Khách
SJ, độc giả Dân Luận
Tác giả gửi tới Dân Luận dưới dạng phản hồi. Tựa đề
do Dân Luận đặt.
Chủ Nhật, 27/04/2014
Gởi đến Dân Luận bài bình luận mà tôi cảm thấy cần
viết về đề tài nhân sự này của 5xu, vì tác giả là một blogger mà tôi thích do
sự chịu khó tìm hiểu rất rộng rãi của anh và do đó đã có nhiều kiến thức cũng
như ý kiến về lịch sử Việt Nam có giá trị. Cũng sẵn sàng đón nhận việc Dân Luận
đưa còm này thành một bài riêng để rộng đường dư luận, nếu đó là ý của BBT. Cám
ơn Dân Luận!
Kết
luận trích từ bài "5xu -
Nhân sự trong vỏ hạt dẻ":
*
5xu
viết:
Nước ta tuy già trên nhận thức tuyên truyền với tận 4000 năm lịch sử.
Nhưng sự thực, tuổi sinh học của Việt Nam trẻ hơn nhiều, chưa đến 1000 năm.
Thậm trí tuổi nhận thức, tuổi trí thức của một “dân tộc – quốc gia” thậm chí
còn trẻ hơn nữa, đến mức “trẻ con”, chưa đến hai thế kỷ, trẻ hơn Hiến pháp
thành văn của Hoa Kỳ và già hơn tháp Effel một tý. Còn trẻ tức là còn phát
triển. Thế nhưng nước Việt Nam có đi vào con đường của rồng hay không, hihi,
không tùy thuộc vào dân tộc nhiều, mà tùy thuộc nhiều hơn vào cách mà các lãnh
đạo trẻ của đất nước được bồi dưỡng và nâng cấp.
*
Tôi rất đồng ý với nhận xét trên của tác giả. Việc
trình bày về lịch sử VN thời xưa của tác giả là một điều đáng khen, và rõ ràng
là đã giúp tác giả có cái nhìn khách quan và độc lập hơn là những sách vở
truyền thống nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ ‘hào quang‘của dân tộc. Riêng về lịch
sử cận đại (từ thời sau 45), tôi có một số dữ kiện và ý kiến khác với tác giả,
dù vấn đề tác giả trình bày đã có phần đúng một nửa (đương nhiên theo nhận xét
của tôi).
Việc Việt Minh ám sát tảo thanh các phần tử đối lập
từ 45-53 đúng là đã có ảnh hưởng đến vốn nhân tài của miền Nam (mà thực ra là
sự mất mát chung của cả dân tộc) và đã ‘có thể’ là vấn đề gây ra những khó khăn
cho miền Nam, nhưng khó mà nói đó là lý do nhân sự khiến cho chế độ VNCH yếu
(từ 54) và thành quá tệ (sau 63) để rồi sụp đổ năm 75. Phải chăng có sự quá chủ
quan về ‘tài năng’ của lãnh đạo ĐCSVN ở đây?
Lý do VNCH không yếu kém về nhân sự là vì số trí
thức từ miền Bắc di cư vào Nam là rất nhiều so với số ở lại, cộng với số trí
thức sẵn có ở Nam và một số người từ Pháp và Mỹ về, miền Nam đã rất giàu có về
tài năng so với miền Bắc (trên căn bản chuyên môn và trí thức tự do). Không
những vì khác biệt về thể chế mà miền Nam còn ưu điểm hơn ở số lượng, nên không
thể kết luận rằng miền Nam đã thua cuộc chiến vì thiếu nhân tài.
Miền Nam vào khoảng đầu thập niên 60 đó đã có tiềm
năng phát triển để có thể bằng Nam Hàn bây giờ hoặc ít ra cũng bằng Đài Loan
nếu tránh được chiến tranh. Tôi đã còm trước đây về việc này: So sánh VN với các
nước ĐNÁ.
