13/04/2014
Như thế là gần 40 năm... Những ngày của tháng 3 và
tháng 4 trong năm 1975 vẫn hằn trong trí nhớ nhiều triệu người, vì các hình ảnh
trải qua thực rất khó phai mờ -- nơi đó, một Ban Mê Thuộc bị Cộng quân tấn công
trước tiên, đúng vào ngày 10 tháng 3-1975, và rôì thời gian ngắn sau, Quân Đoàn
2 di tản ra khỏi Pleiku, dẫn tới những cuộc di tản dây chuyền.
Có vẻ như tiền định? Hay tình cờ? Hay sắp xếp từ những huyền bí thiên cơ bất khả lậu? Thực ra, mọi chuyện đơn giản hơn. Miền Nam không có viện trợ nữa, súng đạn và tiếp liệu co cụm dần, trong khi lệnh Tổng Động Viên ban ra thực hiện từ 1972, tức là từ Mùa Hè Đỏ Lửa... để chuẩn bị tăng lực cho quân đội VNCH trong khi quân lực Mỹ từ từ rút về trưóc áp lực chủ hòa của Quốc Hội Mỹ và dư luận Mỹ.
Khi Hoa Kỳ bắt tay với Trung Quốc, thế giới và cả toàn dân Hoa Kỳ nhìn thấy Cuộc Chiến VN không cần thiết nữa, vì lý thuyết domino không đứng vững nữa, và do vậy Cuộc Chiến VN trở thành một cuộc nội chiến, đơn giản như thế, chứ không còn là cuộc chiến nơi tuyến đầu của hai thế giới tự do và cộng sản.
Henry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng Thống Mỹ Richard Nixon, đã bí mật bay tới Bắc Kinh từ Pakistan, và chuyến đi này kéo dài từ ngày 9 tới ngày 11 tháng 7-1971. Chuyến đi này dọn đường cho Nixon sang thăm Bắc Kinh vào tháng 2-1972.
Như thế, khi căng thẳng giữa các anh lớn tự do và cộng sản lắng dịu xuống, dân Mỹ thấy rằng hy sinh của chiến binh Mỹ ở VN đã đủ rồi, và chính phủ Sài Gòn đã thấy cần phải tự lực từ giây phút này.
Trong khi Nixon tới Bắc Kinh, không chỉ Sài Gòn lo ngại, mà cả Đài Loan cũng cảnh giác vì không hiểu rằng TT Nixon sẽ tặng món quà nào trong ván cờ Châu Á cho Bắc Kinh.
Nhưng phải tới một năm sau, đơn vị quân sự Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, lúc đó là ngày 29-3-1973, theo Encyclopỉdia Britannica.
Thời điểm này được các sử gia gọi là Cuộc Chiến VN chuyển sang thời kỳ “cuộc chiến hậu chiến” (“postwar war”). Nghĩa là, đối với Hoa Kỳ, không còn Cuộc Chiến VN nữa. Tình hình này xảy ra một năm sau khi Nixon thăm Bắc Kinh.
Nixon cam kết là sẽ vẫn giữ viện trợ quân sự cho VNCH, nhưng cú tai tiếng Wategate đã làm ông bó tay, khi Quốc Hội Mỹ quyết định ngăn cản bất kỳ hành vi quân sự nào khác của Mỹ tại VN. Nghĩa là, khi đơn vị quân lực cuối cùng của Mỹ đã rời VN (ngày 29-3-1975), Quốc Hội Mỹ muốn xoa tay và nói, thế là xong.
Chính thức, vào mùa hè 1973, Quốc Hội Mỹ thông qua quyết định ngăn cấm bất kỳ hoạt động quân sự nào của Mỹ trên lãnh thổ toàn vùng Đông Dương (Indochina) sau ngày 15-8-1973. Nghĩa là, trên toàn vùng Đông Dương, chứ không chỉ VN.
Sau đó là chuyện của hoàn toàn Việt Nam, hàng trăm người Việt chết mỗi ngày vì các trận đánh bất tận để giành đất của cộng sản và quốc gia. Vào mùa hè 1974, Nixon xin rời chức vụ Tổng Thống, Quốc Hội Mỹ trước đó đã cắt viện trợ quân sự và kinh tế cho VN tới 30%.
Chế độ Lon Nol ở Cam Bốt thấy rõ là sắp thảm bại.
