Lê Phan
Saturday, April 19, 2014 3:05:54 PM
Hôm
Thứ Năm vừa qua, ở Genève, Hoa Kỳ, Nga, Ukraine và Liên Hiệp Âu Châu đạt được
một thỏa thuận kêu gọi những toán vũ trang thân Nga phải trả lại các công thự
của chính phủ mà họ đã chiếm đoạt ở Ðông Ukraine và đưa ra một số những bước để
giảm căng thẳng cho cuộc khủng hoảng.
Nhưng chỉ vài giờ trước đó, Tổng Thống Vladimir V. Putin của Nga nhấn mạnh rằng thượng viện Nga đã cho ông quyền sử dụng vũ lực nếu cần ở Ðông Ukraine, và ông khẳng định chủ quyền lịch sử của Nga trên vùng lãnh thổ này. Tuy không có gì mới lạ, điều đáng chú ý là lần này ông đã nói thẳng thừng, không cần phải quanh co gì cả.
Nhiều lần trong buổi phone-in ông gọi Ðông Ukraine là “Nước Nga Mới.” Cái tên đó được đặt ra vào cuối thập niên 1700 khi đế quốc Nga chinh phục vùng phía Bắc của Hắc Hải. Ông còn thản nhiên bảo với nhân dân của mình là “Có trời mới biết” tại sao nó trở thành một phần của Ukraine năm 1920.
Chưa hết, cũng lần đầu tiên sau biết bao nhiêu lần các viên chức Nga và chính ông Putin nữa nhất định chối, ông thản nhiên công nhận là quân đội Nga đã được khai triển ở Crimea. Ông viện cớ là để bảo đảm cho có được một cuộc trưng cầu dân ý để ý dân được thể hiện cũng như để bảo đảm là Ukraine không lấy đi vũ khí. Dĩ nhiên ông vẫn tiếp tục bác bỏ việc Nga đứng đằng sau bất ổn đang lan tràn ở đông Ukraine.
Nếu cuộc trình diễn của người hùng Putin có vẻ hoàn toàn lạc điệu với luận điệu ôn hòa và những tế nhị ngoại giao ở Genève, nó rõ ràng nhấn mạnh cho chúng ta thấy lập trường bất di bất dịch của ông về Ukraine và sự cương quyết từ chối không để bị áp lực của Tây phương.
Thỏa thuận tạm thời đạt được ở Genève đã không nói gì đến vấn đề Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của họ. Nó cũng không thấy nhắc nhở gì đến lực lượng hùng hậu của Nga đang đứng chờ ngay bên kia biên giới với Ukraine và đang sẵn sàng ứng chiến.
Việc ông Putin nhất định dùng danh tử lịch sử “Novorossiya” tức “Tân Nga” để chỉ cho miền Ðông Nam Ukraine, một điều mà ông không nhấn mạnh trước kia, cho chúng ta thấy ông đang lập lại luận điệu của Nga về liên hệ lịch sử với Crimea trước khi chiếm đóng và sáp nhập bán đảo này vào Nga.
Có điều “Novorossiya” thường được dùng để chỉ một vùng rất rộng, trải từ biên giới Moldova ở phía Tây đến Donetsk ở phía Ðông, kể cả hải cảng duy nhất còn lại của Ukraine, hải cảng Odessa- nơi hạm đội của Ukraine đặt tổng hành dinh - ở phía Nam và khu trung tâm kỹ nghệ nặng Dnepropetrovsk ở phía Bắc.
Dĩ nhiên ông Putin chỉ nói chuyện lịch sử theo kiểu của mình. Ông đã dễ dàng bỏ quên sự việc là vùng gọi là Novorossiya này mới được đế quốc Nga hoàng chinh phục hồi thế kỷ thứ 18, trong nhiều thế kỷ trước được cai trị bởi một tiểu vương quốc Mông Cổ từ Crimea thường được gọi là Crimean Khanate và đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng như Stalin, ông Putin giả vờ quên là dân tộc Tatar mới chính là dân tộc sống ở vùng này trước người Nga.
Mà thực ra như giáo sư sử học Igor Dolutsky đã khám phá, một khi ông Putin đã chọn “một ấn bản” của lịch sử, ai nói khác đều không được quyền nói. Sau 35 năm dạy sử, Giáo Sư Dolutsky đã bác bỏ mọi kịch bản của chính quyền, thách thức những cấm kỵ chính trị, và nó đã làm ông mất công ăn việc làm một lần.
