Gia
Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2014-04-17
2014-04-17
Nhóm bốn cựu tù nhân tại Vinh vào ngày 16 tháng tư
đưa lên mạng Internet lá thư kêu gọi ký tên Ủng hộ Bản Kiến nghị Đòi Được
Hưởng Quyền Tự Do Tôn giáo Trong Nhà Tù.
Thư Kêu gọi Ký Tên Ủng Hộ Bản Kiến Nghị Đòi Được Hưởng Quyền Tự Do tôn
Giáo Trong Nhà tù.
Screen capture
Hình
ảnh cũ
Nhiều người tại Việt nam khi xem các vở kịch hay
phim do các xưởng phim trong nước nói về những nhân vật anh hùng thời chống
Pháp hay chống Mỹ; mỗi khi bị đưa ra pháp trường như cảnh anh Nguyễn Văn Trỗi
trước khi bị hành quyết, thường có cảnh một vị linh mục mặc áo chùng đen, tay
cầm Thánh Giá, thậm chí thêm Cuốn Kinh Thánh đến với người tử tù kêu gọi ăn năn
thú tội lần cuối. Nhân vật anh hùng đó đều thẳng thừng từ chối.
Người xem đều hiểu ý đồ của đạo diễn cho thấy người
anh hùng là vô tội.
Tuy nhiên, người xem còn có thể suy luận nhà tù thực
dân hay đế quốc, dù có tiếng là hà khắc, nhưng người mà phần xác sắp bị kết
liễu vẫn được lo lắng về ‘.phần hồn’.
Tình
trạng hiện nay
Gần đây, thân nhân của những người đang bị giam giữ
ở các nhà tù Việt Nam hiện tại, cho biết yêu cầu được gửi những vật phẩm phục
vụ sinh hoạt tâm linh, tôn giáo như Kinh Thánh đối với người trong thời gian bị
giam như luật sư Lê Quốc Quân, không được đáp ứng. Ngoài ra yêu cầu được gặp
linh mục của vị luật sư Công giáo này cũng không được thỏa mãn. Tất cả khiến
ông này phải tiến hành tuyệt thực để đòi hỏi nhu cầu tâm linh - tôn giáo đó
được thỏa mãn.
Điều tương tự đã xảy ra với bốn cựu tù nhân Công
giáo ở Vinh, những người ký tên gồm Anton-PhanxicoXavier Chu Mạnh Sơn,
Phê rô Nguyễn Xuân Anh, Phê rô Hồ Văn Oanh và Giuse Nguyễn Văn Thanh. Trong
Thư Kêu gọi họ nêu rõ: “Trong thời gian ở
tù, chúng con và những người tù khác không được quyền tiếp xúc với các linh mục
để lãnh nhận các bí tích. Chúng con cũng không được quyền nhận Sách Kinh Thánh
và các sách giáo lý.’
Cựu
tù nhân Chu Mạnh Sơn, một trong bốn người ký tên vào Thư Kêu gọi cho
biết trải nghiệm thực tế của bản thân như sau:
“Khi tôi mới bước chân vào nhà tù, vấn đề đầu tiên
mà tôi nghĩ đến là niềm tin tôn giáo. Điều đầu tiên mà tôi khát khao nhất là sự
hiện diện của Thánh Thể Tình Yêu, sự hiện diện của Lời Chúa. Tôi nghĩ không phải
chỉ riêng tôi mà khi lên trại lớn tôi gặp một số anh em khác có cùng chung niềm
tin tôn giáo, thì tất cả cùng có khát khao đầu tiên là niềm tin tôn giáo chứ
không phải cơm ăn, áo mặc. Đó là nguồn động viên tinh thần cho dù phía trước
còn nhiều đau khổ gian nan, nhưng mình vẫn bước đi. Còn nếu không có niềm tin
tôn giáo, tôi có thể tìm đến những con đường quẫn. Cũng có người tìm đến con
đường quẫn, tự kết liễu đời mình. Tôi nghĩ trong giai đoạn đầu nếu không có
niềm tin tôn giáo, thì nhiều người rất dễ sa ngã và bỏ cuộc giữa chừng.
Khi lên trại lớn, tôi cùng các anh em Nguyễn Văn
Thanh, Hồ Văn Oanh, Trần Minh Nhật, Trần Hữu Đức cũng có làm một đơn yêu cầu
Trại, Bộ Công An và các ban ngành giải quyết vấn đề này nhưng chưa giải quyết.
Họ biết mình có niềm tin tôn giáo thì thứ nhất họ
không cho mình thực hành niềm tin tôn giáo. Có một ngày anh Trần Hữu Đức và
Trần Minh Nhật đang ngồi cầu nguyện thì cán bộ bắt gặp và đòi lập biên bản vi
phạm nội qui. Họ đưa biên bản lập ra cho mấy anh em ký nhưng anh em không ký.
