Bùi Đại,
Đặng-Vũ Thanh-Nguyên
Đăng ngày: 27.04.2014
VRNs
(27.04.2014) – Sài Gòn – Theo
nghiên cứu của đại tá Stuart về sự sụp đổ của miền nàm Việt Nam trong tác phẩm The
Fall of Vietnam a soldier retrospection, thì có một điểm trùng hợp trớ trêu
của lịch sử đó là sự tan rã nhanh chóng của QĐVNCH năm 1975 chỉ lập lại một lần
trong lịch sử bời chính quân đội Pháp năm 1940 tại Đông Dương (quân đội pháp bị
quân Hitler đánh tan chỉ trong vòng 6 tuần lễ). Theo ý tưởng của hồi ký Cuộc
thất bại lạ lùng của Marc Bloch viết về cuộc chiến giữa Pháp và Đức, nhiều
sử gia thử tìm nguyên nhân dẫn đến sự bại trận của quân đội VNCH chỉ trong vòng
55 ngày chiến trận trong một cuộc chiến mà quân đội ấy đã chiến đấu với rất
nhiều chiến công vang dội ròng rã suốt 20 năm trời.
Một quân nhân thủy
quân lục chiến của QĐVNCH bị thương trong trận đụng độ với quan du kích cộng
sản ở Đức Hòa cách SG 12 dặm, vào ngày 5/8
Mặc dù trên thực tế QĐVNCH không giống như hình ảnh
tiêu cực do kẻ thù tô vẽ, nhưng cũng không thể phủ nhận được rằng QĐVNCH đã
vĩnh viễn thua trận. Vì dù sao thì sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn cũng phần
nào do sự thiếu thốn của quân đội của mình. Trong những ngày nguy kịch của năm
1975, trong khi viện trợ của khối cộng sản dành cho miền bắc luôn dồi dào, thì
viện trợ quân sự của Hoa Kỳ dành cho miền nam đã không còn nữa khiến cho tương
quan lực luợng bị chênh lệch, tạo thêm điều kiện dẫn đến thất bại của miền nam.
Bài viết thứ 3 sẽ khai thác về khía cạnh kể trên.
Một quân
đội luôn gặp khó khăn.
Lực lượng quân sự miền nam luôn phải đối đầu với
những khiếm khuyết đến từ những vấn đề nan giải:
Trước hết QĐVNCH là một quân đội còn quá non trẻ,
bắt đầu từ cuối thập niên 1940 với tư cách là các đơn vị người Việt được thành
lập với mục đích phục vụ cho quân đội Pháp tại Đông Dương, người
Pháp vốn đa nghi, họ lo sợ người Việt sẽ quay súng lại để đuổi họ ra khỏi bán
đảo Đông Dương, vì thế chưa bao giờ họ có ý định để quân đội này được tự trị,
do đó những người lính Việt Nam phục vụ trong quân đội Pháp chỉ được huấn luyện
sơ sài, thiếu cơ bản về quân sự, chỉ huy.
Sau đó là tình trạng nghiêm trọng vể đào ngũ. QĐVNCH
luôn gặp khó khăn trong việc duy trì quân số: giữa những năm 1967 và 1971, có
gần 570 000 binh lính đào ngũ. Con số trên quả là rất lớn , nhưng trên thực tế
những binh lính đào ngũ này lại thường trở về gia nhập các đơn vị địa phương
quân, điều ấy cho thấy nguyện vọng của họ là được ở gần người thân để chiến
đấu. Và khi đó, khả năng tác chiến của họ cũng lên rất cao.
Nạn tham nhũng của một vài tướng lãnh trong quân đội
miền nam cũng là một vấn nạn không hoàn toàn loại trừ được trong suốt cuộc
chiến. Hình thức tham nhũng thường được biết đến đó là tệ trạng “lính ma”. Một
vài tướng lãnh khai khống và thổi phồng quân số của đơn vị, bằng cách không
khai tử các binh sĩ tử trận để tiếp tục biển thủ tiền lương của họ.
Và vấn nạn gây khó khăn lớn nhất cho quân đội miền
nam rõ ràng là vấn đề về tài năng của các tướng lãnh, tướng tài và tướng tồi
không đồng điệu, thậm chí tướng tồi còn có vẻ chiếm đa số.
