VienDongDaily.Com
17/04/2014
Giáo sư thiên văn vật lý học Trịnh Xuân Thuận được
chụp hình tại Paris năm 2009. Theo lệnh của tổng thống Pháp, Đại Sứ Francois
Delattre đã đến trường Đại Học Virginia hôm thứ Tư, 16 tháng Tư, 2014, để trao
huân chương Đẩu Bội Tinh cho ông Thuận. (Hình: Bertrand Guay/Getty Images)
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận phát biểu trong buổi nhận
huân chương tại Đại Học Virginia hôm thứ Tư. (Hình: University of Virginia)
Ông
Thuận là ‘Carl Sagan người Pháp’, ở mức độ nổi tiếng mà ở Pháp người ta nhận ra
ông và chặn ông lại trên đường phố để thảo luận về triết học thiên văn. Trong
vấn đề này, Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp rất là xứng đáng.
CHARLOTTESVILLE, Virginia - Ông Trịnh Xuân Thuận,
một giáo sư thiên văn vật lý học tại viện đại học University of Virginia và là
tác giả của hơn một chục cuốn sách và hàng trăm bài viết liên quan đến thiên
văn và vũ trụ, đã được trao tặng huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh (Ordre national
de la Légion d’honneur) của nước Pháp, theo sắc lệnh của Tổng Thống Pháp
Francois Hollande.
Vào năm 1802, Hoàng Đế Napoleon Bonaparte thành lập Légion d’honneur, huy chương cao quý nhất ở Pháp. Tổng Thống Hollande đề cao giáo sư Trịnh Xuân Thuận vì “sự cam kết gương mẫu của ông dấn thân vào việc phát triển văn hóa khoa học và hợp tác xuyên Đại Tây Dương trong lãnh vực vật lý học thiên văn.” Hôm thứ Tư, theo tin của trường Đại Học Virginia, giáo sư Thuận đã nhận được huy chương từ đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ Francois Delattre, trong một buổi lễ ở Carr Hill, tại tòa viện trưởng đại học University of Virginia.
Bà viện trưởng Teresa A. Sullivan của University of Virginia nói, “Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp là huy chương mới nhất trong một chuỗi dài các giải thưởng được trao tặng cho giáo sư Thuận, để công nhận việc nghiên cứu xuất sắc và sở học uyên bác của ông. Giải thưởng này mang lại vinh dự và danh tiếng cho viện đại học, và tất cả chúng tôi trong cộng đồng University of Virginia đều hãnh diện và tri ân.”
Giáo sư Thuận, 66 tuổi, nói trong buổi nhận huân chương, “Từ thời thơ ấu và tuổi thiếu niên ở Việt Nam của tôi, trong khi tôi theo học các trường Pháp, tôi đã có một sự ngưỡng mộ sâu xa và gắn bó với nền văn hóa và ngôn ngữ Pháp. Vì vậy, khi tôi bắt đầu viết cho công chúng đọc, tự nhiên tôi quay ra dùng tiếng Pháp để diễn đạt ý tưởng của mình. Tôi biết ơn sâu sắc đối với nước Pháp, vì đã công nhận công việc của tôi và trao tặng cho tôi vinh dự này.”
Giáo sư Thuận là một tác giả rất được kính nể ở Pháp, nơi mà những cuốn sách ông viết về khoa học phổ thông liên quan đến khoa học đều là những tác phẩm bán chạy nhất. Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, nơi đầu tiên ông được đào tạo trong các trường học của Pháp, ông viết bằng tiếng Pháp. Một số cuốn trong 11 cuốn sách ông đã xuất bản đã được dịch sang các ngôn ngữ khác, trong số đó có tiếng Anh.
Giáo sư Thuận là người nhận được những vinh dự khác ở nước Pháp và trên thế giới. Vào năm 2007, ông nhận được giải thưởng Grand Prix Moron, giải thưởng của Pháp tương đương với giải thưởng Pulitzer, cho cuốn sách của ông là “Những Cách Thức Của Ánh Sáng: Vật Lý Học và Siêu Hình Học Về Anh Sáng và Bóng Tối.” Đến năm 2009, ông lãnh giải thưởng Kalinga dành cho việc Phổ Biến từ UNESCO (Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc. Và trong năm 2012, viện Institut de France chọn Trịnh Xuân Thuận làm người thắng giải thưởng thế giới Cino Del Duca World Price của viện này, để công nhận những công việc của ông truyền bá khoa học cho công chúng.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận còn là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách đối thoại giữa Phật Giáo và khoa học, trong đó nổi bật là cuốn“Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay,” “Giai Điệu Bí Ẩn,” “Big Bang và Sau Đó,” “Hỗn Độn và Hài Hòa.” Ông từng đến giảng ở nhiều nơi về mối tương quan giữa khoa vật lý thiên văn và Phật giáo.