Nhưng ông giáo già ăn nói nhỏ nhẹ năm nay đã 60 tuổi đã gặp một cú shock khi ông tìm cách bàn về việc Nga sáp nhập Crimea trong lớp học, mọi sự suýt nữa trở thành nguy hiểm. Ông kể với tờ Financial Times, “Học sinh của tôi chửi thề vào mặt tôi và nói tôi đã không nói đúng sự thật. Rồi họ bảo tôi không yêu Nga và dân tộc Nga, và bảo tôi hãy rời bỏ nước này đi.”
Vốn từ nhiều năm đã là cái gai luôn thọc vào Chính Phủ Putin, mười năm trước đây, nhà nước đã rút sách giáo khoa sử của ông ra khỏi giáo trình vì đã chỉ trích Tổng Thống Putin và cho vào những dữ kiện khó chấp nhận về lịch sử Liên Sô. Nay ông dạy ở một trường tư, mà hiệu trưởng là một người bạn của ông thuở còn đi học đại học. Nhờ vậy ông vẫn tiếp tục nói về sự chiếm đóng các quốc gia vùng Baltics của Liên Sô, bàn luận về liệu Nga đã có mang tội thảm sát ở Chechnya và gọi sự thay đổi của ông Putin đối với hệ thống chính trị của Nga là một cuộc đảo chính.
Nhưng việc Moscow sáp nhập Crimea đã tạo nên một sự thay đổi nhanh chóng và toàn diện đe dọa sẽ nhận chìm những tiền đồn lẻ tẻ của phe bất phục. Trong bài diễn văn đánh dấu hoàn tất việc kết nạp vào liên bang Nga bán đảo Crimea hôm 18 tháng 3, ông Putin đã lớn tiếng xỉ vả “đội quân thứ năm” của “những kẻ phản quốc” được Tây phương tuyển mộ để lật đổ nước Nga. Ông đã thề sẽ có những hành động “cương quyết” đối với họ.
Ðiều còn đáng sợ hơn nữa là những lời khuyến cáo của ông, đặc biệt việc ông chọn những câu thường dùng bởi các chế độ độc tài quốc gia quá khích cũng như chế độ cộng sản cũ của Liên Sô, lại được người Nga hưởng ứng. Nó đã trở thành một khẩu hiệu để lôi cuốn những người Nga đau buồn vì thế lực của Nga đã giảm và do đó muốn xây dựng một nhà nước độc tài. Theo lý luận này chỉ có một nhà nước độc tài mới có thể “cứu nguy” được cho Nga và đem lại thời hoàng son cũ.
Và nhiều người Nga tin ông. Ký mục gia bảo thủ Ulyana Skoibeda, cách đây khoảng hai tuần, đã hết lời ca ngợi sự trở về của Crimea. Bà viết “Tôi không còn sống trong một quốc gia bị chinh phục nữa.” Rồi trong một bài tràng giang đại hải than thở về cuộc sống bị chế ngự bởi những tiêu chuẩn Tây phương, về những đau khổ vì xáo trộn và thiếu thốn tạo nên bởi cuộc thí nghiệm dân chủ và kinh tế tư bản hồi thập niên 1990. Ðứng lên chống lại toàn thế giới đã giúp hồi sinh sự tinh túy của Liên sô, bà viết “Không phải Crimea đã trở về. Chúng ta đã trở về. Về nhà. Về liên bang Sô Viết.”
Việc họ quên là Liên Sô đã tự mình sụp đổ cũng chỉ vì những ảo tưởng đế quốc trong khi nền kinh tế đi vào bế tắc thì cũng dễ hiểu vì người ta ai cũng chả hoài niệm thời hoàng kim cũ.
Nhưng chỉ vài giờ trước đó, Tổng Thống Vladimir V. Putin của Nga nhấn mạnh rằng thượng viện Nga đã cho ông quyền sử dụng vũ lực nếu cần ở Ðông Ukraine, và ông khẳng định chủ quyền lịch sử của Nga trên vùng lãnh thổ này. Tuy không có gì mới lạ, điều đáng chú ý là lần này ông đã nói thẳng thừng, không cần phải quanh co gì cả.
Nhiều lần trong buổi phone-in ông gọi Ðông Ukraine là “Nước Nga Mới.” Cái tên đó được đặt ra vào cuối thập niên 1700 khi đế quốc Nga chinh phục vùng phía Bắc của Hắc Hải. Ông còn thản nhiên bảo với nhân dân của mình là “Có trời mới biết” tại sao nó trở thành một phần của Ukraine năm 1920.
Chưa hết, cũng lần đầu tiên sau biết bao nhiêu lần các viên chức Nga và chính ông Putin nữa nhất định chối, ông thản nhiên công nhận là quân đội Nga đã được khai triển ở Crimea. Ông viện cớ là để bảo đảm cho có được một cuộc trưng cầu dân ý để ý dân được thể hiện cũng như để bảo đảm là Ukraine không lấy đi vũ khí. Dĩ nhiên ông vẫn tiếp tục bác bỏ việc Nga đứng đằng sau bất ổn đang lan tràn ở đông Ukraine.