Tướng Loan bị thương
trong một trận đụng độ với quân đội cộng sản tại Sài Gòn 1968
Tuy nhiên, QLVNCH vẫn còn rất nhiều sĩ quan cao,
trung cấp có năng lực không thua gì các sĩ quan Hoa Kỳ. Nhiều khi, họ còn có cả
những tướng lãnh nổi bật như một vị tướng chỉ huy trưởng lực lượng cảnh sát
miền Nam. Ở cương vị của một tướng cầm đầu toàn bộ các cơ quan cảnh sát, an
ninh. Không ai có thể bắt buộc ông phải trực tiếp có mặt tại chiến trường.
Nhưng ông đã dám làm một việc mà ít có tướng lãnh nào của Hoa Kỳ dám làm. Trong
trận Tết Mậu Thân ông đã đánh bật quân du kích cũng như quân chính qui cộng sản
ra khỏi khu vực C bao gồm các quận nội thành 1, 2, 3, 4, 5. Tuy nhiên, danh dự,
uy tín của ông đã bị bôi nhọ bởi một tấm ảnh của phóng viên người Mỹ Edie
Adams. Vị tướng mà tôi muốn nói đó chính là Tướng Loan. (Stalking the
Vietcong: Inside Operation Phoenix).
Sau khi tướng Loan lìa đời, nhà báo Eddie Adams đã
gửi lời viếng và bày tỏ sự ân hận vì những tác động của bức ảnh lên cuộc sống
của tướng Loan như sau:
“Người này là một anh hùng. Nước Mỹ đáng lẽ phải
tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đã để cho ông ta ra đi như thế này, trong
khi người ta không hề biết một chút gì về ông ta cả.” (nguyên văn: “The guy was a hero. America should be crying. I just
hate to see him go this way, without people knowing anything about him“)
Quảng Trị ngày
31-3-1972, quân cộng sản bất ngờ tung quân vào chiến dịch Nguyễn Huệ, phá vỡ
nhiều tuyến phòng thủ, doanh trại của QĐVNCH
Cuộc tổng tấn công năm 1972 cho ta một vài thí dụ
điển hình. Tệ hại nhất có lẽ là tướng Hoàng Xuân Lãm, dù nhận được tin cầu cứu
của thuộc cấp, ông ta vẫn thản nhiên rời vị trí chỉ huy ngay trong lúc quân Bắc
Việt tung chiến dịch tổng tấn công … chỉ vì lo lỡ mất ván tennis. Và vị
tướng anh dũng nhất có lẽ chính là tướng Ngô Quang Trưởng, một trong những
tướng lãnh tài danh nhất của QĐVNCH, ông đã thay thế chức vụ chỉ huy của tướng
Hoàng Xuân Lãm và đã chặn đứng được mũi tấn công của cộng quân và chiếm lại cổ
thành Quảng Trị chỉ với 3 sư đoàn VNCH ông đã đánh bật 6 sư đoàn bắc Việt.
Những chiến binh
QĐVNCH mừng chiến thắng Quảng Tri trên một triong số các chiến xa của quân Bắc
Việt bị bắn cháy trên đường rút lui
Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng không kém phần tệ hại. Ông
giữ chức vụ phó tổng thống và tính ông thường lập dị, và ông cũng hay tuyên bố,
không rõ thực hư ra sao, rằng ông ngưỡng mộ …Adolph Hitler. Trong lúc tình hình
còn hỗn loạn với một lớp chính khách và chính quyền trong tình trạng bất ổn,
tướng Nguyễn Cao Kỳ còn âm mưu đảo chánh vào tháng tư năm 1975, khi cộng quân
đang uy hiếp ngoài cửa ngõ Sài Gòn. Vào những giây phút cuối ông cũng phải tán
thưởng tướng Lê Minh Đảo, một tướng lãnh tài ba, dũng cảm nhất vào giai đoạn
ấy.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ
ở trại tị nạn Penelton, California, Hoa Kỳ
Tướng Lê Minh Đảo đã chỉ huy mặt trận Xuân Lộc, và
tổ chức một tuyến phòng thủ vững chắc khiến cho trong đội ngũ của quân Bắc Việt
phải thán phục, và ông đã trả lời thẳng thừng với tướng Nguyễn Cao Kỳ “Tôi bận
đánh với quân cộng sản tôi không tham gia” “Too busy fighting the communist,
can not participate”.