Còn từ sau 63, nếu tạm gác qua đề tài chính trị,
những thành công khác của VNCH II thì có lẽ nhiều người đã hiểu khá rõ với
những di tích của nó trong văn hóa, y tế, giáo dục, nghệ thuật, âm nhạc, v.v.
và trải nghiệm thực của lớp người lớn ở VN sau 75. Riêng về kinh tế, chứng minh
điển hình nhất là sự đóng góp của các thành phần trí thức miền Nam trong việc
vực hồi lại kinh tế sau khi mô hình KT tập trung sụp đổ.
Và để bàn về thất bại của chính quyền Diệm năm 63 và
chính quyền Thiệu năm 75, xác định rằng các kết quả đó là do ở cấp lãnh đạo thì
cũng đúng - vì thành công hay thất bại của bất cứ tổ chức nào thì chung quy
cũng ở con người và lãnh đạo luôn có vai trò ảnh hưởng lớn nhất – nhưng quy
phần lỗi hoàn toàn cho các lãnh đạo VNCH thì không công bằng vì tôi tin là, ai
thực sự tìm hiểu vấn đề VN từ mọi khía cạnh và mọi phe sẽ phải công nhận rằng: sai
lầm của lãnh đạo VNCH đã không hề là yếu tố quyết định đưa đến thất bại năm 63
(của riêng ông Diệm/Nhu) và rồi thất bại của CQ Thiệu qua việc đầu hàng năm 75.
Yếu tố bên ngoài - tức là Mỹ, TQ và Nga - còn có vai trò quyết định lớn hơn
nhiều người đã tưởng. Nếu ai phản biện cho rằng ‘lại đổ lỗi cho Mỹ’, tôi mong
họ tìm hiểu rõ hơn Mỹ đã từng đóng vai trò làm sao trong các cuộc chiến của
Nam/Bắc Hàn và Thế Chiến II trước đó, cộng với việc Pháp đã yếu kém ra sao đối
với Đức Quốc Xã trong Thế Chiến II và ảnh hưởng của Pháp với một lực lượng quân
đội phôi thai của VNCH I, thì họ sẽ hiểu được lý do của các chính sách sai lầm
quan trọng ngay từ thời ông Diệm của “đế quốc” Mỹ mà sau này, vì hoàn cảnh
trong nước họ cũng như thế giới (đặc biệt là quan hệ Nga/TQ qua chiến tranh
biên giới năm 69) và những thắng lợi về tiếng nói chính trị của ĐCSVN, Mỹ đã
phải bỏ cuộc ở VN để tìm lối thoát không danh dự nhưng có lợi thế về đường dài.
* * *
Ở thời điểm 63, cuộc đảo chánh bởi các tướng lãnh đã
không thể xảy ra và thành công nếu Mỹ đã không chính thức ủng hộ họ; vấn đề
“vai trò lãnh đạo quân sự của Mỹ” (và các điều kiện quân sự cần thiết cho sự
lãnh đạo đó) chính là sự xung khắc giữa Mỹ và ông Diệm/Nhu mà đưa đến việc Mỹ
giúp đảo chánh chứ không phải những vấn đề khó khăn đối nội của chính quyền
Diệm; đối với Mỹ, dù các vấn đề nội bộ VN đó quan trọng cho nền dân chủ mới lập
và có vai trò lớn trong bài toán chính trị nhưng không phải là trọng yếu của
cuộc chiến Mỹ sẽ phải đối phó - đó là sự đánh giá của vấn đề CS tại VN và vai
trò của họ như họ đã làm trong các cuộc chiến trước đó; một sự đánh giá sai lầm
quá hệ trọng do họ coi thường bối cảnh lịch sử và chính trị (vì là của một nước
nhược tiểu) mà tham vọng bành trướng bằng bạo lực của CNCS do Nga lãnh đạo trên
thế giới đã khiến bối cảnh đó chỉ là vấn đề phụ thuộc đối với họ. Trong xung
khắc này, ít nhất ông Diệm/Nhu đã có lỗi không thực sự hiểu cách nhìn vấn đề
của các chính gia Mỹ, và không linh động mà giải quyết vấn đề.
