27 Tháng Tư 2014 12:00
3 tháng 5 năm 2014
“Tự do truyền thông cho một tương lai tốt
đẹp hơn: Phác thảo nghị trình phát triển thời kỳ sau 2015”
Năm nay, cộng đồng quốc tế có một cơ hội
chỉ-có-một-lần-trong-cả-thế-hệ để chuẩn bị một nghị trình dài hạn cho sự phát
triển bền vững nhằm kế tiếp Những mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ kết thúc
vào năm 2015. Việc thi hành thành công nghị trình này sẽ đòi hỏi mọi dân cư
được hưởng những quyền cơ bản về tự do tư tưởng và ngôn luận. Những quyền này
là thiết yếu đối với nền dân chủ, sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và nền
pháp trị.
Ngày Tự do Báo chí Thế giới đề cao tầm
quan trọng của các phương tiện truyền thông độc lập, tự do và đa nguyên để bảo
vệ những quyền trên. Các nhà báo cung cấp một diễn đàn bàn luận được truyền
thông rộng rãi về một phạm vi rất rộng những vấn đề phát triển – từ những thách
thức môi sinh và tiến bộ khoa học đến bình đẳng giới, sự dấn thân của lớp trẻ
và việc xây dựng hoà bình. Chỉ khi nào các nhà báo được tự do giám sát, điều
tra và phê phán các chính sách và việc làm, thì sự cai trị tốt lành mới có thể
tồn tại.
Ngay cả khi nhìn xa hơn năm 2015, chúng ta vẫn
chạm trán những mối đe doạ hiện hành đối với tự do báo chí trên toàn thế giới.
Ở nhiều nước, nhà báo và những người làm việc trong các phương tiện truyền
thông khác đối mặt với những trở ngại có hệ thống khi nói lên sự thật, những
trở ngại đi từ kiểm duyệt, bắt bớ và bỏ tù đến đe doạ, tấn công và thậm chí ám
sát. Những sự ngược đãi thái quá cho thấy rằng tự do báo chí và các quyền con
người mà nó chống đỡ là cực kỳ mong manh và phải được bảo vệ tích cực.
Ông Ban Ki-Moon Tổng
thư ký Liên hiệp quốc và Bà Irina Bokova Tổng giám đốc UNESCO
Đại Hội đồng LHQ đã lên án một cách hết sức rõ
ràng mọi sự tấn công và bạo lực chống lại các nhà báo và những người làm truyền
thông. Trước sự lên án ấy, các chính phủ và tất cả những ai có ảnh hưởng phải
hành động ngay bây giờ bằng cách bảo vệ nhà báo và những người làm truyền thông
khác. LHQ sẵn sàng thi hành phần việc của mình. Các cơ quan LHQ đã phối hợp với
nhau và với các đối tác khác dưới sự lãnh đạo của UNESCO để tạo nên một môi
trường tự do và an toàn cho các nhà báo và những người làm truyền thông trên
khắp thế giới.
Trong Ngày Tự do Báo chí này, chúng tôi
kêu gọi mọi Nhà nước, hội đoàn và cá nhân tích cực bảo vệ quyền tự do biểu đạt
và tự do báo chí như những quyền căn bản và những đóng góp then chốt cho việc
hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và thúc đẩy nghị trình phát
triển giai đoạn sau 2015.
Ban Ki-Moon
Irina
Bokova
Thth. dịch.
Người dịch gửi Văn Việt.
No comments:
Post a Comment