Tướng Lê Minh Đảo và
các sĩ quant ham mưu đang chỉ huy trực tiếp trận chiến Xuân Lộc dưới bom đạn
khôc liệt của quân cộng sản
Về mặt cấu trúc, QĐVNCH đã tiềm ẩn những khiếm
khuyết căn bản từ thiết kế ban đầu với những lựa chọn có phần không được thỏa
đáng : QĐVNCH vốn không được xây dựng để có thể chiến đấu độc lập mà không cần
sự hẫu thuẫn của quân lực Hoa Kỳ.
Kinh tế miền nam, vốn là một nước nghèo, cũng không
đủ khả năng tài chính để bảo tồn và duy trì một quân đội hiện đại như thế, và
được xem như mô hình thu nhỏ theo kiểu quân đội Hoa Kỳ. Cho nên QĐVNCH lệ thuộc
vào Hoa Kỳ trên phương diện hậu cần tiếp vận, trên phương diện đào tạo binh
lính và sỹ quan, và nhất là về phương diện không lực Hoa Kỳ. Chừng nào còn nhận
được tiếp viện và yểm trợ của Hoa Kỳ thì chừng ấy QĐVNCH còn chiến đấu được
hiệu quả và thậm chí còn chiếm được đa phần ưu thế.
Nhưng một khi tiếp viện và yểm trợ bị cắt giảm gần
như hoàn toàn thì miền nam Việt Nam không còn nguồn tài lực cần thiết để có thể
bảo đảm cho sự vận hành của guồng máy quân sự quá nặng nề của mình, và vì vậy
QĐVNCH bị tan rã trước cuộc tấn công quyết liệt của cộng quân. Theo sử gia
Andriew Wiest thì liên minh Nam Việt – Hoa Kỳ tỏ ra hiệu quả về mặt chiến lược,
vì đã tạo điều kiện cho QĐVNCH dựa vào thế lực của quân đội Hoa Kỳ mà gặt hái
được nhiều chiến thắng quan trọng. Thế nhưng ông cũng cho rằng mối liên minh kể
trên cũng có những khiếm khuyết mang tầm chiến lược vì nó đã không có đủ thời
gian lẫn phương tiện cho phép QĐVNCH có thể chiến đấu một cách độc lập. Và các
tướng lãnh chỉ huy QĐVNCH cũng đã không thành công trong việc tái cấu trúc quân
đội theo khuynh hướng tự lập, tự cường kể trên. Sự thiếu hụt đó đã gia tăng
trầm trọng dẫn đến nguy cơ tan rã cùng với sự rút lui của quân đội Hoa Kỳ khỏi
Đông Nam Á.
Bảng so sánh viện
trợ quân sự Hoa Kỳ trên các nước, nguồn Cỏngessional Records
Nhiều người chì trích vì cho rằng miền nam Việt Nam
lệ thuộc vào Hoa-kỳ, cho nên QĐVNCH đã yếu kém từ bước đầu thành lập và vì thế
chính quyền Sài-gòn bị xem là không có chủ quyền. Nếu nói rằng chỉ cần nhận
viện trợ quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ là bị xem như là mất chủ quyền thì sẽ có
khối quốc gia sẽ bị dán nhãn mác bù nhìn cho Mỹ. Thí dụ như Pháp, Đức, Hòa Lan,
Bỉ, Thổ-nhĩ-kỳ, Hy-lạp, Đài-loan, Nhật bản, Nam Hàn nhiều quốc gia ở Âu châu
cũng đều đã nhận được viện trợ quân sự của Hoa-kỳ ở mức độ hoặc bằng hoặc hơn
cả số viện trợ mà Việt Nam Cộng Hòa đã đón nhận.
Riêng về Nam Hàn hơn 60 năm kể từ ngày thành
lập, quân đội Nam Hàn cũng vẫn đón nhận hỗ trợ chiến thuật của Hoa Kỳ. Và chính
phủ Nam Hàn cũng vẫn thiết tha yêu cầu kéo dài hơn sự trợ giúp quân sự của Hoa
Kỳ.
