Wolfgang Hirn
Phan Ba dịch
Tháng Tư 3, 2014
Đầu mùa Hè 2012, nhiều người Việt Nam phẫn nộ đã tụ
tập trước sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội nhiều chủ nhật liên tiếp nhau, hát những
bài ca yêu nước và hô to: “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam!” Và: “Đả
đảo Trung Quốc xâm lược!”
Gần như đồng thời, người Philippines giận dữ cũng
xuống đường ở thủ đô Philippines và cũng gọi to không kém phần dữ dội: “Người
Trung Quốc cút đi!”
Người Việt cũng như người Philippines biểu tình
chống lại tàu đánh cá và tàu quân sự Trung Quốc xâm nhập vào vùng được xem là
thuộc chủ quyền của họ. Người Philippines phản đối, vì người Trung Quốc hiện
diện quanh rạn san hô Scarborough, người Việt, vì tàu Trung Quốc xuất hiện
trước Hoàng Sa.
Luôn có va chạm mà tần suất của chúng đã tăng lên
trong những năm vừa qua. Trước hết là giữa Trung Quốc với Philippines, và còn
thường xuyên hơn là giữa Trung Quốc với Việt Nam. Đó là một sự khiêu khích qua
lại mà không còn có thể nói là ai đã khiêu khích ai trước tiên.
Như Quốc Hội Việt Nam đã thông qua một đạo luật vào
ngày 21 tháng 6 2012 mà theo đó, Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong lãnh thổ của
Việt Nam và tuân theo luật lệ của Việt Nam.
Ngược lại, Trung Quốc chào mời quyền thăm dò cho các
công ty khai thác dầu Trung Quốc và nước ngoài trong những vùng trước bờ biển
Việt Nam, những vùng mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và đã giao giấy phép khai
thác cho Exxon Mobil và Gazprom.
Các chiến tuyến đã trở nên cực kỳ cứng rắn. Cả hai
bên đều thể hiện ít cho tới không sẵn sàng thỏa hiệp. Người ta chỉ có thể phỏng
đoán những ý định cuối cùng của Trung Quốc. Câu hỏi lớn chưa được trả lời vẫn
còn đó: Biển Đông có phải là một lợi ích cốt lõi của người Trung Quốc
hay không? Nếu có, thì nó có cùng tầm quan trọng như ba lợi ích cốt lõi
khác của người Trung Quốc, Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương, hay không? Các lợi
ích này – giới lãnh đạo ở Bắc Kinh không để cho một hoài nghi nào xuất hiện –
được bảo vệ với tất cả sức mạnh. Tức nếu biển Đông là lợi ích cốt lõi
thì người Trung Quốc có dùng quân đội để đạt tới những yêu cầu của họ không?
Vì vậy mà người ta đã hết sức bất an, khi hai nhân
viên cao cấp của Hoa Kỳ James Steinberg và Jeffrey Bader tuyên bố, khái niệm lợi
ích cốt lõi đã được nhắc tới từ phía Trung Quốc trong một cuộc trao đổi với
họ trong tháng Ba 2010 ở Bắc Kinh. Các chuyên gia và chính khách Phương Tây
thảo luận hàng tuần liền, liệu ngưởi Trung Quốc có nói như vậy hay không. Chính
người Trung Quốc thì lại đóng góp rất ít để làm sáng tỏ vấn đề này.
Rõ ràng là chính người trung Quốc cũng không rõ họ
muốn đi theo đường lối nào ở biển Đông. Có quá nhiều nhân vật với những mục
tiêu hết sức khác nhau cùng tham gia vào trong câu hỏi này. Một cuộc khảo sát
của International Crisis Group (Stirring Up the South China Sea) nhận ra
không ít hơn là mười một nhân vật, trong số đó quan trọng nhất là Hải quân, Bộ
Ngoại giao, các chính phủ địa phương, Bureau of Fisheries Administration
và China Marine Surveillance (CMS). Nhân vật cuối cùng là một đơn vị bán
quân đội, tuần tra trong các vùng biển Trung Quốc. Hạm đội của họ dự định sẽ
được tăng cường lên 20 tàu và 15.000 người.
Vì tất cả – không chỉ người Trung Quốc – chung quanh
biển Đông đều tăng cường vũ trang và vì tất cả đều tương đối cương quyết giữ
vững quan điểm của mình nên nguy cơ xung đột quân sự đang tăng lên. Điều này
còn được cổ vũ bởi tiếng nói của người dân. Khi cổng Internet huanqiu.com tiến
hành một cuộc khảo sát trong số 23.000 người Trung Quốc vào tháng Sáu 2011 và
hỏi: Chính phủ ở Bắc Kinh cần phải giải quyết các vấn đề ở biển Đông như thế
nào? thì 80% trả lời ngắn gọn: với bạo lực.
Tuy vậy, Ian Storey của International Institite
for Strategic Studies (IISS) không tin vào giải pháp xấu nhất của tất cả
các giải pháp: “Trung Quốc không muốn giải quyết các cuộc tranh chấp ở biển
Đông bằng vũ lực.” Nhưng ông cũng nhìn thấy mối nguy hiểm, rằng một cuộc va
chạm không có chủ ý trên biển sẽ leo thang và có thể dẫn tới một cuộc khủng
hoảng quân sự và ngoại giao lớn. Storey: “Chỉ là một câu hỏi về thời gian, cho
tới khi một trong những tình huống như vậy leo thang tới mức tương đối không dễ
chịu và có người bị giết chết.”
Vì vậy mà lại càng quan trọng hơn là việc các đối
thủ gặp nhau để trao đổi, làm sao để tránh được một sự leo thang như vậy. Nhưng
cả ở đó cũng có một cuộc tranh cãi về cơ bản, phải giải quyết các xung đột đó ở
bàn thương lượng như thế nào. Người Mỹ kêu gọi đối thoại đa phương, người Trung
Quốc muốn giải quyết song phương. Từng tranh cãi một, từng nước một. Robert
Kaplan: “Qua giải pháp song phương cho các xung đột, Trung Quốc có thể đi theo
chiến lược chia để trị.”
Có
một điều mà Trung Quốc đã thành công: liên minh các quốc gia ASEAN đã bị chia
rẽ. Hai cực đối chọi nhau là một Campuchia theo Trung
Quốc và một Philippines rõ ràng theo Mỹ. Với một ít hạn chế, người ta còn có
thể xếp Lào và Thái Lan vào phe Trung Quốc trong câu lạc bộ mười nước này.
Có thể nhìn thấy rõ sự chia rẽ này vào lúc cuối của
hội nghị thượng đỉnh ASEAN trong tháng Bảy 2012 tại Phnom Penh thủ đô của
Campuchia. Mười ngoại trưởng đã không thể thống nhất với nhau về một thông cáo
chung – lần đầu tiên từ 45 năm nay! Đó là về câu hỏi người ta giải quyết vấn đề
song hay đa phương. Chủ nhà Campuchia ủng hộ quan điểm Trung Quốc và cản trở
một nghị quyết chung.
Campuchia là một người bạn cô đơn của Trung Quốc
trong một châu Á mà Trung Quốc có nhiều kẻ thù ở trong đó.
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg:
China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống
Phương Tây"]
Đọc
những bài khác ở trang Chiến tranh Lạnh
Bài
trước :
Cuộc
Chiến tranh lạnh kế tiếp: Biển Đông yên lặng dối lừa … Tháng Ba 31, 2014
No comments:
Post a Comment