Michael
Bohm
The Moscow
Times, ngày 10-4-2014
Nhất
Phương dịch
13/04/2014
Các lãnh đạo Nga thường nói một giọng điệu – nói cùn
– khi họ cố gắng biện minh cho việc lạm quyền bằng cách nói rằng người Mỹ cũng
thế.
Ví dụ, Vladimir Putin so sánh việc chọn tấn công
pháp lý vào tập đoàn Yukos cùng với việc tịch thu tài sản của Yukos nhập vào
tập đoàn quốc doanh Rosneft với phán quyết của Mỹ về tập đoàn Enron năm 2003.
Mỹ sáp nhập Hawaii và Texas, vậy sao Nga không thể
thôn tính Crimea? Nước Nga đang sống ở thế kỷ 19, theo đuổi định mệnh của chính
mình.
Tháng Chín 2012, Putin, đáp lại những chỉ trích của
cộng động quốc tế về cái chết của luật sư Sergei Magnitsky, nói rằng Hoa Kỳ
không có quyền phán xét nước Nga vì Nga chỉ thi hành án lệnh với tội phạm tại
nước mình. Bộ Ngoại giao thậm chí còn đi xa hơn trong báo cáo về nhân quyền
2012, nói Mỹ cũng xử những người vị thành niên. Thực ra đó là dối trá trắng
trợn.
Nhà cầm quyền Nga cũng phản pháo các chỉ trích của
Mỹ về thành tích bất hảo của Nga về tự do phát biểu bằng cách vu cho Mỹ vi phạm
nhân quyền đối với Binh nhì Chelsea (Bradley) Manning, kẻ đã tiết lộ 700.000
tài liệu mật cho WikiLeaks.
Nay, Kremlin lại sử dụng cách lập luận cũ rích “này,
xem ai nói đây” để chống lại các phê phán đối với việc Nga thôn tính Crimea.
Sau đây là sáu điều dối trá nữa mà Nga đang cố thêu dệt.
1.
Mọi cường quốc đều thôn tính lãnh thổ. Hãy nhìn vào Mỹ, nước đã sáp nhập Texas
và Hawaii.
Đúng là Hoa Kỳ thôn tính Texas năm 1845, một ví dụ
sinh động của Thuyết Bành trướng do Định mệnh [Manifest Destiny], chủ nghĩa đế
quốc và sự hám lợi của những kẻ chiếm hữu nô lệ đầy quyền lực ở miền Nam. Vụ
thôn tính Texas mở rộng biên giới đến tận sông Rio Grande rõ ràng là một hành
động khiêu khích chống lại Mexico, nước có quyền lịch sử với một số vùng của
Texas. Sự thôn tính làm bùng nổ cuộc chiến Mỹ-Mexico 1846-48, mà Mỹ đã thắng
cho phép Mỹ sở hữu vùng lãnh thổ phía tây mênh mông trải dài từ Colorado tới
California.
Tương tự, Hawaii bị thôn tính năm 1898 sau khi Hoa
Kỳ phát động lật đổ chế độ quân chủ ở Hawaii năm 1893. Động cơ kinh tế của cuộc
lật đổ là để khai thác tài nguyên mía đường nhằm tăng lợi nhuận năm tập đoàn
mía đường lớn nhất nước Mỹ đang hoạt động trên quần đảo này.
Nhưng Nga thật ngớ ngẩn viện dẫn cách hành xử đế
quốc chủ nghĩa thế kỷ 19 bành trướng lãnh thổ để biện minh cho việc thôn tính
Crimea ở thế kỷ 21. Có phải Nga vẫn đang sống trong thế kỷ 19 không? Rõ ràng là
trật tự thế giới hậu Đệ nhị Thế chiến, dựa trên hệ thống luật lệ quốc tế của
Liên Hiệp Quốc, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, đã bác bỏ hành
động cướp đất thô thiển của thế kỷ 19.
“Bước tiến Mỹ”, tranh cuối thế kỷ 19 của John Gast,
vẽ nàng Columbia [hình ảnh nhân hóa nước Mỹ – ND] dẫn dắt người Mỹ đi chiếm đất
miền Tây.