Vũ khí, quân trang,
quân dụng của quân đội Miền Bắc bị tịch thus au một trận đánh. Tất cả đều sản
xuất từ Liên Xô, Trung Quốc
Dù sao thì QĐVNCH cũng có phần phạm sai lầm khiến
cho uy tín của mình bị giảm sút một phần nhất định trong lòng dân quân miền
nam, đối với dư luận Hoa-kỳ và tạo những sơ hở để phía cộng sản lợi dụng tuyền
truyền chống phá. Và nhất là, như Marcelino Truong mô tả, việc chấp thuận cho
Hoa Kỳ sử dụng vũ khí khai quang nhất là chất hóa học màu da cam làm hủy hoại
nghiêm trọng môi trường sống, đã không tạo điều kiện thuận lợi cho QĐVNCH trong
cuộc chiến tâm lý dành lấy nhân tâm.
Tử thi quân đội Miền
Bắc để lại trên chiến trường An Lộc, từ thắt lung đến dép râu, lương khô đều
sản xuất ở Trung Quốc
30-4-1975, xe tăng
T54 Bắc Việt tiến vào Dinh Độc Lập
Kết luận
50 năm sau kể từ khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu,
một cách nhìn mới về lịch sử chiến tranh Việt Nam dần dần được hình thành. Quân
đội miền nam Việt Nam không phải là một đội quân bù nhìn như dư luận thường
châm biếm. Cái nhìn sai lệch này đến từ sự tuyên truyền của Hà Nội và sự thờ ơ
gần như là chối bỏ của một số truyền thông cũng như giới quân sự Hoa Kỳ. Vì dù
QĐVNCH không phải là một quân đội hoàn hảo thậm chí còn non trẻ với rất nhiều
khiếm khuyết, nhưng quân đội ấy cũng đã có những đơn vị thiện chiến bậc nhất
như : binh chủng dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân, không quân, hải quân
và lục quân, thậm chí cả các đơn vị nghĩa quân, địa phương quân, nhất là các
binh chủng kể trên đều đã tỏ ra không hề thua kém các binh chủng Hoa
Kỳ.
15-9-1972 Q ĐVNCH
tái chiếm cổ thành Quảng Trị
Và điều mà chúng ta có thể ghi nhớ đó là: mặc dù dư
luận có cho là QĐVNCH đã ỷ vào viện trợ hùng hậu của Hoa Kỳ hay những yếu kém
của quân đội miền nam, thì trong suốt quá trình chiến tranh, QĐVNCH đã giành
được những chiến công đáng kể. Thậm chí, như sử gia Andrew Wiest nhận định “nếu
không có những ván cờ chính trị đen tối thì miền nam đã rất gần với chiến thắng
cuối cùng“.
Tổng Thống Dương Văn
Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng trên đài phát thanh
Sự sụp đổ của miền nam đúng là không thể tính trước.
Hà Nội chỉ thật sự chiếm được ưu thế tuyệt đối về quân sự đối với quân lực VNCH
vào khoảng cuối của cuộc chiến năm 1975. Chiến thắng cuối cùng của Bắc Việt
cũng có phần may mắn. Đại tá Bùi Tín của QĐNDVN, người đã tiếp nhận tuyên bố
đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh nói rằng :
“bây giờ nhìn lại, tôi nhận thấy rằng chúng tôi
đã có được một may mắn bất ngờ và hy hữu [...]đó là quyết định triệt thoái cao
nguyên của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào tháng 3 năm 1975. Quyết định ấy khởi
đầu từ việc Quốc Hội Hoa Kỳ từ chối thông qua lệnh viện trợ cho VNCH thêm 1.5
tỷ dolla trong khi ấy nước Mỹ đã viện trợ cho miền nam Việt Nam gần 60 tỷ mỹ
kim ròng rã 9 năm trời. Đây là điều mà chúng tôi khó có thể tiên liệu được từ
một nền dân chủ vốn là mô hình chính trị tự do dân chủ cho miền nam Việt Nam”.