Khi tỉnh Phước Long, phía đông bắc Sài Gòn, bị Cộng quân chiếm, sau các trận đánh trong tháng 12-1974 và tháng 1-1975, Hà Nôị tin là chiến thắng sắp tới.
Tổng Thống Gerald R. Ford, người kế vị Nixon, xin Quốc hội Mỹ tăng viện trợ cho VN... nhưng vô ích.Quốc Hội và dân Mỹ không muốn liên hệ tới “cuộc chiến hậu chiến” tại Việt Nam.
Ngày 21-4-1975, TT Nguyễn Văn Thiệu thoái vị, bay sang Đaì Loan. Và lặng lẽ, trong ccá ngày kế tiếp, nhiều quan chức cũng di tản ra đi.
Thực ra, mầm thất trận đã thấy từ tháng 3-1975 rồi, khi hàng loạt đơn vị tan rã, di tản và lũ lượt xuôi về Nam; không cách nào tái phối trí để tác chiến nữa, khi tất cả các chiến binh VNCH đã bị tước súng ngay khi vào cửa Vũng Tàu. Hoàn toàn không có quân viện nào khác, dù là trang phục hay súng đạn để phối trí nữa.
Ngày 30-4-1975, chính phủ ông Dương Văn Minh tuyên bố buông súng toàn Miền Nam.
Nhìn lại các con số viện trợ, cũng thấy hướng diễn tiến này. Tự điển Bách khoa Wikipedia kể lại:
“Sau Hiệp định Paris tinh thần và khả năng của quân đội Việt Nam Cộng hòa suy giảm nghiêm trọng nhất là sau khi Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate, vào tháng 8 năm 1974.
Sự cắt giảm viện trợ từ Hoa Kỳ
Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa đã cắt giảm nhiều:
Tài khóa 1973: 2,1 tỷ USD
Tài khóa 1974: 1,4 tỷ USD
Tài khóa 1975: 0,7 tỷ USD
Theo lời kể của ông Nguyễn Tiến Hưng, Tổng trưởng kế hoạch và phát triển Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ, thì Giáo sư Warren Nutter là cựu Phụ tá Tổng trưởng quốc phòng, đặc trách phần tài chính của chương trình "Việt Nam hóa". Khi dự điểm tâm với Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vào sáng ngày 23 tháng Tám năm 1974 tại Dinh Độc Lập, ông Thiệu bày tỏ sự lo ngại về viện trợ:
- Mới vài ngày trước đây là một tỷ, bây giờ còn 700 triệu, tôi làm gì được với số tiền này? Như là chuyện cho tôi 12 đô la và bắt tôi mua vé máy bay hạng nhất từ Sài gòn đi Tokyo
Giáo sư Nutter cũng rất bối rối và giải thích hành động của Quốc hội:
- Quốc hội Hoa Kỳ đôi khi hành động vô trách nhiệm như vậy… Cái Trung Tâm Tài Nguyên Đông Dương (Indochina Resource Center, 1 trung tâm của những người phản chiến) đang hết sức tìm cách tiêu diệt quý quốc
Sau này, trong tập hồi ký Mùa Xuân Đại Thắng, Đại tướng Văn Tiến Dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam đã viết về động cơ thúc đẩy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tổng tấn công ở miền Nam là do Mỹ đã giảm viện trợ làm cho kế hoạch tác chiến và xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn không thể thực hiện theo như ý muốn. Đó là vì "hỏa lực đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ, và nhiên liệu."...”(hết trích)
Nhà nghiên cứu quân sử Vương Hồng Anh, trong bài viết tưạ đề “Đại Tướng Cao Văn Viên Kể Lại Chiến Sự 1975: Chương Trình Việt Nam Hóa Của Tổng Thống Nixon” trên Việt Báo ngày 26/01/2002 đã kể lại ghi nhận của Đại Tướng Viên:
“Sau đây là tình hình hoạt động của Không quân VNCH trong giai đoạn cuối của kế hoạch "Việt Nam hóa" do Tổng thống Nixon đề ra. Phần này được biên soạn dựa theo Hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản.
