Phạm
Nguyên Trường dịch
Tháng 3 28, 2014
Trên tờ báo mạng viết bằng tiếng Anh Russia
Profile cách đây 4 năm xuất hiện một bản báo cáo đặc
biệt về quan niệm hiện đại về “Tâm hồn Nga”. Trong 15 bài báo, các tác giả là
người Nga và người nước ngoài đã phân tích, từ nhận thức đương đại, quan điểm
đã tồn tại gần 150 năm của những người cầm bút viết về nước Nga. Những phân
tích này có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn các diễn biến đang diễn ra trong sự
kiện được gọi là “Khủng hoảng Krym” và tình thế đầy nguy cơ leo thang trong
quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, với Ukraine là sân
khấu chính trị. Người dịch sẽ lần lượt giới thiệu bản báo cáo này.
Người
dịch
_________
Các cuộc cách mạng đã bộc lộ tính cách châu Á trong
tâm hồn Nga.
Các
nhà cách mạng Nga là những người tài năng, những người được thúc đẩy bởi tình
cảm bài phương Tây suốt nhiều thế kỉ và không có khả năng thành công trong xã
hội ổn định.
Tính chất của cách mạng Nga được ghi nhận và nổi
tiếng khắp thế giới vì một số người trong những nhân vật nổi tiếng nhất của
lịch sử nước Nga, ít nhất là ở một số giai đoạn của cuộc đời họ, là những nhà
cách mạng. Vladimir Lenin[1] và Joseph Stalin[2] là những nhà cách mạng chuyên nghiệp, đã chọn sự
nghiệp của người làm loạn chuyên nghiệp ngay từ những năm đầu đời. Alexander
Herzen[3], Pyotr Kropotkin[4] và Mikhail Bakunin[5], khác với Lenin và Stalin, chưa bao giờ nắm được
quyền lực chính trị, nhưng tính cách cá nhân đầy ấn tượng của họ, cũng như phạm
vi và sự dũng cảm của tư duy chính trị và triết học của họ, đã làm cho các nhà
tư tưởng phương Tây phải ngạc nhiên. Từ Albert Camus[6] đến Tom Stoppard[7], những kịch tác gia Tây Âu đã biến các nhà cách
mạng Nga thành các nhân vật trung tâm trong các vở kịch của họ, đều tập trung
vào hai đặc điểm chính của các nhà cách mạng Nga – theo đuổi các kế hoạch phần
lớn là không tưởng và sử dụng một cách bừa bãi những phương tiện có tính đạo
đức và (thường xuyên hơn) là các phương tiện phi đạo đức để thực hiện những kế
hoạch không tưởng mà họ ấp ủ. Cách hành xử như thế của các nhà cách mạng, hình
thành ở Nga vào giữa thế kỷ XIX, hóa ra là khá vững chắc và có tính phổ quát.
Hiện nay cách hành xử như thế vẫn còn tiếp tục không chỉ ở Nga mà còn ở các nơi
khác trên thế giới, từ Trung Quốc tới Venezuela.
Hủy
diệt là mục đích tự thân
Hai nhân vật khác, không nổi tiếng bằng Lenin hay
Stalin, và nhiều người – do những tai tiếng mà họ tự chuốc vào cho mình – sẽ
muốn coi họ là những tên tội phạm bình thường chứ không phải là những người
hoạt động chính trị. Nhưng, nhà cách mạng triệt để Sergei Nechayev[8] sống vào thế kỉ XIX và Shamil Basayev[9], một người li khai Chechnya vừa mới qua đời lại tự
coi mình là những nhà cách mạng, cách mạng hơn cả Lenin và Stalin. Họ đã rất
kiên định trong việc theo đuổi sự hủy diệt đến mức mà đối với họ, ngay cả những
người tiến hành cuộc Cách mạng Nga năm 1917 cũng chỉ là những kẻ “lệch lạc” yếu
đuối mà thôi.
