Nguyễn-Xuân
Nghĩa
Monday, April 07, 2014 6:35:43 PM
Sau
khi vụ khủng bố 9-11 xảy ra năm 2001, người viết này đã cảnh báo, rằng thế giới
sẽ thấy một Hoa Kỳ đậm mùi đế quốc. Lời tiên đoán đã thần tình!
Mà chỉ đúng được có mươi năm....
Ðậm mùi đế quốc vì khi ấy Tổng Thống George W. Bush dõng dạc nói đến “Thập tự chinh” mà bất chấp phản ứng nhạy cảm của dân Hồi Giáo. Rồi ông vạch lằn ranh cho thiên hạ: một là cùng Mỹ chống khủng bố, hai là thành đối thủ của Mỹ. Khi ấy, an ninh Hoa Kỳ là tối thượng, hòn đá thử vàng về lẽ bạn/thù. Và cuộc chiến chống khủng bổ trở thành cuộc chiến toàn cầu do nước Mỹ lãnh đạo, với hai chiến trường nóng là Afghanistan và Iraq....
Mươi năm sau, đế quốc Mỹ có chiều mệt mỏi.
Dưới sự lãnh đạo của Barack Obama, tay “sen đầm quốc tế,” hay chàng sheriff của phim High Noon, trở thành “người vái tứ phương,” khi tứ phương lại nghi ngút khói và cần một tay trừ gian. Cứ hỏi dân Ba Lan, Ukraine, Georgia, Phi Luật Tân, Việt Nam, Ấn Ðộ, Nhật, hay Úc thì rõ...
Mà chỉ đúng được có mươi năm....
Ðậm mùi đế quốc vì khi ấy Tổng Thống George W. Bush dõng dạc nói đến “Thập tự chinh” mà bất chấp phản ứng nhạy cảm của dân Hồi Giáo. Rồi ông vạch lằn ranh cho thiên hạ: một là cùng Mỹ chống khủng bố, hai là thành đối thủ của Mỹ. Khi ấy, an ninh Hoa Kỳ là tối thượng, hòn đá thử vàng về lẽ bạn/thù. Và cuộc chiến chống khủng bổ trở thành cuộc chiến toàn cầu do nước Mỹ lãnh đạo, với hai chiến trường nóng là Afghanistan và Iraq....
Mươi năm sau, đế quốc Mỹ có chiều mệt mỏi.
Dưới sự lãnh đạo của Barack Obama, tay “sen đầm quốc tế,” hay chàng sheriff của phim High Noon, trở thành “người vái tứ phương,” khi tứ phương lại nghi ngút khói và cần một tay trừ gian. Cứ hỏi dân Ba Lan, Ukraine, Georgia, Phi Luật Tân, Việt Nam, Ấn Ðộ, Nhật, hay Úc thì rõ...
***
Thời lập quốc, lãnh đạo Hoa Kỳ khuyên hậu thế là tránh dây vào thiên hạ sự mà cố lo chuyện ở nhà. Thời ấy, không gian của bậc quốc phụ chỉ có hai chiều Âu-Mỹ, “thiên hạ sự” là chiến cuộc Âu Châu, Napoleonic Wars. Ưu tiên của nước Mỹ khi đó là phát triển vào trong để có một lãnh thổ vuông vức, đầy sông ngòi và đất đai canh tác bên cạnh hai láng giềng yếu thế là Canada và Mexico.
Một thế kỷ sau thì Mỹ làm chủ được Tây bán cầu, từ vùng biển Trung Mỹ qua Ðại Tây Dương, và nói tới “chủ thuyết Monroe.” Mỹ châu của người Mỹ, chủ yếu là để gạt các cường quốc Âu Châu ra ngoài.
Sau đó, Hoa Kỳ mới kiểm soát được Thái Bình Dương, rồi mọi mặt biển tiếp cận với lãnh thổ. Và lên ngôi siêu cường với khả năng can thiệp toàn cầu. Hoàn thành được việc dựng nước và canh tân xứ sở, qua thế kỷ 20, Hoa Kỳ giữ nước theo kiểu đáng yêu mà khó chơi.
Hoa Kỳ đáng yêu vì đề cao các giá trị tinh thần như tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của con người dưới sự độ trì của Thượng đế. Không chỉ đề cao, Mỹ còn đưa tiền và người đi quảng bá và thực hiện những giá trị phổ cập đó. Và với khả năng kiểm thính hay thám báo toàn cầu, nước Mỹ cũng mau mắn tham dự việc cứu trợ mọi nơi bị thiên tai. Ðấy là phần lý tưởng của một đếquốc có từ tâm và thực thi chế độ dân chủ ở trong nước.
Nhưng cũng nước Mỹ đáng yêu lại tích cực ngăn ngừa mọi cường quốc nào có thể đe dọa quyền lợi hay sức mạnh của mình. Ðấy là phần gian trong cái hùng của đếquốc.
Bước vào thực tế thì dù có thể can thiệp toàn cầu, lãnh đạo Hoa Kỳ cố tránh tiêu hao sức lực đi giải quyết tranh chấp của thiên hạ. Hai trận thế chiến của thế kỷ 20 là kinh nghiệm quá đắt đỏ chẳng nên tái diễn. Vì vậy, Hoa Kỳ thường vận dụng xứ khác, kể cả chế độ hung đồ, nhằm tạo ra những tương quan lực lượng bấp bênh trên thế giới: các nước phải canh chừng nhau và khi hữu sự thì xứ nào cũng muốn sát cánh với Hoa Kỳ, hoặc tránh làm kẻ thù trực diện của Mỹ.
