Hà Tường
Cát/Người Việt (tổng hợp)
Tuesday, April 01, 2014 6:34:04 PM
Thông
tấn xã Reuters cuối tuần qua cho hay Trung Quốc vừa tịch thu khối tài
sản trị giá gần $15 tỷ (90 tỷ nhân dân tệ) của gia đình và người thân Chu Vĩnh
Khang (Zhou Yongkang), cựu bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, cựu bộ trưởng công an
(2002-2007) và cựu ủy viên thường trực Bộ Chính Trị khóa 17 (2007-2012).
Hai nguồn tin cho biết các công tố viên và cơ quan
chống tham nhũng của đảng phong tỏa các tài khoản ngân hàng với khoản tiền gửi,
tổng cộng là 37 tỷ nhân dân tệ. Họ cũng tịch thu cổ phần, trái phiếu trong và
ngoài nước, tổng trị giá lên tới 51 tỷ nhân dân tệ, sau khi đột kích các ngôi
nhà ở thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải và 5 tỉnh khác.
Cơ quan điều tra cũng tịch thu gần 300 căn hộ và
biệt thự trị giá khoảng 1.7 tỷ nhân dân tệ, đồ cổ, tranh đương đại, với
giá trị thị trường khoảng 1 tỷ nhân dân tệ, hơn 60 chiếc xe và
những vật dụng khác bao gồm rượu đắt tiền, vàng, bạc, nhân dân tệ và ngoại tệ.
So với tầm mức của vụ này thì việc thanh trừng Bí
Thư Thành Ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai hồi năm ngoái chỉ là hành động trộm
cắp vặt.
Trong cuộc điều tra kéo dài từ 4 tháng qua, hơn 300
người thân cận của ông Chu đã bị bắt giam hoặc thẩm vấn. Những tài sản bị
tịch thu hầu hết thuộc về người bị bắt giam, không đứng tên ông Chu.
Đây không phải là chuyện mới, từ tháng 12 năm ngoái,
tờ New York Times dẫn nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc
cho biết, Bắc Kinh đang mở cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang. Các báo Huffington
Post ở Hoa Kỳ, The Telegraph, The Guardian và đài BBC ở
Anh đều đã loan tin, nhưng chưa nói ông Chu có bị truy tố không. Tuy
nhiên theo nhận định của các quan sát viên lúc đó, khi Tân Hoa Xã và truyền
thông Trung Quốc bắt đầu công khai đề cập tới, thì rõ ràng đó là dấu hiệu
chuẩn bị.
Theo một thông lệ mang nhiều tai tiếng của
đảng Cộng Sản, thì các vụ như vậy xảy ra với các cấp lãnh đạo, đương kim hay đã
nghỉ việc, mọi chuyện đều được để trôi theo thời gian đi vào quên lãng. Nhưng
hiện nay Trung Quốc đang đẩy mạnh phong trào chống tham nhũng như lời hứa hẹn
của Chủ tịch Tập Cận Bình từ khi lên nắm quyền lực. Trong một cuộc
họp của ủy ban kỷ luật và kiểm tra hồi đầu năm nay, ông Tập tuyên bố rằng cuộc
chiến chống tham nhũng rất khốc liệt và phức tạp, nhưng nó sẽ được giải quyết
nhanh bằng "liều thuốc mạnh".
Giáo sư khoa học chính trị Yan Sun của City
University of New York nói rằng còn hơn tình trạng dân chủ, tham nhũng là
nguồn gốc của những bất mãn xã hội đưa tới phong trào Thiên An Môn năm 1989.
Theo xếp hạng của Transparency International's Corruption Perception Index năm
2013, Trung Quốc đứng hàng thứ 80 trong số 178 nước về tệ nạn này.
Phúc trình điều tra của Internatinal Consortium of
Investigative Jounalists năm 2014 cho biết hơn một chục gia đình lãnh đạo chính
trị và quân sự cao cấp Trung Quốc có liên hệ với các công ty đặt trụ sở tại
British Virgin Islands. lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh Quốc ở vùng biển Caribbean
phía Đông Puerto Rico. Theo phúc trình này, người anh vợ của Tập Cận Bình và
con rể của cựu Thủ Tướng Ôn Gia Bảo thuộc trong số những người dùng các cơ quan
tài chính hải ngoại để trốn thuế và chuyển tiền.
Cùng
với vụ Chu Vĩnh Khang còn đang diễn tiến, hôm Thứ Hai truyền thông Trung
Quốc loan tin các công tồ viên đã truy tố một cựu tướng lãnh vì tham
nhũng, lạm dụng ngân sách nhà nước và lạm quyền. Nguyên phó chủ nhiệm
Tổng Cục Hậu Cần, Trung Tướng Cốc Tuấn Sơn (Gu Junshan) là sĩ quan cấp
cao nhất bị đưa ra tòa án quân sự kể từ năm 2006 và theo nhận định của các quan
sát viên, gần như chắc chắn sẽ bị tuyên án có tội. BBC cho biết ông bị
tước quyền năm 2012 và tiếp tục bị điều tra cho tới nay.
Tài Tân, một tạp
chí chuyên về điều tra, có bài viết về phong cách sống xa hoa của Tướng Cốc
Tuấn Sơn, nói rằng ông sở hữu vài ngôi nhà, trong đó có một nhà ở tỉnh Hà Nam
phỏng theo phong cách hoàng cung xưa với nhiều tác phẩm nghệ thuật hay tượng
bằng vàng.