Nếu cuộc trình diễn của người hùng Putin có vẻ hoàn toàn lạc điệu với luận điệu ôn hòa và những tế nhị ngoại giao ở Genève, nó rõ ràng nhấn mạnh cho chúng ta thấy lập trường bất di bất dịch của ông về Ukraine và sự cương quyết từ chối không để bị áp lực của Tây phương.
Thỏa thuận tạm thời đạt được ở Genève đã không nói gì đến vấn đề Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của họ. Nó cũng không thấy nhắc nhở gì đến lực lượng hùng hậu của Nga đang đứng chờ ngay bên kia biên giới với Ukraine và đang sẵn sàng ứng chiến.
Việc ông Putin nhất định dùng danh tử lịch sử “Novorossiya” tức “Tân Nga” để chỉ cho miền Ðông Nam Ukraine, một điều mà ông không nhấn mạnh trước kia, cho chúng ta thấy ông đang lập lại luận điệu của Nga về liên hệ lịch sử với Crimea trước khi chiếm đóng và sáp nhập bán đảo này vào Nga.
Có điều “Novorossiya” thường được dùng để chỉ một vùng rất rộng, trải từ biên giới Moldova ở phía Tây đến Donetsk ở phía Ðông, kể cả hải cảng duy nhất còn lại của Ukraine, hải cảng Odessa- nơi hạm đội của Ukraine đặt tổng hành dinh - ở phía Nam và khu trung tâm kỹ nghệ nặng Dnepropetrovsk ở phía Bắc.
Dĩ nhiên ông Putin chỉ nói chuyện lịch sử theo kiểu của mình. Ông đã dễ dàng bỏ quên sự việc là vùng gọi là Novorossiya này mới được đế quốc Nga hoàng chinh phục hồi thế kỷ thứ 18, trong nhiều thế kỷ trước được cai trị bởi một tiểu vương quốc Mông Cổ từ Crimea thường được gọi là Crimean Khanate và đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng như Stalin, ông Putin giả vờ quên là dân tộc Tatar mới chính là dân tộc sống ở vùng này trước người Nga.
Mà thực ra như giáo sư sử học Igor Dolutsky đã khám phá, một khi ông Putin đã chọn “một ấn bản” của lịch sử, ai nói khác đều không được quyền nói. Sau 35 năm dạy sử, Giáo Sư Dolutsky đã bác bỏ mọi kịch bản của chính quyền, thách thức những cấm kỵ chính trị, và nó đã làm ông mất công ăn việc làm một lần.
Nhưng ông giáo già ăn nói nhỏ nhẹ năm nay đã 60 tuổi đã gặp một cú shock khi ông tìm cách bàn về việc Nga sáp nhập Crimea trong lớp học, mọi sự suýt nữa trở thành nguy hiểm. Ông kể với tờ Financial Times, “Học sinh của tôi chửi thề vào mặt tôi và nói tôi đã không nói đúng sự thật. Rồi họ bảo tôi không yêu Nga và dân tộc Nga, và bảo tôi hãy rời bỏ nước này đi.”
Vốn từ nhiều năm đã là cái gai luôn thọc vào Chính Phủ Putin, mười năm trước đây, nhà nước đã rút sách giáo khoa sử của ông ra khỏi giáo trình vì đã chỉ trích Tổng Thống Putin và cho vào những dữ kiện khó chấp nhận về lịch sử Liên Sô. Nay ông dạy ở một trường tư, mà hiệu trưởng là một người bạn của ông thuở còn đi học đại học. Nhờ vậy ông vẫn tiếp tục nói về sự chiếm đóng các quốc gia vùng Baltics của Liên Sô, bàn luận về liệu Nga đã có mang tội thảm sát ở Chechnya và gọi sự thay đổi của ông Putin đối với hệ thống chính trị của Nga là một cuộc đảo chính.
Nhưng việc Moscow sáp nhập Crimea đã tạo nên một sự thay đổi nhanh chóng và toàn diện đe dọa sẽ nhận chìm những tiền đồn lẻ tẻ của phe bất phục. Trong bài diễn văn đánh dấu hoàn tất việc kết nạp vào liên bang Nga bán đảo Crimea hôm 18 tháng 3, ông Putin đã lớn tiếng xỉ vả “đội quân thứ năm” của “những kẻ phản quốc” được Tây phương tuyển mộ để lật đổ nước Nga. Ông đã thề sẽ có những hành động “cương quyết” đối với họ.
