Wednesday, 2 April 2014

BỐN LÝ DO TẠI SAO VIỆC THÂU TÓM CRIMEA CỦA PUTIN SẼ MANG LẠI QUẢ BÁO (Michael Bohm, The Moscow Times)




Michael Bohm, The Moscow Times

Posted by btvn01hatbaodanquyen on 03/04/2014

Nhìn từ bên ngoài, việc thôn tính Crimea trong chớp nhoáng của Tổng thống Vladimir Putin như là một thành công vang dội. Quân đội của Nga dễ dàng đóng chiếm cả khu vực này, và Putin đã nhìn thấy tỷ lệ ủng hộ tăng cao hơn 70%. Nhiều người Nga đang tán dương Putin như là một vị anh hùng dân tộc – người đã quay lưng lại với phương Tây, bảo vệ lợi ích của người Nga và chấn chỉnh lại sự bất công lý trong quá khứ.

Tuy nhiên, việc đám đông kéo đến xung quanh lá cờ tổ quốc để ăn mừng sau một chiến dịch quận sự thành công chẳng có gì là mới mẻ. Ngay cả Tổng thống Mỹ George W. Bush cũng giành được tỷ lệ ủng hộ tăng cao lên đến gần 70% ngay sau khi Mỹ xâm chiếm Irac năm 2003. Tuy nhiên, sau không khí hân hoan đó thì sự ủng hộ dành cho Putin cũng sẽ bị chìm xuống nhanh chóng như lúc tăng, cũng tương tự như trường hợp ông Bush. Khi người Nga nhìn thấy cái giá phải trả về mặt kinh tế của việc thôn tính Crưm vượt quá lợi ích mà nó mang lại, chiến thắng của Putin sẽ trở thành rỗng tuếch.

Một vấn đề cố hữu là đó là chiến dịch thôn tính Crimea được thực hiện một cách vội vàng. Ngay khi ông Viktor Yanukovych bị truất quyền tổng thống bởi Quốc hội Ukraina vào ngày 22 tháng 2, Putin phải hành động ngay lập tức để giành lấy khoảng trống quyền lực. Nhưng trong sự háo hức thâu tóm Crimea, Putin đã không nhìn thấy hoặc ít nhất là bỏ qua hậu quả của hành động này.


Đây là bốn lý do tại sao việc thôn tính Crimea sẽ quả báo Putin.


1. Ukraina sẽ trở thành thành viên của NATO

Trong nhiệm kỳ tổng thống Bush, Mỹ đã đùa giỡn với đề xuất thành viên NATO của Ukraina, nhưng đến cuối cùng Bush đã hiểu Ukraina có ý nghĩa như thế nào với Nga và đã lùi bước. Ông Bush đã nhận ra rằng không giống như các nước ở Baltic đã gia nhập NATO năm 2004, Ukraina là một ranh giới đỏ chắc chắn của Putin. Ông Bush biết rằng Putin sẽ không bao giờ bỏ qua việc căn cứ Hải quân của Nga ở Biển Đen mà Nga đã thuê lại của Ukraina từ khi Liên Xô sụp đổ sẽ có thể bị đóng cửa và trở thành căn cứ của NATO. Tổng thống Barack Obama lại càng hiểu rõ hơn  ông Bush rằng vị trí thành viên NATO cho Ukraina không đáng để đánh đối với một cuộc xung đột với Nga. Vì vậy, chủ đề này đã không được chú ý đến trong suốt nhiệm kỳ của Obama. Nếu như Nga không thôn tính Crimea, vị trí thành viên NATO của Ukraina có lẽ giờ vẫn chưa phải là vấn đề cần xem xét. Tuy nhiên, bây giờ phương Tây có một lý do rất thuyết phục là để bảo vệ đồng minh trước sự bành trướng của Nga trong tương lai bằng cách mở rộng cơ chế an ninh tập thể để bao gồm cả Ukraina. Georgia và Moldova chắc chắn sẽ đi theo. Kết quả là, một trong những vấn đề mà Putin lo sợ nhất là Ukraina sẽ trở thành thành viên của NATO nay sẽ chắc chắn trở thành hiện thực. Cuối cùng, điện Kremlin chỉ có thể tự mình đổ lỗi cho sự hồi sinh của NATO. Việc quân đội Nga chiếm đóng ở Crimea đã làm thay đổi NATO từ trạng thái trì trệ, quan liêu, thiếu sứ mệnh trở thành một khối quân sự không thể thiếu được với một mục tiêu rõ ràng.