Ông Mike Skrutskie, khoa trưởng khoa thiên văn học của đại học University of Virginia, nói, “Hầu như mọi người đều biết giáo sư Thuận nhận thức được rằng ông là một tác giả thăm dò những ranh giới của khoa học, triết học và tôn giáo. Điều mà nhiều người không chịu đánh giá là mức độ nổi tiếng của ông và các tác phẩm của ông thế giới nói tiếng Pháp. Trong nhiều hình thức, ông Thuận là ‘Carl Sagan người Pháp’, ở mức độ nổi tiếng mà ở Pháp người ta nhận ra ông và chặn ông lại trên đường phố để thảo luận về triết học thiên văn. Trong vấn đề này, Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp rất là thích hợp và xứng đáng.”
Công trình ghiên cứu thiên văn học của giáo sư Thuận đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu sự hình thành của các thiên hà và cấu tạo hóa học của vũ trụ. Ông đã lãnh văn bằng cử nhân khoa học tại Viện California Institute of Technology và lấy văn bằng tiến sĩ tại đại học Princeton University.
Từ khi vào dạy đại học University of Virginia trong năm 1976, giáo sư Thuận đã dạy cho hàng ngàn sinh viên hai khóa nhập môn về thiên văn học, dành cho những người mà môn chính không phải làkhoa học, “Nhập môn về bầu trời và thái dương hệ,” và “Nhập môn về các ngôi sao, các thiên hà và vũ trụ.”
Giáo sư Thuận nói, “Tôi không có nghi ngờ rằng việc giảng dạy khoa học cho những người không phải là khoa học gia đã mài dũa những năng khiếu của tôi trong việc viết về các vấn đề khoa học cho công chúng. Nói cách khác, việc giảng dạy của tôi đã nuôi dưỡng việc viết lách của tôi, và ngược lại.”
Trịnh Xuân Thuận không phải là người đầu tiên có quan hệ với đại học University of Virginia đã được trao tặng Bắc Đẩu Bộ Tinh của Pháp trong những năm gần đây. Vào năm 2007, giáo sư John D. Lyons, hồi đó là khoa trưởng khoa Ngôn Ngữ và Văn Chương Pháp, nhận được tước hiệu là một chevalier, tức người lãnh Bắc Đẩu Bội Tinh. Trong năm 2009, Mortimer Caplin – cựu sinh viên của University of Virginia, ân nhân và cựu thành viên Hội Đồng Quan Khách của viện đại học này – đã được tặng huy chương ấy, vì vai trò của ông trong cuộc đổ bộ vào vùng Normandie ở Pháp trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.
Một vài người Mỹ xuất sắc khác cũng từng được vinh danh với huân chương cao quý của Pháp, trong đó có cả Tổng Thống Dwight D. Eisenhower, bà đầu bếp Julia Child, nữ tiểu thuyết gia Toni Morrison từng đoạt giải Nobel, cũng như các đại sứ, các nhà lãnh đạo quân sự, các giáo sư và những người khác từ các lãnh vực khác nhau.
Vào năm 1802, Hoàng Đế Napoleon Bonaparte thành lập Légion d’honneur, huy chương cao quý nhất ở Pháp. Tổng Thống Hollande đề cao giáo sư Trịnh Xuân Thuận vì “sự cam kết gương mẫu của ông dấn thân vào việc phát triển văn hóa khoa học và hợp tác xuyên Đại Tây Dương trong lãnh vực vật lý học thiên văn.” Hôm thứ Tư, theo tin của trường Đại Học Virginia, giáo sư Thuận đã nhận được huy chương từ đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ Francois Delattre, trong một buổi lễ ở Carr Hill, tại tòa viện trưởng đại học University of Virginia.
Bà viện trưởng Teresa A. Sullivan của University of Virginia nói, “Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp là huy chương mới nhất trong một chuỗi dài các giải thưởng được trao tặng cho giáo sư Thuận, để công nhận việc nghiên cứu xuất sắc và sở học uyên bác của ông. Giải thưởng này mang lại vinh dự và danh tiếng cho viện đại học, và tất cả chúng tôi trong cộng đồng University of Virginia đều hãnh diện và tri ân.”
Giáo sư Thuận, 66 tuổi, nói trong buổi nhận huân chương, “Từ thời thơ ấu và tuổi thiếu niên ở Việt Nam của tôi, trong khi tôi theo học các trường Pháp, tôi đã có một sự ngưỡng mộ sâu xa và gắn bó với nền văn hóa và ngôn ngữ Pháp. Vì vậy, khi tôi bắt đầu viết cho công chúng đọc, tự nhiên tôi quay ra dùng tiếng Pháp để diễn đạt ý tưởng của mình. Tôi biết ơn sâu sắc đối với nước Pháp, vì đã công nhận công việc của tôi và trao tặng cho tôi vinh dự này.”
