Nguyên Huy/Người Việt
Monday, April 07, 2014
3:18:17 PM
WESTMINSTER (NV) -“Chợ” sách của hai nhà văn Nguyễn Thị Mắt Nâu và Huy Trâm mở cửa
tiếp đón “khách hàng” vào lúc 2 giờ chiều 6 Tháng Tư, tại Thư Viện Việt Nam
trên đường Westminster, Garden Grove.
Hai ông bà “chủ chợ” tươi cười tiếp đón “người đi chợ” rất niềm nở. Bà “chủ chợ” Mắt Nâu, đứng bên một dãy 5 chiếc bàn dài, trên bày đầy sách, hầu hết là sách mới. Khoảng 300 cuốn sách đủ loại được sắp theo các chủ đề tôn giáo, thơ, văn, truyện ngắn, truyện dài, biên khảo của rất nhiều tác giả được độc giả quen biết cũng như chưa được độc giả biết đến.
Hai ông bà “chủ chợ” tươi cười tiếp đón “người đi chợ” rất niềm nở. Bà “chủ chợ” Mắt Nâu, đứng bên một dãy 5 chiếc bàn dài, trên bày đầy sách, hầu hết là sách mới. Khoảng 300 cuốn sách đủ loại được sắp theo các chủ đề tôn giáo, thơ, văn, truyện ngắn, truyện dài, biên khảo của rất nhiều tác giả được độc giả quen biết cũng như chưa được độc giả biết đến.
Quang cảnh chợ sách của hai nhà văn Mắt Nâu và Huy
Trâm. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
“Chủ chợ” Mắt Nâu cho biết:
“Khi chúng tôi loan báo ý định mở chợ sách thì văn hữu gần xa tới tấp email,
điện thoại về xin tham gia nên hôm nay chợ sách được trên 50 tác giả gửi những
đứa con tinh thần của mình vào chợ. Sách bán theo giá đề, sẽ dành 50% gửi về
tác giả.”
Ở phía đối diện gian hàng của Mắt Nâu là “gian hàng” của nhà văn Huy Trâm. Không biết có phải nhà văn Huy Trâm muốn gợi người đi chợ sách nhớ đến một thời văn chương phải lao đao xô đẩy nhau lăn xuống các vỉa hè Sài Gòn sau ngày 30 Tháng Tư, 1975 không mà sách của nhà văn Huy Trâm bán được bày trên một mảnh nylon dưới sàn nhà với giá đồng hạng: $10/1 cuốn, chỉ trừ cuốn nào quá dày mới có giá $15.
Ấy thế mà sạp sách của nhà văn Huy Trâm người mua lại thi nhau ngồi xổm, lật giở từng cuốn sách bày trên miếng nylon. Rồi sau khi nhìn qua được một lượt, ai nấy đều vui mừng chọn, ít ra vài ba cuốn, vì sách của nhà văn Huy Trâm bán không phải là loại sách bán “son” như sách trên vỉa hè Saigon sau ngày 30 Tháng Tư, mà nhiều cuốn rất giá trị như của nhà văn Nguyễn Ðình Toàn, Trần Văn Chi, Ðỗ Ðức Hậu, Tràm Cà Mau, Lý Ðại Nguyên, Huy Trâm... Có cả một vài cuốn sách đã không còn thấy bán ở các tiệm sách, như cuốn “Ký Giả Chuyên Nghiệp” của hai dịch giả Lê Thái Ðằng và Lê Ðình Ðiểu được in từ 1988. Lật sách ra còn thấy dòng chữ của tác giả hay nhà xuất bản đề tặng “Bản của Bùi Bích Hà” hay cuốn “Tử Vi Tổng Hợp,” biên khảo về tử vi rất công phu và khoa học được in từ trước năm 1975 ở trong nước.
Nhìn chung, chợ sách của hai nhà văn đã nói lên được tấm lòng tha thiết nồng nhiệt yêu văn chương nghệ thuật khi thấy nền văn chương sách báo ở hải ngoại cứ ngày một yếu đi, đến độ có nhiều tác giả chỉ dám in tác phẩm của mình khoảng đôi ba trăm số.