2. Nga sẽ bị xếp vào danh sách các nước bất hảo

Có 13 nước trong số 15 thành viên trong Hội đồng Bảo An của Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu cho nghị quyết ngày 15 tháng 3 vừa qua lên án cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea là không hợp lệ. Chỉ có Nga phản đối, còn Trung Quốc bỏ phiếu trắng.  Tiếp theo đó là hôm thứ 5 vừa qua, Hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu với kết quả là 100:11 cho một nghị quyết lên án Nga thôn tính Crưm là bất hợp pháp. Trong số 11 nước ủng hộ Nga có Triều Tiên, Syria, Cuba, Sudan, Zimbabwe và Belarus. Điện Kremlin đã thêu dệt rằng hầu hết các nước phản đối Nga thôn tính Crưm chỉ vì họ ghét Nga và muốn Nga trở nên yếu đi. Việc tuyên truyền của nhà nước này chỉ có hiệu quả trong một thời gian nhất định, nhưng ngay kể cả những người yêu nước Nga nhất tại một lúc nào đó cũng sẽ tự hỏi: “Sao có thể hầu hết cả thế giới sai và chỉ co Nga là đúng?”. Cuối cùng, những người Nga bình thường sẽ bắt đầu cảm thấy không thoải mái khi bị xếp vào cùng hạng như những nước Triều Tiên, Sudan, Zimbabwe hoặc Syria. Sau tất cả là ngay cả những cử tri trung thành nhất của Putin cũng lo ngại về danh tiếng toàn cầu của Nga và cũng mong muốn đất nước họ được đánh giá cao hơn một chút so với ‘một quốc gia bất hảo’.


3. Nga đã làm tiêu tan mọi cơ hội để phục hồi đế chế bị mất của mình

Sáp nhập Crimea vào Nga, một “hòn ngọc cũ của đế chế Nga”, có thể là một thành công cho những người theo chủ nghĩa báo thù Nga, nhưng còn lâu mới tao nên một đế chế Nga mới.  Nga cần cả nước Ukraina để làm được điều đó- đây là điều mà cựu cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Zbigniew Brzezinski đã nói từ khi Liên Xô sụp đổ. Ngoài ra, Putin đã làm tiêu tan mọi cơ hội để thành lập một liên minh Âu –Á. Đây là một lỗ lực để tái thiết một phiên bản Liên Xô mới lỏng lẻo và nhỏ gọn hơn bao gồm một vài nước Liên xô cũ. Nhưng nếu thiếu Ukraina thì liên minh Âu-Á này vô nghĩa.


4. Các đòn trừng phạt của phương Tây và cô lập toàn cầu sẽ dẫn Nga đến khủng hoảng kinh tế

Ngay cả trước khi thôn tính Crimea, Nga đã đang trên đường dẫn đến suy thoái với mức tăng trưởng kinh tế chỉ là 1.3% năm 2013. Hiện nay, với hậu quả của trừng phạt và cô lập toàn cầu của phương Tây, Nga sẽ có thể hứng chịu nhiều vấn đề kinh tế nghiêm trọng hơn. Alexei Kudrin, nguyên bộ trưởng tài chính và một thành viên của hội đồng kinh tế của tổng thống nói rằng các đòn trừng phạt có thể làm thiệt hại cho Nga khoảng 200 tỉ đô la năm nay chỉ vì tháo chạy vốn đầu tư. Hôm thứ tư ngân hàng Thế giới nói rằng kinh tế Nga sẽ có thể thu hẹp khoảng 1.8% năm nay.