Giáo sư Thuận là một tác giả rất được kính nể ở Pháp, nơi mà những cuốn sách ông viết về khoa học phổ thông liên quan đến khoa học đều là những tác phẩm bán chạy nhất. Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, nơi đầu tiên ông được đào tạo trong các trường học của Pháp, ông viết bằng tiếng Pháp. Một số cuốn trong 11 cuốn sách ông đã xuất bản đã được dịch sang các ngôn ngữ khác, trong số đó có tiếng Anh.
Giáo sư Thuận là người nhận được những vinh dự khác ở nước Pháp và trên thế giới. Vào năm 2007, ông nhận được giải thưởng Grand Prix Moron, giải thưởng của Pháp tương đương với giải thưởng Pulitzer, cho cuốn sách của ông là “Những Cách Thức Của Ánh Sáng: Vật Lý Học và Siêu Hình Học Về Anh Sáng và Bóng Tối.” Đến năm 2009, ông lãnh giải thưởng Kalinga dành cho việc Phổ Biến từ UNESCO (Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc. Và trong năm 2012, viện Institut de France chọn Trịnh Xuân Thuận làm người thắng giải thưởng thế giới Cino Del Duca World Price của viện này, để công nhận những công việc của ông truyền bá khoa học cho công chúng.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận còn là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách đối thoại giữa Phật Giáo và khoa học, trong đó nổi bật là cuốn“Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay,” “Giai Điệu Bí Ẩn,” “Big Bang và Sau Đó,” “Hỗn Độn và Hài Hòa.” Ông từng đến giảng ở nhiều nơi về mối tương quan giữa khoa vật lý thiên văn và Phật giáo.
Ông Mike Skrutskie, khoa trưởng khoa thiên văn học của đại học University of Virginia, nói, “Hầu như mọi người đều biết giáo sư Thuận nhận thức được rằng ông là một tác giả thăm dò những ranh giới của khoa học, triết học và tôn giáo. Điều mà nhiều người không chịu đánh giá là mức độ nổi tiếng của ông và các tác phẩm của ông thế giới nói tiếng Pháp. Trong nhiều hình thức, ông Thuận là ‘Carl Sagan người Pháp’, ở mức độ nổi tiếng mà ở Pháp người ta nhận ra ông và chặn ông lại trên đường phố để thảo luận về triết học thiên văn. Trong vấn đề này, Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp rất là thích hợp và xứng đáng.”
Công trình ghiên cứu thiên văn học của giáo sư Thuận đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu sự hình thành của các thiên hà và cấu tạo hóa học của vũ trụ. Ông đã lãnh văn bằng cử nhân khoa học tại Viện California Institute of Technology và lấy văn bằng tiến sĩ tại đại học Princeton University.
Từ khi vào dạy đại học University of Virginia trong năm 1976, giáo sư Thuận đã dạy cho hàng ngàn sinh viên hai khóa nhập môn về thiên văn học, dành cho những người mà môn chính không phải làkhoa học, “Nhập môn về bầu trời và thái dương hệ,” và “Nhập môn về các ngôi sao, các thiên hà và vũ trụ.”
Giáo sư Thuận nói, “Tôi không có nghi ngờ rằng việc giảng dạy khoa học cho những người không phải là khoa học gia đã mài dũa những năng khiếu của tôi trong việc viết về các vấn đề khoa học cho công chúng. Nói cách khác, việc giảng dạy của tôi đã nuôi dưỡng việc viết lách của tôi, và ngược lại.”
Trịnh Xuân Thuận không phải là người đầu tiên có quan hệ với đại học University of Virginia đã được trao tặng Bắc Đẩu Bộ Tinh của Pháp trong những năm gần đây. Vào năm 2007, giáo sư John D. Lyons, hồi đó là khoa trưởng khoa Ngôn Ngữ và Văn Chương Pháp, nhận được tước hiệu là một chevalier, tức người lãnh Bắc Đẩu Bội Tinh. Trong năm 2009, Mortimer Caplin – cựu sinh viên của University of Virginia, ân nhân và cựu thành viên Hội Đồng Quan Khách của viện đại học này – đã được tặng huy chương ấy, vì vai trò của ông trong cuộc đổ bộ vào vùng Normandie ở Pháp trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.
Một vài người Mỹ xuất sắc khác cũng từng được vinh danh với huân chương cao quý của Pháp, trong đó có cả Tổng Thống Dwight D. Eisenhower, bà đầu bếp Julia Child, nữ tiểu thuyết gia Toni Morrison từng đoạt giải Nobel, cũng như các đại sứ, các nhà lãnh đạo quân sự, các giáo sư và những người khác từ các lãnh vực khác nhau.
No comments:
Post a Comment