* Những khó khăn của Không quân VNCH từ 1973 đến 1975
- Ngưng hoạt động hơn 200 phi cơ, trong đó có các phi cơ ném bom A-1, phi cơ thám thính 0-1 và các loại phi cơ vận tải loại C-7, C-119, và C-47. Chấm dứt việc thay thế F 5A bằng F-5E. 36 chiếc được đặt mua nay phải giao lại cho Không quân Hoa Kỳ, và số tiền hoàn trả chỉ dùng vào công việc bảo trì và hoạt động của các phi cơ hiện hữu.
- 400 sinh viên sĩ quan phi công đang thụ huấn tại Hoa Kỳ phải bỏ ngang khóa học trở về nước. Hơn 1,000 khóa sinh Không quân vừa phi hành vừa không phi hành đang theo học đang theo học các khóa Anh ngữ để chuẩn bị đi học chuyên môn phải chuyển sang học Bộ binh tác chiến. Điều này tạo một ảnh hưởng tâm lý tai hại cho Không quân Việt Nam.
- Cắt bớt số giờ bay cho các phi vụ huấn luyện và yểm trợ mà trong đó các phi vụ yểm trợ bị cắt xuống còn một nửa so với mức độ của hai năm 1973-1974, các phi vụ thám thính bị cắt 58% Như vậy vấn đề phát giác và theo dõi các cuộc chuyển quân của địch bị trở ngại và công tác bảo vệ đoàn tiếp tế cũng bị hạn chế rất nhiều. Trực thăng vận bị cắt giảm 70%. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề trong công tác tải thương hay đổ quân tăng cường và tiếp tế, nhất là trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống kênh đào chằng chịt như bái quái trận đồ. Nơi đây nhờ chiến thuật trực thăng vận mà rất nhiều binh sĩ bị thương được kịp thời cứu sống và nhiều đồn bị vây hãm được giải tỏa kịp thời. Nay thiếu vắng các trực thăng này buộc Quân đội phải dùng đến thuyền tam bản và ghe để tải thương, việc tiếp tế đạn dược trở nên vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, vấn đề tâm lý rất khó nguôi.
Các chuyến chuyên chở bằng đường hàng không cũng bị cắt một nửa. Sự kiện này có ảnh hưởng nặng đến khả năng di quân của các đơn vị Tổng trừ bị. Vì Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến là hai lực lượng tổng trừ bị nên cần phải có mặt tại bất cứ nơi nào cần đến trên toàn lãnh thổ, do đó khả năng cơ động của hai lực lượng này vô cùng quan trọng. Suốt trong năm 1972, khi Cộng quân tấn công, Sư đoàn Nhảy Dù phải di chuyển từ Sài Gòn lên Pleiku rồi từ Pleiku ra Vùng 1 chỉ trong vòng 48 giờ. Việc di chuyển này vẫn do phi cơ của chính phủ hay của Hoa Kỳ nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến các hoạt động không vận khác. Thế nhưng qua năm 1975 cũng với hoạt động như vậy thì phải mất 7 ngày và phải cắt bớt các chuyến bay khác để lấy phi cơ chuyển quân. Các loại phi cơ C-130A là phương tiện không vận chính, đã phải thi hành một số phi vụ ném bom vào các tháng đầu năm 1975. Nhưng vì yếu tố kỹ thuật cũng như cánh phi cơ nứt, bình xăng rỉ cộng với sự cắt giảm các chuyến bay nên mỗi ngày chỉ có 8 trong 32 chiếc C-130 A được sử dụng...”(hết trích)
Mọi chuyện rất đơn giản, về phía VNCH: không còn đủ tiếp liệu để tác chiến nữa.
Và đất nước chuyển qua một trang sử mới, u ám và bi thương, từ các trại tù cải tạo khổng lồ khắp các nơi, cho tới những cuộc ra đi, liều thân vượt biển..
Có vẻ như tiền định? Hay tình cờ? Hay sắp xếp từ những huyền bí thiên cơ bất khả lậu? Thực ra, mọi chuyện đơn giản hơn. Miền Nam không có viện trợ nữa, súng đạn và tiếp liệu co cụm dần, trong khi lệnh Tổng Động Viên ban ra thực hiện từ 1972, tức là từ Mùa Hè Đỏ Lửa... để chuẩn bị tăng lực cho quân đội VNCH trong khi quân lực Mỹ từ từ rút về trưóc áp lực chủ hòa của Quốc Hội Mỹ và dư luận Mỹ.