* * *
Ở thời điểm 75, sự đầu hàng của VNCH đã chỉ là màn
kết của cuộc “thua trận” được quản lý rất xứng cho một cường quốc, là chương
cuối của chính sách bỏ cuộc do áp lực quá lớn từ trong nước và sự mù mờ của chiến
thắng hầu như quá xa nếu muốn kiên trì với cuộc chiến vì ý chí sắt đá của cộng
sản Bắc Việt bất kể đến những thiệt hại (và không cần bàn đến vấn đề sai hay
đúng của các chủ nghĩa và sự thật về chế độ Nam hay Bắc); một cuộc chiến không
còn có lợi khi cơ hội bắt tay với một nửa khối CS còn lạc hậu kia (tức là TQ)
có ích lợi lớn hơn cho giải pháp vấn đề cộng sản quốc tế. Áp lực từ dân chúng
Mỹ là một điều các phe lề phải VN ngày nay (và cả nhiều người phe miền Nam) đã
chưa bao giờ đánh giá đúng cho tác dụng nó gây cho VN – một thời 65-75 mà Mỹ đã
trải qua nhiều cách mạng dân sự thật lớn về dân quyền, về thử nghiệm với triết
lý sống mới của giới trí thức, và nhất là cách mạng tình dục (sex revolution)
với âm nhạc (drugs and rock’n roll) và truyền thông rộng mở (ở mức gần như cách
mạng Internet bây giờ), tạo ra một phong trào chống chiến tranh rất mạnh do
động lực vị kỷ ham hưởng thụ của giới ‘ít mang trách nhiệm’ cũng như động lực
vị tha của giới có lương tâm nhưng không thực sự hiểu về vấn đề CS (như do các
tấm hình và video về chiến tranh VN gây ra và điển hình là sự kiện Jane Fonda).
* * *
Nếu chỉ nhìn từ phía VN, có lẽ không ít người (phe
CS) vẫn tin rằng "chiến thắng Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 72
gây thiệt hại lớn và đã khiến Mỹ phải chấp nhận đòi hỏi của ĐCSVN để rồi ký HĐ
Paris và rút ra khỏi VN (như nhà nước vẫn tuyên truyền). Có ai nhận ra là Chiến
Dịch Linebacker II thả bom miền Bắc là do Mỹ muốn ‘trước mắt’ là để áp lực Lê
Đức Thọ trở lại đàm phán, mà còn có mục đích chiến lược xa hơn là làm kiệt
quệ bộ máy hậu cần hỗ trợ cho chiến tranh trong Nam của CSBV và do đó miền Bắc
sẽ mất một thời gian lâu để tái xây dựng trước khi có thể trở lại tấn công miền
Nam? Có ai biết đó là cách tạo “khoảng cách tử tế” (Decent Interval)
để cho Mỹ có thời gian tách rời khỏi chiến tranh VN, ít bị hậu quả tệ hơn và
mất danh dự đối với quốc tế và cả đối với miền Nam một khi hiệp ước Paris được
ký?