Theo sử gia George Veilth thì nếu Hoa Kỳ giữ nguyên
viện trợ thì có thể cục diện chiến tranh đã có thể thay đổi :
“Quân đội miền nam còn xa mới giống như hình ảnh
một quân đội thiếu năng lực như người ta thường miêu tả. Nhiều tướng lãnh và
binh sĩ VNCH đã tỏ ra rất kiêu hùng một cách đáng kính phục trong các trận đánh
như ở Tân Sơn Nhất, Hố Nai, Xuân Lộc và ở nhiều nơi khác nữa. Đến năm 1973,
miền nam mặc dù phải đối đầu với nhiều vấn đề nội bộ và kinh tế, đã có thể phát
triển quân đội của mình thành một lực lượng có thể đánh bại quân Bắc Việt. Nếu
được tiếp tục viện trợ sau hiệp định đình chiến thì kết quả chiến tranh đã có
thể đã rất khác“.
Tháng Tư 1975, Biển
Đông – trên đường rút lui sau khi Sài Gòn sụp đổ
Còn theo sử gia Nguyễn Liên Hằng thì lợi thế của Hà
Nội có lẽ không nằm ở phương diện quân sự mà chính là trên binh diện chính trị
và ngoại giao. Quân đội Bắc Việt thật sự chưa từng thật sự đánh bại quân đội
Hoa Kỳ và VNCH ngoài trận địa. Một vài nguồn tin cộng sản cho rằng : Hoa Kỳ bỏ
rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa, và cho dù VNCH đã không tiêu diệt được hoàn
toàn cộng sản miền nam thì cũng đã không bại trận vào năm 1973. Và theo như lời
một thuộc cấp của tướng Trần Văn Trà trong lần ký kết hiệp định Paris thì
“Hoa Kỳ bỏ rơi con rối VNCH, nó đã không bị sụp đổ mà thậm chí còn hùng mạnh
hơn“.
Chiến tranh Việt Nam thật ra là một cuộc chiến
trường kỳ, cần sự kiên trì, thế nhưng phe Dân chủ đã không đủ kiên nhẫn và đã
bỏ rơi đồng minh VNCH chiến đấu trong tình trạng thiếu thốn trước một đối
phương độc tài cộng sản.
Bàn lại về vấn đề lịch sử QĐVNCH, là đem đến một
nhận định mới về chiến tranh Việt Nam mà Hà Nội vẫn rêu rao gọi là “cuộc chiến
tranh chống Mỹ “. Với tổn thất về nhân mạng cả tử trận lẫn thương binh lên đến
hơn cả triệu người, sự hy sinh to lớn của miền nam nói lên một sự thât khác hẳn
lịch sử chính thức của cộng sản : chiến tranh việt nam là một cuộc nội chiến giữa người Việt với người
Việt.
Đà Nẵng năm 1975,
một người mẹ Miền Nam khóc con chết bởi pháo của quân cộng sản
Thống kê tổn thất
nhân mạng quân đội Mỹ & VNCH
Người
lính miền nam Việt Nam cũng không phải là con rối : bằng vào tài năng quân sự mà người lính miền nam đã thể hiện trong
suốt chiều dài cuộc chiến, người lính VNCH đã không hổ danh với truyền thống
chiến đấu kiêu hùng của dân tộc Việt Nam, do đó người lính miền nam tỏ ra không
không hề thua kém, thậm trí còn vượt trội người anh em phương Bắc về biệt tài
quân sự, chiến đấu mang tính truyền thống của dân tộc Việt Nam.
29-5-1975, Sài Gòn
bị đổi tên. Chiến dịch chống “văn hóa phẩm đồi trụy, phản động” bắt đầu kể từ
ngày 21/5/1975.
Và cho dù dư luận có chấp nhận quan điểm của một vài
sử gia cho rằng chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến không thể chiến thắng và
thậm chí còn vô nhân đạo, thì như thế liệu có đủ để chối bỏ nổ lực không ngừng
nghỉ của dân quân miền nam Việt Nam đã bỏ ra để tự vệ trước sự uy hiếp của một
miên bắc hiếu chiến, hiếu thắng vào thời bấy giờ đã hoàn toàn bị khống chế bởi
một chế độ độc tài cộng sản không ?
Vì cho dù các nhà lãnh đạo Sài Gòn đã gặp khó khăn
trong việc tranh thủ quần chúng nhân dân miền nam hoàn toàn đứng về phía mình,
thì người cộng sản cũng đã chẳng bao giờ thành công trong việc thu phục nhân
tâm người miền nam, theo sử gia Nguyễn Liên Hằng.