Nơi được ưu tiên chiếu cố vì duy nhất có loại cường quốc với khả năng thách đố quyền lợi Hoa Kỳ là đại lục địa Âu Á. Ðức, Nga, Tàu , Nhật là những cường quốc từng đụng độ với nước Mỹ. Vì vậy, Hoa Kỳ có thể hợp tác với cộng sản Liên Xô để chống Ðức quốc xã, hợp tác với Trung Hoa Dân Quốc để chống Ðế quốc Nhật, rồi yểm trợ Nhật Bản ngăn ngừa Trung Quốc Cộng Sản và sau cùng là mở cửa giải vây xứ Trung Quốc này để giải trừ mối nguy Xô-Viết.
Mỗi lần như vậy, Hoa Kỳ có thể hoán đổi kẻ thù và buông rơi đồng minh. Các nước Ðông Âu từ 1945, Trung Hoa Dân Quốc năm 1946-47, Việt Nam 1973-75, hay Ðài Loan năm 1979 đều từng gặp sự bẽ bàng đó khi là đồng minh của Mỹ.
Kiểm lại thành tích trong thế kỷ 20, các tổng thống Mỹ được coi là xuất chúng đều kết hợp được giá trị lý tưởng với quyền lợi thiết thực. Cả hai ông Roosevelt, rồi Richard Nixon và Ronald Reagan là loại tổng thống đáng yêu mà đáng sợ vì tinh thần lưỡng diện - thiện ác khó phân. Qua thế kỷ 21, trong cuộc chiến chống khủng bố, ta lại thấy Mỹ tái diễn bài bản cũ mà chưa mấy thành công, đó là khai thác mâu thuẫn giữa Iraq với Iran, xung đột giữa hai hệ phái Sunni và Shia của đạo Hồi, hoặc cuộc tranh phong giữa Saudi Arabia và Iran.
Thất bại lớn nhất của Tổng Thống Bush 43 là làm tiêu hao ý chí của người dân, dọn đường cho một tổng thống cuốn cờ lên lãnh đạo, là Obama.
Nhìn từ bên ngoài, với kinh tế chưa ra khỏi suy trầm sau hơn năm năm vật vã trong sự nghiệp cải tạo xã hội của Obama, thì Hoa Kỳ vẫn là siêu cường độc bá. Dù ngân sách quốc phòng bị cắt, Mỹ vẫn có thể can thiệp toàn cầu, vượt xa ba cường quốc đứng sau về quân sự là Trung Quốc, Nhật Bản và Liên bang Nga. Hôm 11 Tháng Hai, khi giải trình trước thượng viện về “mối nguy trong năm” (Annual Threat Assessment,) thiếu tướng cục trưởng Defense Intelligence Agency, có nhắc tới Trung Quốc và Nga (trang 27 và 30,) nhưng không đánh giá hai xứ này là mối đe dọa. Còn việc tăng cường hai khu trục hạm có khả năng chống hỏa tiễn đạn đạo cho Nhật, cường quốc hải dương đáng nể tại Ðông Bắc Á, thì hãy đợi đến 2017.
Thật ra, Hoa Kỳ là siêu cường mệt mỏi và gặp mối nguy trầm trọng nhất là quay mặt vào trong. Khi ấy, chúng ta mới nhìn lại đại lục Âu-Á...
Hoa Kỳ là đế quốc lánh mặt, quyết chí tháo chạy khỏi Iraq và Afghanistan, trao vụ Syria cho Putin, tìm cách hòa giải với Iran và nói “chuyển trục” về Ðông Á mà tranh cãi và cắt giảm ngân sách quốc phòng. Khi ấy, hai cường quốc Âu Á thấy ra cơ hội không thể lỡ. Ðó là Liên bang Nga và Trung Quốc.
Lãnh đạo hai xứ đều biết rõ chuyện “thế” và “lực.” Về lực, họ không thể mà cũng chẳng muốn tấn công Hoa Kỳ. Họ chỉ cần là sau khi mắc bận về hồ sơ Hồi Giáo tại Trung Ðông và Trung Á rồi ráo riết bỏ chạy, Hoa Kỳ đang cho họ có cái thế bành trướng để củng cố ảnh hưởng tại khu vực biên địa của các lân bang nhỏ yếu hơn.
Với Nga, khu vực đó là các nước Ðông Âu xưa kia thuộc quỹ đạo Xô-Viết. Với Trung Quốc, khu vực đó là Ðông Á, mềm và trống nhất là Ðông Hải của Việt Nam, biển Ðông Nam Á của Hiệp hội ASEAN.
Thật ra, cả hai cường quốc đó đều có nhược điểm nội tại, còn nguy kịch hơn Hoa Kỳ. Nhưng cho tới ngày Nga-Hoa cùng bể thì khu vực biên địa tại Ðông Âu và Ðông Á có thể đã thành vùng trái độn. Sau này, khi nước Mỹ bước ra để dựng lại một tương quan lực lượng khác, thì nhiều xứ đã bị hy sinh. Và dân Mỹ sẽ tốn kém gấp bội.
Phải chi nước Mỹ gian hùng hơn một chút với hai gã hung đồ này!
No comments:
Post a Comment