Cho đến nay, tôi ngạc nhiên không thấy bài bàn luận
nào từ cả 2 phe Nam và Bắc nói về sự chuẩn bị cho ‘cái chết hầu như không thể
tránh khỏi của VNCH’ qua Linebacker II trước khi kết thúc hiệp ước. Chắc chắn
có người vẫn cho rằng vì lãnh đạo VNCH yếu kém nên họ mới phải bỏ rơi như vậy,
nhưng tôi xin xác định lại là Mỹ đã chỉ bắt đầu đóng vai yểm trợ từ 72 nên
không có lý do chính đáng để đổ lỗi cho lãnh đạo VNCH về thất bại thua cuộc
quân sự. Điều chứng minh rõ ràng về quyết định chính trị quan trọng nhất cho
cuộc chiến VN là phát biểu của Kissinger với Mao về ‘chấp nhận một viễn ảnh
Indochina thuộc về Cộng Sản’ trong đàm thoại vào 71 (qua ghi âm được bạch hóa
sau này – rất tiếc tôi không kịp tìm lại nguồn tài liệu này, nhưng cuộc đàm
phán có nội dung tương tự về các điều kiện cho hiệp định Paris 73 đã được bàn
với cuộc họp bí mật giữa Kissinger
và Chu Ân Lai từ tháng 7 năm 71). Ngay vào Xuân năm 72, cuộc tấn công của
Bắc Việt đã không kém năm 75, nhưng quân bộ đội đã không thể đi xa hơn và phải
thoái lui vì thời điểm bỏ miền Nam chưa đến (phải có hiệp định Paris) và Mỹ vẫn
yểm trợ đắc lực cho quân VNCH. Những lời chê bai của chính gia Mỹ đã chỉ là
cách chạy tội (deflect the blame) của một số người đối với dư luận dân Mỹ; một
số chính gia khác thì đã hiểu rõ những sai lầm về chính sách từ thời VNCH I và
đã nhận lỗi hoặc chỉ im lặng sau 75.
Đã có vài người viết về “Decent Interval” (nhân viên
CIA Frank Snepp là người viết từ năm 1977, kể tội chính phủ Mỹ). Một bài trên
báo lề phải VN năm trước cũng bàn tới một tác giả Mỹ khác về sách ông ta viết: Tuần
Việt Nam. Sách của Nixon và Kissinger cũng đã viết ra rành rành về “thuyết
khoảng cách” này mà thực tế đều là trong chiến lược của chính sách mới mà Mỹ đã
từ từ thay đổi.
Những lãnh đạo ở miền Nam có rõ tình hình (như ông
Thiệu) cũng không thể xoay được bàn cờ thế giới đã sắp xếp số mệnh cho miền Nam
như thế. (Bài
viết này của tác giả Trọng Đạt bàn về lừa dối của chính phủ Nixon với ông
Thiệu qua lời hứa trong vai TT – một điều mà có lẽ chính ông Thiệu, như đa số
dân miền Nam, chưa hoàn toàn hiểu về hệ thống dân chủ Mỹ và luật pháp ràng buộc
chức vụ TT.) Có tài liệu khác của cựu nhân viên VNCH nói về việc ông Thiệu tìm
tiền viện trợ của các nước khác (một nước Ả Rập), nhưng nước nào mà có thể thay
Mỹ để làm vai cung cấp vũ khí? Trong viễn ảnh viện trợ ngày càng ít đi thì lãnh
đạo VNCH cũng không thể kéo dài cuộc tự vệ hơn bao lâu; vũ khí tối tân cũng sẽ
chỉ là khối sắt vụn vô ích nếu nhiên liệu và đạn dược không đủ hoặc đến không
kịp để bổ sung chống lại cuộc tấn công toàn diện qui mô (vì phe CS đã rõ Mỹ
không còn muốn can thiệp qua sự kiện TQ tấn công lấy HS năm 74 và luật QH Mỹ
cấm QĐ Mỹ trở lại từ cuối 73) – cuộc tấn công mà miền Bắc không cần phải có
lãnh đạo kiệt xuất mới có thể có quyết định như thế; một đứa trẻ chưa học xong
trung học cũng có khả năng suy luận làm việc này.