Khi Hoa Kỳ bắt tay với Trung Quốc, thế giới và cả toàn dân Hoa Kỳ nhìn thấy Cuộc Chiến VN không cần thiết nữa, vì lý thuyết domino không đứng vững nữa, và do vậy Cuộc Chiến VN trở thành một cuộc nội chiến, đơn giản như thế, chứ không còn là cuộc chiến nơi tuyến đầu của hai thế giới tự do và cộng sản.
Henry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng Thống Mỹ Richard Nixon, đã bí mật bay tới Bắc Kinh từ Pakistan, và chuyến đi này kéo dài từ ngày 9 tới ngày 11 tháng 7-1971. Chuyến đi này dọn đường cho Nixon sang thăm Bắc Kinh vào tháng 2-1972.
Như thế, khi căng thẳng giữa các anh lớn tự do và cộng sản lắng dịu xuống, dân Mỹ thấy rằng hy sinh của chiến binh Mỹ ở VN đã đủ rồi, và chính phủ Sài Gòn đã thấy cần phải tự lực từ giây phút này.
Trong khi Nixon tới Bắc Kinh, không chỉ Sài Gòn lo ngại, mà cả Đài Loan cũng cảnh giác vì không hiểu rằng TT Nixon sẽ tặng món quà nào trong ván cờ Châu Á cho Bắc Kinh.
Nhưng phải tới một năm sau, đơn vị quân sự Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, lúc đó là ngày 29-3-1973, theo Encyclopỉdia Britannica.
Thời điểm này được các sử gia gọi là Cuộc Chiến VN chuyển sang thời kỳ “cuộc chiến hậu chiến” (“postwar war”). Nghĩa là, đối với Hoa Kỳ, không còn Cuộc Chiến VN nữa. Tình hình này xảy ra một năm sau khi Nixon thăm Bắc Kinh.
Nixon cam kết là sẽ vẫn giữ viện trợ quân sự cho VNCH, nhưng cú tai tiếng Wategate đã làm ông bó tay, khi Quốc Hội Mỹ quyết định ngăn cản bất kỳ hành vi quân sự nào khác của Mỹ tại VN. Nghĩa là, khi đơn vị quân lực cuối cùng của Mỹ đã rời VN (ngày 29-3-1975), Quốc Hội Mỹ muốn xoa tay và nói, thế là xong.
Chính thức, vào mùa hè 1973, Quốc Hội Mỹ thông qua quyết định ngăn cấm bất kỳ hoạt động quân sự nào của Mỹ trên lãnh thổ toàn vùng Đông Dương (Indochina) sau ngày 15-8-1973. Nghĩa là, trên toàn vùng Đông Dương, chứ không chỉ VN.
Sau đó là chuyện của hoàn toàn Việt Nam, hàng trăm người Việt chết mỗi ngày vì các trận đánh bất tận để giành đất của cộng sản và quốc gia. Vào mùa hè 1974, Nixon xin rời chức vụ Tổng Thống, Quốc Hội Mỹ trước đó đã cắt viện trợ quân sự và kinh tế cho VN tới 30%.
Chế độ Lon Nol ở Cam Bốt thấy rõ là sắp thảm bại.
Khi tỉnh Phước Long, phía đông bắc Sài Gòn, bị Cộng quân chiếm, sau các trận đánh trong tháng 12-1974 và tháng 1-1975, Hà Nôị tin là chiến thắng sắp tới.
Tổng Thống Gerald R. Ford, người kế vị Nixon, xin Quốc hội Mỹ tăng viện trợ cho VN... nhưng vô ích.Quốc Hội và dân Mỹ không muốn liên hệ tới “cuộc chiến hậu chiến” tại Việt Nam.
Ngày 21-4-1975, TT Nguyễn Văn Thiệu thoái vị, bay sang Đaì Loan. Và lặng lẽ, trong ccá ngày kế tiếp, nhiều quan chức cũng di tản ra đi.
Thực ra, mầm thất trận đã thấy từ tháng 3-1975 rồi, khi hàng loạt đơn vị tan rã, di tản và lũ lượt xuôi về Nam; không cách nào tái phối trí để tác chiến nữa, khi tất cả các chiến binh VNCH đã bị tước súng ngay khi vào cửa Vũng Tàu. Hoàn toàn không có quân viện nào khác, dù là trang phục hay súng đạn để phối trí nữa.