Các nhật báo New York Times, South
China Morning Post và hãng tin Reuters cho biết cấp trên của tướng
Cốc là Từ Tài Hậu (Xu Caihou), cựu Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương
, cũng bị bắt giữ và đang trong quá trình điều tra, Từ là tướng lãnh cao cấp
hàng thứ nhì và là Ủy Viên Bộ Chính Trị cho tới khi về hưu năm
2012. Tướng Cốc đã cung cấp nhiều thông tin cho việc điều tra tướng Từ.
Trong một phát biểu nội bộ, Tập Cận Bình cam kết diệt trừ “hiện tượng Cốc Tuấn
Sơn”, theo lời tiết lộ của một cựu phụ tá. Sự việc này chứng tỏ Tập quyết chí
củng cố quyền lực tại cơ chế thiết yếu nhất của đảng là quân đội,
có vẻ đã vượt ra ngoài tầm tay lãnh đạo.
Khác với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm. khi tiếp
nhận quyền lực từ Hồ Cẩm Đào tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đồng thời nắm giữ
chức vụ Chủ Tịch Đảng và Chủ Tịch Quân Ủy. Lúc đó Tập đã từng phê phán Mikhail
Gorbachev là để Liên Xô sụp đổ vì không kiểm soát được quân đội. Kể từ khi
Trung Quốc đổi mới theo đường hướng kinh tế thị trường, quân đội là khu vực nảy
sinh những hành động tham nhũng lớn nhất do điều kiện nắm giữ được ngành kỹ
nghệ quốc phòng.
Cũng trong ngày Thứ Hai, khởi đầu vụ xét xử “tỷ phú
mafia” Lưu Hán (Liu Han), một trong 500 người giầu nhất Trung Quốc, bị
cáo là cầm đầu một mạng lưới tổ chức tội ác tại miền Tây Trung Quốc. Phiên tòa
họp tại Hàm Ninh tình Hồ Bắc, có lẽ để tránh khỏi tầm ảnh hưởng rất
mạnh của Lưu ở tỉnh Tứ Xuyên, dự đoán sẽ kéo dài nhiều ngày hay nhiều tuần lễ.
Lưu Hán là chủ tịch tập đoàn Hán Long, công ty tư nhân lớn nhất ở tỉnh Tứ Xuyên, sở hữu hàng chục công ty con các ngành hầm mỏ, điện, năng lượng, bất động sản, chứng khoán, tài chánh và có cổ phần trong công ty hầm mỏ Moly Mines thuộc tập đoàn Rio Tinto ở Tây Australia.
Lưu Hán là chủ tịch tập đoàn Hán Long, công ty tư nhân lớn nhất ở tỉnh Tứ Xuyên, sở hữu hàng chục công ty con các ngành hầm mỏ, điện, năng lượng, bất động sản, chứng khoán, tài chánh và có cổ phần trong công ty hầm mỏ Moly Mines thuộc tập đoàn Rio Tinto ở Tây Australia.
Các công tố viên cáo buộc Lưu Hán đã thu về
gần $7 tỷ thông qua các hoạt động kinh doanh phi pháp về tài chính, buôn vũ
khí, điều hành sòng bạc cùng các hành động tội phạm tống tiền, bắt giữ và giết
người. Lưu có mối quan hệ thân cận với các giới chức hàng đầu ở Tứ Xuyên và Vân
Nam. Lưu Hán 48 tuổi và em trai Lưu Vĩ 34 tuổi cùng 34 đồng phạm khác
bị truy tố 15 tội danh.
Ngoài ra Kế Văn Lâm, phó chủ tịch tỉnh Hải
Nam cũng bị chính thức điều tra với cáo buộc vi phạm kỷ luật và pháp luật. Theo
BBC, hơn 20 viên chức cấp bộ và cấp tỉnh bị điều tra sau Đại Hội Đảng lần thứ
18 và Kế Văn Lâm được coi là có mối liên hệ mật thiết với nhiều người
trong số họ.
Truyền
hình CNN dẫn lời Lijia Zhang, nhà văn và bình luận gia xã hội
ở Bắc Kinh, cho rằng “Tại Trung Quốc, tất cả mọi người đều can tội tham ô”.
Bà
viết: “Sau khi lên
nắm quyền tháng 3 năm ngoái, Chủ Tịch Tập Cận Bình đã phát động một chiến dịch
sâu rộng chống tham nhũng, cam kết bắt hết mọi viên chức tham ô, từ cọp cho đến
ruồi. Trung Quốc đã từng có những chiến dịch như thế, nổi lên và chìm đi như
bão tố mùa hạ. Lần này chiến dịch mở ra có vẻ mãnh liệt nhất vào lúc tham
ô đã tràn lan trên kinh tế thị trường khi các viên chức mua bán quyền lực
để thâu đạt lợi lộc tài chính. Nhưng càng đánh giá cao quyết tâm của Chủ
Tịch chừng nào, tôi càng nhận thấy cuộc chiến đấu của ông tựa như mưu
toan 'dập tắt một vụ hỏa hoạn lớn bằng một ly nước', trong tình trạng tham
nhũng đã thấm sâu vào mọi góc cạnh của xã hội chúng ta”. (HC)
No comments:
Post a Comment