1974, Miền Nam Việt
Nam – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (Image by Patrick Chauvel/Sygma Corbis)
Chúng ta cũng có thể nói thêm là sở dĩ QĐVNCH bị
chìm trong bóng tối, có thể cũng do đức tính khiêm tốn của người lính miền nam,
vốn rất ít khi nói về sứ mạng mình. ” Please do not call me a hero. My men who
died at xuan loc and a hundred battles before are the true heroes “Xin đừng
gọi tôi là anh hùng. Anh em đồng đội tôi đã chết ở trận địa Xuân Lộc và hàng
ngàn những chiến binh đã chiến đấu trước kia, chính họ mới thật sự là những
người anh hùng“, lời của tướng Lê Minh Đảo trả lời phỏng vấn sử gia George
Veith.
Và Veith đã trả lời như một lời kết luận cho bài
viết của mình:
“ There is no need to call Le Minh Dao a hero.
Some truths are self evident.
“Không cần gọi tướng Lê Minh Đảo là anh hùng. Vì
điều ấy là sự thật hiển nhiên“
Đến đây, chúng tôi xin được tạm kết thúc bài viết
này. Chúng tôi xin kính dâng lên anh linh của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa đã hy sinh cho lý tưởng tự do cao cả. Đồng thời cũng thành kính gửi
đến các chiến sĩ, thương phế binh QĐVNCH đang còn sống món quà tạ lỗi quá muộn
màng của thế hệ đàn em. Chúng tôi không có kỳ vọng gì cao cả khi gửi đến các
anh vài chục trang giấy mỏng này ngoài mục đích mong muốn được rửa những vết
nhơ mà những người cộng sản và quá khứ đã bôi bẩn lên các anh.
Ngày 30 tháng 04 lại săp đến, kính mong các anh đón
nhận bài viết này với tất cả tấm lòng thương yêu, trân trọng của thế hệ đàn em,
con cháu.
Bùi
Đại, Đặng-Vũ Thanh-Nguyên.
—
Nguồn
tham khảo:
- Uphill Battle: Reflections on Viet Nam Counterinsurgency (Frank Scotton – Texas Tech Press, US)
- Vietnam : La guerre, la terre et les hommes (Jean-Claude Labbéet,
Jean Lacouture –
Chêne 1977)
- Bullets, Beans and Bandages : Australians at War in Viet Nam (Gary Mc Kay – 1999)
- Les Américains et la guerre du Vietnam (Jacques Portes – Editions Complexe (15/01/1999)
- La guerre du Viêt Nam (John PRADOS - Editeur PERRIN – 06/10/2011)
- L’Offensive du Têt : 30 janvier-mai 1968 (Stéphane Mantoux - Editions Tallandier 29/08/2013)
- Dépêches du Vietnam (John Steinbeck - Editeur Belles Lettres)
- XinLoi, Viet Nam: Thirty-one Months of War: A Soldier’s Memoir (Al Sever –
- EditeurPresidioPress 04/02/2009)
- Night of the Silver Stars: The Battle of Lang Vei (William R. Phillips)
- VIETNAM: Spooky and Civil Affairs: Some Positive Memories (Larry Wooster)
- Southeast Asia: A Historical Encyclopedia, from Angkor Wat to East Timor – Volume II (Editor OoiKeat Gin)
- Henri Huet : J’étais photographe de guerre au Viêtnam (Horst Faas& Hélène Gédouin – Editeur Chne 24/08/2006)
· Avec le
recul : La tragédie du Vietnam et ses leçons (Robert Macnamara- EditeurSeuil
01/01/1998)
· La lutte
contre le Vietcong – l’offensive du Tet – Le siège de KheSanh – la guerre
aerienne et les route d’approvisionnement Laotiennes – La guerre du VietNam (Editeur
HACHETTE No 54 – 01/03/1983)
· Guerres
et reconnaissance (Delphine Deschaux-Beaume, Thomas Lindemann, Christophe
Wasinski - Editeur L’Harmattan 07/01/ 2013
· Histoire
des guerres du VietNam (collectif du Puy-Montbrun Westmorland – Editeur
Elsevier 1980)
- Stalking the Vietcong: Inside Operation Phoenix: A Personal Account by Stuart Herrington.
No comments:
Post a Comment