Ngày 30-4-1975, chính phủ ông Dương Văn Minh tuyên bố buông súng toàn Miền Nam.
Nhìn lại các con số viện trợ, cũng thấy hướng diễn tiến này. Tự điển Bách khoa Wikipedia kể lại:
“Sau Hiệp định Paris tinh thần và khả năng của quân đội Việt Nam Cộng hòa suy giảm nghiêm trọng nhất là sau khi Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate, vào tháng 8 năm 1974.
Sự cắt giảm viện trợ từ Hoa Kỳ
Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa đã cắt giảm nhiều:
Tài khóa 1973: 2,1 tỷ USD
Tài khóa 1974: 1,4 tỷ USD
Tài khóa 1975: 0,7 tỷ USD
Theo lời kể của ông Nguyễn Tiến Hưng, Tổng trưởng kế hoạch và phát triển Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ, thì Giáo sư Warren Nutter là cựu Phụ tá Tổng trưởng quốc phòng, đặc trách phần tài chính của chương trình "Việt Nam hóa". Khi dự điểm tâm với Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vào sáng ngày 23 tháng Tám năm 1974 tại Dinh Độc Lập, ông Thiệu bày tỏ sự lo ngại về viện trợ:
- Mới vài ngày trước đây là một tỷ, bây giờ còn 700 triệu, tôi làm gì được với số tiền này? Như là chuyện cho tôi 12 đô la và bắt tôi mua vé máy bay hạng nhất từ Sài gòn đi Tokyo
Giáo sư Nutter cũng rất bối rối và giải thích hành động của Quốc hội:
- Quốc hội Hoa Kỳ đôi khi hành động vô trách nhiệm như vậy… Cái Trung Tâm Tài Nguyên Đông Dương (Indochina Resource Center, 1 trung tâm của những người phản chiến) đang hết sức tìm cách tiêu diệt quý quốc
Sau này, trong tập hồi ký Mùa Xuân Đại Thắng, Đại tướng Văn Tiến Dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam đã viết về động cơ thúc đẩy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tổng tấn công ở miền Nam là do Mỹ đã giảm viện trợ làm cho kế hoạch tác chiến và xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn không thể thực hiện theo như ý muốn. Đó là vì "hỏa lực đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ, và nhiên liệu."...”(hết trích)
Nhà nghiên cứu quân sử Vương Hồng Anh, trong bài viết tưạ đề “Đại Tướng Cao Văn Viên Kể Lại Chiến Sự 1975: Chương Trình Việt Nam Hóa Của Tổng Thống Nixon” trên Việt Báo ngày 26/01/2002 đã kể lại ghi nhận của Đại Tướng Viên:
“Sau đây là tình hình hoạt động của Không quân VNCH trong giai đoạn cuối của kế hoạch "Việt Nam hóa" do Tổng thống Nixon đề ra. Phần này được biên soạn dựa theo Hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản.
* Những khó khăn của Không quân VNCH từ 1973 đến 1975
- Ngưng hoạt động hơn 200 phi cơ, trong đó có các phi cơ ném bom A-1, phi cơ thám thính 0-1 và các loại phi cơ vận tải loại C-7, C-119, và C-47. Chấm dứt việc thay thế F 5A bằng F-5E. 36 chiếc được đặt mua nay phải giao lại cho Không quân Hoa Kỳ, và số tiền hoàn trả chỉ dùng vào công việc bảo trì và hoạt động của các phi cơ hiện hữu.
- 400 sinh viên sĩ quan phi công đang thụ huấn tại Hoa Kỳ phải bỏ ngang khóa học trở về nước. Hơn 1,000 khóa sinh Không quân vừa phi hành vừa không phi hành đang theo học đang theo học các khóa Anh ngữ để chuẩn bị đi học chuyên môn phải chuyển sang học Bộ binh tác chiến. Điều này tạo một ảnh hưởng tâm lý tai hại cho Không quân Việt Nam.
