trận đánh lớn, nhưng giáo dục đang ở thế vỡ trận bởi
chưa đánh mà đã loạn, mỗi người một ý, giải trình lung tung. Thứ trưởng nói
qua sông thì phải lụy đò, nhưng thời đó đã qua rồi. Thời nay, nếu đò không an
toàn người ta sẽ không đi.
“Tiền không phải yếu tố quan trọng nhất. Trong giáo dục, con người là yếu
tố trung tâm. Con người là khởi đầu và đích đến của giáo dục. Một đề án đổi mới
giáo dục chỉ có thể thành công nếu nó hình dung rõ ràng sản phẩm đầu ra, tức là
con người hướng đến với những phẩm tính cần phải có. Và xa hơn là một xã hội mà
mọi người muốn được, do những con người đó xây dựng nên. Thế nhưng, trong đề
án đổi mới lần này của Bộ Giáo dục, hình bóng con người lại rất mờ nhạt. Chỉ
thấy tiền, sách và trang thiết bị dạy học. Thế nên, tôi càng không tin đề án sẽ
thành công", TS Dương nhận định.
No comments:
Post a Comment