2. Các hiệp định trở nên vô hiệu nếu vị tổng thống ký văn bản đó mềm
yếu.
Nga công nhận Crimea là phần không thể tách rời của
Ukraine trong Bị vong lục Budapest đảm bảo an ninh 1994, do Tổng thống Boris
Yeltsin ký.
Những kẻ theo đuôi Putin nói Yelsin là một tổng
thống mềm yếu, không bảo vệ được quyền lợi của Nga và đã ký một “hiệp ước không
công bằng”. Do đó, họ lập luận, hiệp ước Budapest có thể được hủy bỏ – cách lập
luận rất phản cảm đi cùng quyền lực Putin.
Điều khoản quan trọng trong hiệp ước 1994 yêu cầu
Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân với điều kiện Nga phải tôn trọng toàn vẹn lãnh
thổ – tức là không xâm lược Ukraine. Ukraine đã loại bỏ vũ khí hạt nhân nhiều
năm trước đây và Nga đã xâm lược Ukraine tháng 3 vừa rồi.
Nếu Ukraine vẫn giữ vũ khí hạt nhân, Nga khó lòng
dám đưa quân vào Crimea, dựng lên chính phủ bù nhìn thân Nga ở Simferopol, đuổi
hết lực lượng Ukraine ra khỏi Crimea và thôn tính bán đảo này.
Có hai điều dạy người ta: Một, đừng bao giờ giao nộp
vũ khí hạt nhân. Hai, nếu bạn là nước nhỏ, không có vũ khí hạt nhân, hãy bắt
đầu chương trình vũ khí hạt nhân như một biện pháp ngăn ngừa sự thôn tính của
một nước lớn. Sự thôn tính Crimea không những sổ toẹt toàn bộ khung pháp lý hậu
Đệ nhị thế chiến. Nó còn phá tan nền móng Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân
1968 yêu cầu các nước phấn đấu để loại bỏ vũ khí hạt nhân.
3. Crimea không bị “thôn tính”. Nó được “thống nhất” với Nga, tương tự
như thống nhất nước Đức 1990.
Sự thống nhất nước Đức là sự đồng thuận giữa Đông và
Tây Đức cùng với Liên Xô và ba cường quốc chiếm đóng khác. Hiệp định thống nhất
Đức hoàn toàn tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Ngược lại, Ukraine phản
đối kịch liệt cái gọi là “Crimea thống nhất với Nga” và, cũng như các nước
khác, coi sự thôn tính đó là bất hợp pháp.
Sự so sánh với cuộc chiến tranh Falklands 1982 giữa
Anh và Achentina cũng không đứng vững được vì Anh không thôn tính gì cả. Anh đã
phản ứng lại bằng quân sự hành động thôn tính của Achentina đối với quần đáo
Falklands, lãnh thổ hải ngoại của Anh lúc đó.
Ngược lại, Crimea đã được quốc tế công nhận là lãnh
thổ của Ukraine kể từ khi Liên Xô sụp đổ, cho nên sự sáp nhập của Nga có thể
được xếp vào hành vi xâm lược, vi phạm chủ quyền Ukraine.
Những người lính được cho là quân Nga đang tuần tra
Crimea trước khi trưng cầu dân ý.
4.
Nga cần bảo vệ lợi ích của người nói tiếng Nga ở Crimea.
Vấn đề đầu tiên là không có bằng chứng rằng người
Nga ở đây bị đe dọa bởi những kẻ “phát xít” dân tộc cực đoan Ukraine.
Vấn đề thứ hai và rất cơ bản là sự viện cớ bảo vệ
người nói tiếng Nga ở Crimea đã vô lý ngay từ trong cốt lõi. Có một nguyên tắc
chung được quốc tế công nhận quyền và nghĩa vụ bảo vệ công dân mình ở nước
ngoài.
Nhưng nghĩa vụ này không thể mở rộng đến những người
chỉ đơn thuần nói tiếng mẹ đẻ ở quốc gia khác. Nếu dựa trên cơ sở này, Pháp sẽ
có cơ sở pháp lý để thôn tính Cameroon hay Senegal nếu người nói tiếng Pháp bị
đe dọa? Liệu Hoa Kỳ và Anh có phải gây chiến để bảo vệ người nói tiếng Anh?