- Cắt bớt số giờ bay cho các phi vụ huấn luyện và yểm trợ mà trong đó các phi vụ yểm trợ bị cắt xuống còn một nửa so với mức độ của hai năm 1973-1974, các phi vụ thám thính bị cắt 58% Như vậy vấn đề phát giác và theo dõi các cuộc chuyển quân của địch bị trở ngại và công tác bảo vệ đoàn tiếp tế cũng bị hạn chế rất nhiều. Trực thăng vận bị cắt giảm 70%. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề trong công tác tải thương hay đổ quân tăng cường và tiếp tế, nhất là trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống kênh đào chằng chịt như bái quái trận đồ. Nơi đây nhờ chiến thuật trực thăng vận mà rất nhiều binh sĩ bị thương được kịp thời cứu sống và nhiều đồn bị vây hãm được giải tỏa kịp thời. Nay thiếu vắng các trực thăng này buộc Quân đội phải dùng đến thuyền tam bản và ghe để tải thương, việc tiếp tế đạn dược trở nên vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, vấn đề tâm lý rất khó nguôi.
Các chuyến chuyên chở bằng đường hàng không cũng bị cắt một nửa. Sự kiện này có ảnh hưởng nặng đến khả năng di quân của các đơn vị Tổng trừ bị. Vì Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến là hai lực lượng tổng trừ bị nên cần phải có mặt tại bất cứ nơi nào cần đến trên toàn lãnh thổ, do đó khả năng cơ động của hai lực lượng này vô cùng quan trọng. Suốt trong năm 1972, khi Cộng quân tấn công, Sư đoàn Nhảy Dù phải di chuyển từ Sài Gòn lên Pleiku rồi từ Pleiku ra Vùng 1 chỉ trong vòng 48 giờ. Việc di chuyển này vẫn do phi cơ của chính phủ hay của Hoa Kỳ nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến các hoạt động không vận khác. Thế nhưng qua năm 1975 cũng với hoạt động như vậy thì phải mất 7 ngày và phải cắt bớt các chuyến bay khác để lấy phi cơ chuyển quân. Các loại phi cơ C-130A là phương tiện không vận chính, đã phải thi hành một số phi vụ ném bom vào các tháng đầu năm 1975. Nhưng vì yếu tố kỹ thuật cũng như cánh phi cơ nứt, bình xăng rỉ cộng với sự cắt giảm các chuyến bay nên mỗi ngày chỉ có 8 trong 32 chiếc C-130 A được sử dụng...”(hết trích)
Mọi chuyện rất đơn giản, về phía VNCH: không còn đủ tiếp liệu để tác chiến nữa.
Và đất nước chuyển qua một trang sử mới, u ám và bi thương, từ các trại tù cải tạo khổng lồ khắp các nơi, cho tới những cuộc ra đi, liều thân vượt biển..
Thằng ngu viết bài này. Tháng tư là tháng đẹp trời, muốn hiểu nghĩa đen hay nghĩa bóng thì nó vấn đẹp, tháng tư là tháng ý nghĩa lớn với dân tộc. 30-4-1975, sau ngày đó, đất nước Việt Nam đã bước sang trang sử mới, một nên dân chủ, độc lập. sau 55 ngày đêm tiến công thần tốc đã quét sạch toàn bộ chế độ thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng miền Nam thân yêu, giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước. Tháng tư là tháng để chúng ta tự hào về dân tộc.
ReplyDeleteCuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã toàn thắng. Miền Nam nước ta đã hoàn toàn giải phóng. Trong 55 ngày đêm chiến đấu dồn dập và thần tốc, anh dũng và táo bạo, quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn bộ máy chiến tranh khổng lồ và hiện đại của quân ngụy đông tới 1.351.000 tên, được xếp vào loại mạnh nhất ở Đông Nam á, đã xóa bỏ hoàn toàn bộ máy ngụy quyền từ trung ương tới cơ sở mà Mỹ đã dày công gây dựng và nuôi dưỡng từ hơn hai chục năm nay. Chế độ thực dân mới đã hoàn toàn bị sụp đổ. Tổng tiến công và nỗi dậy mùa Xuân 1975 đã đập tan toàn bộ lực lượng quân sự địch .
ReplyDeleteThắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài nhất, gian khổ nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài 117 năm của đế quốc xâm lược trên đất nước ta, làm cho Tổ quốc ta vĩnh viễn độc lập, thống nhất và đưa cả nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Dân tộc ta bước vào kỷ nguyên phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử 4.000 năm của mình - kỷ nguyên Độc lập, Tự do và Chủ nghĩa xã hội.