Rồi họ không cho đưa sách Kinh Thánh, cũng như các ấn phẩm tôn giáo vào buồng
giam.”
Anh Chu Mạnh Sơn, tù nhân lương tâm trong lần đồng
hành tuyệt thực với LS Lê Quốc Quân để đòi quyền tự do Tôn giá trong tù, ảnh
chụp tháng 2 năm 2014. Courtesy VRNs.
Trải nghiệm này cũng được mục sư Nguyễn Trung Tôn
chia sẻ như sau:
“Đầu tiên hết phải khẳng định rằng tại Việt Nam chưa
có tự do tôn giáo theo đúng nghĩa của nó. Không phải trong nhà tù mà ngoài xã
hội, vấn đề tự do tôn giáo là vấn đề mà người dân đang đòi hỏi. Nhiều hội
thánh, nhiều tổ chức tôn giáo vẫn đang đòi hỏi ngay ở ngoài xã hội, cho nên
việc ở trong tù không có tự do tôn giáo là điều đương nhiên trong một xã hội
như vậy.
Đối với tôi là một người hầu việc Chúa, một người đã
từng là mục sư quản nhiệm một hội thánh, nhưng suốt thời gian tạm giam một năm
rưỡi tôi không được đọc Kinh Thánh mặc dù nhiều lần tôi đã làm đơn yêu cầu
nhưng họ vẫn không cho. Khi đến Trại Hà Nam thì họ cho đọc nhưng chỉ được đọc
một mình, không được ngồi với ai. Việc bốn công dân vừa mới ra tù có thư yêu
cầu tự do tôn giáo trong nhà tù là một việc làm cần thiết vì trong môi trường
nhà tù họ có thể bị giam giữ về mặt thân xác nhưng không thể giam giữ tinh thần
họ. Họ theo tôn giáo, tín ngưỡng nào thì phải cho họ quyền tự do thờ phượng.
Qua đây tôi cũng muốn nói đến trường hợp của mục sư
Nguyễn Công Chính. Ông này trong tù bị cán bộ trại giam đánh đập chỉ vì ngồi
cầu nguyện. Cũng như trường hợp chị Hồ Thị Bích Khương, người theo đạo Tin
Lành, và chúng tôi gửi Kinh Thánh vào nhưng trại giam cũng không cho nhận.”
Kêu
gọi ký tên
Thư
Kêu gọi do bốn cựu tù nhân Công giáo tại Vinh gửi cho Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam, Ủy ban Công Lý và Hòa Bình, Quý vị chức sắc Tôn Giáo và những người yêu
chuộng Công lý- Hòa bình, Sự Thật.
Mục
sư Nguyễn Trung Tôn cho rằng đáp ứng cho kiến nghị được hưởng quyền tự
do tôn giáo trong tù là một điều chính đáng mà chính quyền phải tôn trọng. Ông
nói:
“Nguyện vọng của bốn thanh niên Công giáo đòi tự do
tôn giáo trong nhà giam là chính đáng. Nhưng phải khẳng định không riêng gì
trong nhà giam mà ở ngoài xã hội thì tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn chưa có.”
Lâu nay những người đấu tranh cho tự do tôn giáo tại
Việt Nam đều chứng minh rằng thực tế tự do tôn giáo với các quyền hành đạo,
truyền đạo thực sự ở Việt Nam hầu như không có. Tương tự như những quyền khác,
nếu thuận theo sự chỉ đạo của chính quyền thì được thực hành, còn nếu không
chấp nhận thì bị bách hại. Đó là ngoài đời, còn trong tù thì sự kiểm soát còn
chặt chẽ, gắt gao gấp bội phần và khó có thể nói đến quyền của người bị giam
giữ.
Thư kêu gọi của bốn cựu tù nhân Công giáo vừa được
công khai có thể nói là sự lên tiếng đòi hỏi tập thể đầu tiên cho quyền tự do
tôn giáo trong Nhà tù mà những người không may bị rơi vào vòng lao lý hoàn toàn
được hưởng.
------------------------------
VRNs
Đăng ngày: 17.04.2014
VRNs (17.04.2014) – Nghệ An – “Trong
nhà tù, mọi tù nhân bị tước mất quyền tự do tôn giáo dù chưa có án hay đã có
án”, cựu tù nhân lương tâm Phanxicô Chu Mạnh Sơn khẳng định như vậy sau khi
đã trãi qua hai nhà tù tại Nghệ An và Thái Nguyên. Đối với anh, đây là việc vi
phạm pháp luật của những người tổ chức và điều hành các nhà tù này.
Ngày 01.03.2014 vừa qua, anh Chu Mạnh Sơn đã khởi
phát Thông Cáo về tự do tôn giáo trong nhà tù gồm 4 luận điểm. Thông Cáo này đã
được 15 linh mục trong và ngoài giáo phận Vinh ký tên ủng hộ.
Thông
Cáo V/v Tự Do Tôn Giáo Trong Nhà Tù :
No comments:
Post a Comment