Anthony
Le. VRNs
Đăng ngày: 25.04.2014
VRNs
(25.04.2014) – New York, USA
- Nhận được lời mời của các tổ chức NGO là ACCESS và OpenITP, cùng với
Văn phòng Liên Hiệp Quốc và Google, chúng tôi lên xe hướng về New York.
Đoạn đường từ Washington về New York hết hơn 5 tiếng
đồng hồ (ước chừng khoảng 500km), nhưng nhoáng một cái là chúng tôi đã đến nơi.
Bác tài xế (anh Duy) thật tài tình lái xe đưa chúng tôi đi nhanh, êm và an
toàn, ngồi trên xe mọi người cười nói rộn ràng với những màn góp vui rất hồn
nhiên của Trinity
Hồng Thuận và Lilly Nguyễn. Ở
cuối chặng đường, chúng tôi có phần hồi hộp hơn khi nghe tin thành viên thứ 6
có thể sẽ đến được với chúng tôi từ Việt Nam đang trong quá trình làm thủ tục
xuất cảnh ở sân bay Nội Bài. Chúng tôi ngóng chờ chừng giây và cùng nhau đưa ra
trò dự đoán “đi được – bị chặn”, mọi người trên xe như nổ tung lên khi nghe tin
máy bay mang theo thành viên thứ 6 đã cất cánh, blogger Nguyễn Tường Thụy.
Trở lại với vấn đề chính của ngày hôm nay, hai tổ
chức phi chính phủ (NGO) là ACCESS và Open IPT đã mở ra một cuộc nói chuyện bàn
tròn với chúng tôi trong một khán phòng khá lớn, mọi người ngồi quanh bên nhau
nói chuyện rất thân tình :
Hình :
Họ cho chúng tôi biết họ biết rất rõ về tình hình
người dân ở Việt Nam được “tự do” sử dụng internet ra sao, hệ thống pháp
luật và các nghị định, chẳng hạn như nghị định 72, điều luật 258 … mà nhà cầm
quyền đã sử dụng để thắt chặt và quản lý việc sử dụng internet của người dân,
họ rất lo ngại cho các bloggers và giới báo chí có tiếng nói đối lập với nhà
cầm quyền khi bị sách nhiểu, đàn áp và thậm chị là bỏ tù chỉ vì lên mạng chia
sẽ thông tin củng như truyền tại thông tin trên internet.
Các thành viên của hai tổ chức NGO rất buồn khi nhà
cầm quyền dựng lên cái tường lữa (firewall) để ngăn chặn người dân truy cập vào
các trang webs, các trang blogs hay các trang mạng xã hội như Facebook…, hoặc
việc sử dụng mã độc, hacker để tấn công vào đánh sập các trang blogs
và các trang web như trang của Truyền thông Chúa Cứu Thế – VRNs (www.chuacuuthe.com). Trong thời gian qua
chính người quản trị trang web này đã bắt được quả tang là vào chiều
ngày 26.04.2010, giờ Việt Nam, website www.dcctvn.net
đã bị tấn công bằng ddos, tấn công vào các hình ảnh trên website. Theo thống kê
của máy chủ cho biết, chỉ trong ngày 26.04, các hackers đã hits trang web này
gần 500.000 lần, tập trung vào truy vấn các hình ảnh trên trang, làm cho việc
truy cập của đọc giả bị chậm lại và làm cho nhà cung cấp dịch vụ nghĩ rằng
trang web này bị lỗi. Hackers xuất phát từ hai công ty hay gọi là hai tập
đoàn chuyên về thông tin và truyền thông lớn có trụ sở đặt tại Hà Nội.
Cả hai tổ chức này hứa sẽ lập dự án giúp huấn luyện
trang bị cho các bloggers và các nhà hoạt động xã hội về các kiến thức để tự
bảo vệ được an toàn internets, ngoài ra họ sẽ hổ trợ cung cấp các phần mềm diệt
viruts các bloggers và các nhà hoạt động xã hội đở phần nào về kinh tế
khi phải bỏ tiền ra mua.