Ở phía đối diện gian hàng của Mắt Nâu là “gian hàng” của nhà văn Huy Trâm. Không biết có phải nhà văn Huy Trâm muốn gợi người đi chợ sách nhớ đến một thời văn chương phải lao đao xô đẩy nhau lăn xuống các vỉa hè Sài Gòn sau ngày 30 Tháng Tư, 1975 không mà sách của nhà văn Huy Trâm bán được bày trên một mảnh nylon dưới sàn nhà với giá đồng hạng: $10/1 cuốn, chỉ trừ cuốn nào quá dày mới có giá $15.
Ấy thế mà sạp sách của nhà văn Huy Trâm người mua lại thi nhau ngồi xổm, lật giở từng cuốn sách bày trên miếng nylon. Rồi sau khi nhìn qua được một lượt, ai nấy đều vui mừng chọn, ít ra vài ba cuốn, vì sách của nhà văn Huy Trâm bán không phải là loại sách bán “son” như sách trên vỉa hè Saigon sau ngày 30 Tháng Tư, mà nhiều cuốn rất giá trị như của nhà văn Nguyễn Ðình Toàn, Trần Văn Chi, Ðỗ Ðức Hậu, Tràm Cà Mau, Lý Ðại Nguyên, Huy Trâm... Có cả một vài cuốn sách đã không còn thấy bán ở các tiệm sách, như cuốn “Ký Giả Chuyên Nghiệp” của hai dịch giả Lê Thái Ðằng và Lê Ðình Ðiểu được in từ 1988. Lật sách ra còn thấy dòng chữ của tác giả hay nhà xuất bản đề tặng “Bản của Bùi Bích Hà” hay cuốn “Tử Vi Tổng Hợp,” biên khảo về tử vi rất công phu và khoa học được in từ trước năm 1975 ở trong nước.
Nhìn chung, chợ sách của hai nhà văn đã nói lên được tấm lòng tha thiết nồng nhiệt yêu văn chương nghệ thuật khi thấy nền văn chương sách báo ở hải ngoại cứ ngày một yếu đi, đến độ có nhiều tác giả chỉ dám in tác phẩm của mình khoảng đôi ba trăm số.
Người đi chợ sách cùng nhau chăm chú lựa các tác
phẩm yêu thích. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Nhắc đến điều này, nhà văn Mắt Nâu vẫn lạc quan: “Không, tôi không tin
rằng sách in rồi đây sẽ không còn hiện hữu nữa. Cho dù sức mạnh của Internet có
bao trùm đến đâu thì sách in vẫn có một giá trị riêng khó có thể thay thế được.
Nên, chúng tôi, những người cầm bút vẫn ngày đêm ngồi trước bàn viết gõ chữ
trên keyboard để chắt bóp những tâm tình của chung, của riêng trước thời đại.”Quả thật, người viết cho dù chưa được coi là nhà văn, nhà thơ nhưng cảm xúc thì ai cũng có, chiêm ngưỡng chân lý và sự thật thì ai cũng muốn hướng về, nhiều khi nó súc tích, tuôn trào không thể kềm giữ được. Phải viết, và viết rồi thì mong có người đọc. Vậy là in cho dù là 5 năm hay 10 năm cũng chưa bán hết nhưng ít ra cũng đã có được ít nhiều người đọc, biết đâu đã chẳng có người chia sẻ tâm can với mình qua từng trang sách.
Nhà văn Vũ Văn Tùng, chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại có mặt trong chợ sách, khi được hỏi cũng bày tỏ niềm vui trước việc làm của hai nhà văn Mắt Nâu và Huy Trâm. Ông nói: “Khi mới được bầu vào chức vụ chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngọai, tôi đã có ý định tổ chức một sinh hoạt văn học ở hải ngoại, mệnh danh là ‘Show Books’ qui tụ các nhà văn nhà thơ đưa tác phẩm của mình trong dòng văn học hải ngoại để triển lãm trong nhiều ngày. Công việc quá lớn lao, một vài người hay một nhóm người khó thể đảm đương. Với Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại thì trong tay không có một phương tiện nào nên dự án cứ phải gác lại. Nay thấy các nhà văn Mắt Nâu và Huy Trâm mở chợ sách như thế này, tôi nghĩ đây là bước đầu cho giới làm văn học nghệ thuật hải ngoại lấy đà tiến bước.”
Một điều mà hai “chủ chợ” sách rất vui thích là ngay lúc mở cửa chợ, số người đi chợ sách đã tấp nập đổ vào chợ khiến phòng sinh hoạt của Thư Viện Việt Nam rộn rã đầy tiếng nói cười, tạo một không khí vui tươi hiếm có.
No comments:
Post a Comment