Ðiều còn đáng sợ hơn nữa là những lời khuyến cáo của ông, đặc biệt việc ông chọn những câu thường dùng bởi các chế độ độc tài quốc gia quá khích cũng như chế độ cộng sản cũ của Liên Sô, lại được người Nga hưởng ứng. Nó đã trở thành một khẩu hiệu để lôi cuốn những người Nga đau buồn vì thế lực của Nga đã giảm và do đó muốn xây dựng một nhà nước độc tài. Theo lý luận này chỉ có một nhà nước độc tài mới có thể “cứu nguy” được cho Nga và đem lại thời hoàng son cũ.
Và nhiều người Nga tin ông. Ký mục gia bảo thủ Ulyana Skoibeda, cách đây khoảng hai tuần, đã hết lời ca ngợi sự trở về của Crimea. Bà viết “Tôi không còn sống trong một quốc gia bị chinh phục nữa.” Rồi trong một bài tràng giang đại hải than thở về cuộc sống bị chế ngự bởi những tiêu chuẩn Tây phương, về những đau khổ vì xáo trộn và thiếu thốn tạo nên bởi cuộc thí nghiệm dân chủ và kinh tế tư bản hồi thập niên 1990. Ðứng lên chống lại toàn thế giới đã giúp hồi sinh sự tinh túy của Liên sô, bà viết “Không phải Crimea đã trở về. Chúng ta đã trở về. Về nhà. Về liên bang Sô Viết.”
Việc họ quên là Liên Sô đã tự mình sụp đổ cũng chỉ vì những ảo tưởng đế quốc trong khi nền kinh tế đi vào bế tắc thì cũng dễ hiểu vì người ta ai cũng chả hoài niệm thời hoàng kim cũ.
Nhưng chính những đàn em của điện Kremlin đồng ý là ông Putin đang siết chặt kiểm soát. Ông Sergei Markov, một nhà tư vấn rất thân cận với điện Kremlin giải thích “Ông ta tin là Tây phương sẽ hành động như vậy đối với Nga như ở Ukraine và rồi sau cùng sẽ tìm cách lật đổ ông.”
Và các “nhà tư tưởng” của ông đang bận rộn việc hình thành một chủ thuyết mới. Ông Markov giải thích thêm “Nói chắc chắn là gì thì chưa rõ, nhưng nó có thể gần với Marine Le Pen. Và nó có thể gần với đảng Freedom ở Áo.”
Tháng này, nhà trí thức đại diện cho chế độ ở Hoa Kỳ, ông Andranik Migranyan, giám đốc viện nghiên cứu có trụ sở ở Hoa Kỳ Institute for Democracy and Cooperation, đã đưa ra diễn dịch sau đây về Crimea trong đó ông bác bỏ chỉ trích là việc xâm chiếm Crimea cũng không khác gì việc Ðức quốc xã chiếm đất của các quốc gia láng giềng thời thập niên 1930. Ông viết, “Người ta phải phân biệt giữa Hitler trước năm 1939 và Hitler sau 1939. Ðiều chính là Hitler thu lượm đất đai của Ðức. Nếu ông ta trở thành nổi tiếng vì đã sát nhập không mất một giọt máu Ðức với Áo, Sudetenland và Memel, thực sự hoàn tất những gì mà Bismarck không làm nổi, và nếu ông ngừng ở đó, thì cho đến ngày nay ông vẫn còn là một chính trị gia lừng danh.”
Và với luận điệu đó chiếm vài mảnh đất của láng giềng hay sát nhập nửa nước người ta đều hợp lý cả.
Và ông đang cho sửa lại sách giáo khoa không những môn sử mà còn văn chương và ngôn ngữ nữa.
Trong những sách mới này dĩ nhiên những vụ tàn sát của Liên Sô ở Ðông Âu sẽ không được nhắc đến, những câu hỏi về cách nào Nga có được một số lãnh thổ, và một lịch sử thực sự của Ukraine trước khi trở thành một lãnh địa của đế quốc Nga, tất cả đều sẽ bị bỏ quên.
Sử Gia Nikita Petrov của tổ chức Memorial, chuyên nghiên cứu về sự đàn áp dưới thời Liên Sô giải thích, “Ðiều đó có nghĩa là mọi người xung quanh chúng tôi sẽ có một tấm bản đồ của lịch sử và chúng tôi sẽ có một bản đồ khác hẳn. Và sự nghịch lý giữa Nga và thế giới bên ngoài sẽ chỉ ngày càng sâu vì không có ai tỉm cách vượt qua nó.”
Với tấm bản đồ của riêng mình đó, ông Putin sẽ vẽ lại bản đồ thế giới sao cho hợp với ý mình. Ðó là cái đáng sợ của ông Putin.
No comments:
Post a Comment