* * *
Nếu có thể tóm tắt về bản chất hoàn cảnh cuộc chiến
giữa 2 miền, thì nó cả là một điều quá éo le: phe của chủ nghĩa chuyên chính
độc tài thì tự do thi hành chính sách quân sự của mình, trong khi phe của chủ
nghĩa chuộng tự do thì mất độc lập quân sự để điểu khiển cuộc chiến. Giả sử nếu
đã có một khoảng cách thời gian đủ dài (sau 63 hay sau 72) để cấu tạo một chính
sách mới cho miền Nam để tự điều khiển cuộc chiến, sự lệ thuộc vào trang bị và
vũ khí ‘lớn cũng như nhỏ, nhiều, và đúng lúc’ để bảo vệ miền Nam vẫn là điều
kiện tối cần thiết cho sống còn; một điều kiện cũng không khác gì với miền Bắc
cho chiến thắng của ĐCSVN. Những vấn đề khác như tham nhũng, đối lập và nằm
vùng (MTGPMN), và ngay cả các gián điệp trong chính phủ và quân đội VNCH đều là
những bất lợi, nhưng chỉ đủ để gây bất ổn khó khăn và tạo một số thiệt hại
chính trị và quân sự đáng kể, nhưng không đủ để tạo chiến thắng.
Và nếu vũ khí là điều kiện phải có cho chiến thắng
của miền Bắc thì ngược lại, Mỹ và miền Nam không thể thắng qua chiến tranh dù có
vũ khí tối tân nhất vì giới hạn chiến tuyến mà miền Nam và Mỹ tôn trọng đã bị
đặt ở vĩ tuyến 17 (trừ khi Mỹ sẵn sàng giao chiến với TQ một lần nữa), cũng như
giới hạn của việc tấn công qua Miên và Lào (trừ khi miền Nam sẵn sàng chiếm
đóng 2 nước này như VN đã làm với Miên năm 79). Miền Nam chỉ có thể nhắm đến
giải pháp hòa bình hoặc bế tắc (stalemate) trong trường hợp: 1) miền Bắc tự ý
bỏ cuộc, hoặc 2) vì kiệt quệ mà không thể tiếp tục gửi quân để chết thêm trong
Nam, hoặc 3) Nga và TQ kiệt quệ phải chấm dứt viện trợ vũ khí; chỉ có trường
hợp (2) là còn có xác xuất khả thi hơn các trường hợp hầu như không tưởng kia,
nhưng rồi vấn đề CSQT vẫn đe dọa nhân loại khi Nga và TQ vẫn tiếp tục bành
trướng CNCS theo đường lối riêng của họ. Nếu trong vai chính gia Mỹ, anh sẽ làm
gì?
Tóm lại, tôi rất đồng ý với nhận xét trên của tác
giả (mà tôi đã trích) về nhận thức của dân Việt về VN cũng như thế giới, và sự
khác biệt này vẫn còn rất sâu, rất đậm và khó thay đổi – một phần lớn do bản
chất con người, và phần khác thì do chính sách tiếp tục độc quyền định hướng dư
luận và lái lịch sử của đảng và nhà nước, dù ngày nay cũng đã khá cùn đi nhờ
Internet.
* * *
PS: Tôi xin đưa ra thêm một chứng cớ nhỏ về hậu quả của bàn cờ đã được dàn
xếp giữa Mỹ và Trung Cộng: một nhân viên CIA là bạn của ban nhạc trẻ CBC nổi
tiếng về hard rock ở miền Nam trước 75 đã giúp ban nhạc này chạy tị nạn
trước từ Xuân 74, tức là cả năm trước khi Chiến Dịch HCM bắt đầu dù họ
không được chính thức nhận là “tị nạn” ở Mỹ cho đến tháng 5 năm 75. Khi họ rời
Việt Nam và đi xin tị nạn ở các nước Á Châu kia, họ (ban CBC) lấy cớ là không
chấp nhận sống dưới chính phủ Thiệu nhưng lại nói tới việc CS kiểm soát VN (??)
- ở khoảng 7 phút 30 giây của video.
VIDEO
:
CBC
Band: A Band on the Run
(Trong phần “About” của video clip này: The CBC Band
was Vietnam's most popular rock/pop band in the 1960s and 70s. Heeding the
advice of a well-placed American friend at the CIA who predicted South
Vietnam's impending collapse under the North Vietnamese Army's onslaught, the
CBC Band left Vietnam in the Spring of 1974.)
No comments:
Post a Comment