5.
Nga tuân thủ nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc quy định rằng sự can thiệp quân sự
vào quốc gia khác chỉ được biện minh khi có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an.
Putin và Bộ Ngoại giao nhai đi nhai lại điều này
không biết bao nhiêu lần, và điều đó là nền tảng của bài phát biểu của Putin
tại Munich lên án chính sách đơn phương của Hoa Kỳ. Thế nhưng, Nga hoàn toàn
vứt bỏ nguyên tắc này trong cả hai cuộc chiến năm 2008 với Gruzia và với
Crimea.
Nga quyết định số phận của bán đảo này không đếm xỉa
đến phản đối của Ukraine, chủ thể có quyền đối với bán đảo. Điều này tương tự
như nay Đức đưa quân tấn công Kaliningrad, chiếm đóng các tòa nhà công quyyền
và dựng lên một chính phủ bù nhìn thân Đức và tổ chức trưng cầu ý dân mà chẳng
cần Nga đồng ý. Nga sẽ không bao giờ đồng ý để Đức “sửa chữa lại những bất công
lịch sử mà Konigsberg phải chịu”, ngay cả khi hầu hết dân cư ở Kaliningrad sẵn
sang từ bỏ hộ chiếu Nga để trở thành công dân Đức.
Người Nga vui mừng sau khi Crimea chính thức trở
thành một phần lãnh thổ của Nga.
6.
Mỹ không có quyền dạy đạo đức lên án Nga vi phạm luật quốc tế ở Crimea.
Vấn đề ở đây chẳng liên quan lắm đến vấn đề quyền đạo
đức phê phán Nga, cứ cho rằng nước Mỹ có tiêu chuẩn kép, vì đây là phản ứng
chung của cộng đồng toàn cầu.
Trong trạt tự hậu Đệ nhị Thế chiến, không có quốc
gia nào có “quyền chủ quyền” để thôn tính lãnh thổ nước khác. Điều này được áp
dụng cho mọi quốc gia, kể cả Hoa Kỳ. Cộng đồng quốc tế, chứ không chỉ một mình
Hoa Kỳ, cần phải đoàn kết lên án hành động Nga thôn tính Crimea. Đại Hội đồng
Liên Hiệp Quốc đi bước đi đầu tiên theo hướng này vào ngày 27/3 bằng Nghị quyết
100-11 lên án Nga thôn tính Crimea.
Có lẽ ví dụ rõ nhất về cộng đồng quốc tế sát cánh
cùng nhau là sau khi Saddam Hussein của Iraq thôn tính Kuwait 1990. Tương tự
như Nga, Saddam Hussein coi Kuwait là phần lãnh thổ lịch sử của Iraq từ thời Đế
chế Ottoman. Và, giống như Putin, Hussein cũng cố gắng sửa những “bất công lịch
sử” thông qua việc thôn tính. Hầu hết thế giới lên án hành động này của Iraq,
và Hội đồng Bảo an, gồm cả Liên Xô đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết 678, làm
nền tảng pháp lý cho cuộc chiến vùng Vịnh 1991 đẩy quân Iraq ra khỏi Kuwait.
Trách nhiệm cộng đồng này của loài người lên án sự xâm lược quân sự cũng phải
được áp dụng với Nga.
Nhà thơ Pháp Jean Cocteau từng nói: “Con người cố
trốn tránh chính mình bằng những điều dối trá … Điều đối trá và không trung
thực mang đến cho anh ta sự an tâm chốc lát.” Có thể như vậy. Nhưng với sự thôn
tính Crimea làm thay đổi trật tự thế giới, cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ làm
cho Kremlin thấy càng “khó ở” càng tốt nếu thế giới muốn hi vọng duy trì hòa
bình thế giới, ổn định và an toàn.
Dịch giả gửi BVN.
* Michael Bohm là chủ biên mục Dư luậncủa tờ The Moscow Times
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 06:50
No comments:
Post a Comment