Chia tay các thành viên của ACCESS và Open IPT
trong nhưng cái bắt tay, những cái ôm hôn trìu mến thân thương, nặng tình. Theo
chúng tôi, các bạn ACCESS và Open IPT như đang muốn khóc lên cho
thân phận của chúng tôi khi phải chịu nhiều thiệt thòi và tràn đầy nguy hiểm
luôn rình rập.
Chúng
tôi đến trụ sở Liên Hiệp Quốc vào lúc 4h chiều cùng ngày, tiếp chúng tôi lại là một cô gái còn rất trẻ, tôi có một phân vân mà
tới giờ vẩn chưa được giải thích là không hiểu sao ở đất nước Hoa Kỳ này có quá
nhiều người phụ nữ còn rất trẻ mà lại nắm giữ những vị trí rất cao, rất quan
trọng trong xã hội, hoặc không thì họ củng có kiến thức và nhận thức về xã hội
rất sâu sắc. Người phụ nữ ở Mỹ rất được tôn trọng là điều chúng tôi thấy hàng
ngày là trên các chuyến xa bus hay tàu điện. Đàn ông luôn nhường chổ ngồi cho
phụ nữ, mặc dù người phụ nữ lên xe sau, hay bước lên xe hay bước vào cửa người
đàn ông thường mở cửa rồi đứng chờ cho người phụ nữ qua rồi mới tới lượt mình.
Nghĩ tới đây thấy thương cho em Huyền Trang, em Hoàng Vi, em Huỳnh Thục Vy, em
Thúy Nga, Chị Hằng, em Thảo Chi và nhiều người phụ nữ khác đang ở quê nhà Việt
Nam thường bị cảnh công an cộng sản hay lược lượng côn đồ hà hiếp đánh đập
hoài. Có dịp chúng tôi sẽ nói riêng về đề tài người phụ nữ trên đất Mỹ (Ladies
in Amarica).
Cô
Ann Syauta, người phụ trách chính về nhân quyền cho vùng Đông
Nam Á tiếp chuyện chúng tôi. Cô vào thẳng vấn đề. Cô chia sẻ cho chúng tôi về
sự kiện điều trần về Nhân quyền ở Geneva (UPR) vừa qua. Cô bày tỏ quan ngại khi
chưa thấy Việt Nam thực hiện việc cải thiện Nhân quyền. Cô hỏi chúng tôi về
tình hình giới blogger và các nhà hoạt động xã hội đang bị sách nhiểu đàn áp và
ngối tù ở Việt Nam. Cô nói hôm nay ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban
Ki-moon đang ở New York và cô sẽ báo cáo với ông ấy về sự kiện gặp gỡ chúng tôi
hôm nay cho ông ấy nghe.
Các thành viên trong đoàn chúng tôi đã lần lượt kể
hết tất cả những gì mà chúng tôi biết, hoặc đã trải nghiệm cho cô ấy nghe, và
cuối cùng chúng tôi đã chuyển cho cô ấy quyển sách về Quyền Con Người. Trong
đó, chúng tôi đã chú thích và cùng ký tên lên đó để nhờ cô ấy trao tận tay cho
ông Ban Ki-moon.
Đại khái phần chú thích chúng tôi nói nằng: “Quyển sách này được xuất bản tại Việt
Nam, đây là bản dịch từ tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, ở Việt Nam chúng tôi
không được phép phân phát quyển sách này đến với người dân, và hơn thế nữa
chúng tôi bị sách nhiểu, đàn áp và bị đánh đập chỉ vì cổ võ cho quyền con người
được thực thi”.
Hình :
Chúng tôi tạm chia tay cô Ann Syauta vì trời đã xế
chiều, chúng tôi ra về với niềm vui khôn tả vì hy vọng rằng cô Ann Syauta và
đặc biệt Liên hiệp quốc sẽ giúp đồng bào dân Việt chúng tôi sớm có được nhân
quyền.
Anthony
Le. VRNs
No comments:
Post a Comment