Xếp hạng tín dụng của Nga đã bị hạ thấp làm tăng chi phí tín dụng một cách đáng kể. Ngoài ra, chính phủ Nga còn phải đối mặt với thâm hụt ngân sách sắp tới bởi vì giá dầu có thể sẽ giảm xuống, đặc biệt là khi Iran sẽ gia nhập lại thị trường xuất khẩu dầu vào tháng sau. Cái giá phải trả cho Crimea, được dự tính là 5 tỉ đô la một năm sẽ làm gia tăng gánh nặng ngân sách cho liên bang Nga. Trong khi Mỹ có thể phát hành trái phiếu với số lượng gần như là không giới hạn để tăng ngân sách thì Nga với chỉ số S&P bị xuống hạng ‘âm’ vào tuần trước, sẽ không thể có sự xa xỉ này. Chính phủ sẽ phải cắt giảm chi tiêu mà điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đặc biệt tới tằng lớp nghèo và trung lưu.

Để làm cho vấn đề trầm trọng hơn, giá tiêu dùng sẽ tăng nếu như đồng rúp bị giảm giá hơn nữa khi mà các lệnh trừng phạt được thực hiện, sự tháo lui vốn đầu tư và các nhà đầu tư sẽ làm xấu đi triển vọng của Nga. Đài truyền hình quốc gia Nga sẽ cố gắng đổ lỗi cho Mỹ về những vấn đề kinh tế, nhưng một số người Nga sẽ tin rằng sự thông đồng của Mỹ đứng sau việc lương của họ bị giảm giá trị và họ phải trả giá cao hơn cho thực phẩm, quần áo và các vật dụng khác.

Nếu Ukraina và Georgia gia nhập NATO, các vấn đề kinh tế của Nga sẽ trở lên trầm trọng hơn. Điện Kremlin sẽ nói kẻ thù ở ngay trước cổng của nước Nga – một vài lãnh đạo của Nga thành thật tin điều này, và sẽ tăng ngân sách quốc phòng mà hiện nay Nga đã đứng thứ 3 thế giới.

Một lần nữa, Nga sẽ phải chọn giữa súng và bơ. Tăng ngân sách quốc phòng có nghĩa là sẽ tăng thêm thâm hụt ngân sách và cắt giảm chi phí cho các dự án chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hưu trí, cơ sở vật chất và lương cho cán bộ nhà nước. Điều chú ý là chính việc chi tiêu qúa nhiều cho quốc phòng đặc biệt vào những năm 1980 đã làm cho Liên Xô phá sản và đóng vai trò lớn trong việc Liên Xô sụp đổ năm 1991.

Quan trọng hơn, một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và kéo dài ở Nga sẽ có thể là một đòn mạnh nhất mà phong trào đối lập cần để kéo đám đông người nổi giận xuống đường biểu tình. Các hành động giả mạo trong cuộc bầu cử năm 2011 đã không thể dẫn đến cuộc biểu tình kéo dài một phần là bởi nhiều người Nga đã thờ ơ với gian lận trong bầu cử, và sau đó thì chính phủ luôn luôn có thể thao túng được các cuộc bầu cử. Nhưng người dân sẽ không ngồi yên nếu họ bị mất việc hoặc khó kiếm miếng cơm để đặt lên bàn.

Một trong những lý do khiến Putin ngay từ đầu can thiệp vào Ukraina và ủng hộ Yanukovych là để giúp chấm dứt phong trào biểu tình Maidan ở Kiev, và để ngăn chặn một cuộc biểu tình tương tự lan tràn sang Nga. Nhưng bằng cách can thiệp quân sự vào Crimea và chọc tức phương Tây để đổi lấy với các lệnh trừng phạt và cô lập toàn cầu, một điều mà Putin nên nhìn thấy trước là Putin đã thiết lập một chuỗi các sự kiện giống như kiểu biểu tình Maidan mà có thể lan rộng ra  toàn nước Nga. Putin đã chiến thắng ở Crimea nhưng đã mất toàn bộ Ukraina. Việc thôn tính đất Crimea chỉ là khôn từng xu, ngu bạc vạn. Sớm hay muộn, Putin sẽ phải trả giá cho sai lầm ngu ngốc này.

Người dịch: Sơn Ca  -  (vietinfo.eu)
Tác giả: Michael Bohm- themoscowtimes.com 




No comments:

Post a Comment

View My Stats