Nechayev và Basayev tạo điều kiện cho chúng ta
nghiên cứu hiện tượng cách mạng Nga vì cả hai đều là những nhà cách mạng “tinh
khiết”, họ dành cả cuộc đời cho niềm đam mê này và không bao giờ thỏa mãn với
số mức độ hủy diệt mà họ đã đạt được. Nechayev là thủ phạm của một trong những
vụ ám sát chính trị tàn bạo nhất thế kỉ XIX ở Nga, và chỉ vì tình cờ mà ông ta không
thực hiện được thêm những tội ác tương tự. Có lẽ chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết
được số nạn nhân của những cuộc tấn công khủng bố của Basayev, vì ông ta nhận
trách nhiệm về những vụ bắt cóc con tin đẫm máu nhất trong lịch sử – chiếm bệnh
viện ở Budyonnovsk năm 1995, chiếm nhà hát trên phố Dubrovka ở Moskva năm 2002,
và chiếm trường học ở Beslan năm 2004.
Bài
Âu
Việc Basayev là người dân tộc Chechnya và tuyên bố
là người Hồi giáo dù sao cũng không làm suy yếu vị thế của ông ta như là một
nhà cách mạng Nga, đấy không chỉ vì Basayev đã rời Chechnya khi mới tuổi 17 và
sống nhiều năm ở Moskva và các thành phố khác của Nga. Và không chỉ vì ông ta
tự coi mình là một nhà cách mạng kể từ hành động khủng bố đầu tiên vào năm 1991
– cướp một chiếc máy bay để phản đối những nỗ lực của chính phủ Nga nhằm chấm
dứt tình trạng bất ổn tại Chechnya. Ông ta cũng giải thích tội ác khủng khiếp
nhất của mình – cuộc tấn công khủng bố vào Dagestan năm 1999 – là muốn “phát
động” cuộc cách mạng Hồi giáo ở Nga. Việc những người thiểu số tôn giáo và các
sắc tộc thiểu số thường là đội tiên phong của cách mạng Nga, ít nhất là từ giữa
thế kỉ XVII, đã đẩy Basayev vào hàng ngũ những người cách mạng Nga.
Yemelyan Pugachev[10], lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nông dân
Nga chống lại Nữ hoàng Catherina II – cho đến khi bị hành hình năm 1775 – đã
dựa vào người Hồi giáo và người Công giáo chống cải cách[11]. Điều thú vị cần ghi nhận là những người không có
cảm tình với Nữ hoàng Catherina II ở Tây Âu đã đặt hy vọng lớn vào thành công
của Pugachev, mặc dù kẻ mạo danh này, tức là kẻ tuyên bố là “chồng” Catherina
đã lập kế hoạch sau khi chiếm được chính quyền ở St Petersburg thì sẽ quay sang
chống lại những kẻ “đồi bại” theo Tin lành và Công giáo ở phương Tây.
Sự trớ trêu của câu chuyện này sẽ còn lặp lại nhiều
lần trong tương lai. Các nhà cách mạng Nga, từ những người lưu vong bất đồng
chính kiến như Nechayev và Lenin đến “người báo thù cho dân tộc, đầy lãng mạn”
như Basayev, thường được phương Tây thông cảm, thậm chí là hỗ trợ trực tiếp
nữa, nhưng khi giành được chính quyền chắc chắn là họ sẽ có những quan điểm bài
phương Tây. Ngay sau khi trở thành “Thủ tướng” của nước Chechnya độc lập vào
năm 1996, Basayev đã bắt đầu có những phát biểu bài phương Tây cay độc và làm
ngơ trước những vụ bắt cóc các nhà báo phương Tây. Đấy cũng thường là những nhà
báo mà ông nuông chiều và bảo vệ khi còn là phát ngôn viên của Chechnya trong
cuộc chiến tranh từ năm 1994 đến năm 1996 và khuyến khích họ viết những câu
chuyện gây hoang mang về hành vi của quân đội Nga.
Và đây chỉ là một trong nhiều ví dụ như thế. Sau khi
lên nắm chính quyền ở Nga vào năm 1917, Lenin đã bắt đầu cung cấp tài chính và
vũ khí cho các tổ chức lật đổ ở chính nước Đức, đất nước đã giúp ông trở về
Petrograd vào tháng Tư năm 1917 và đã coi ông như một công cụ hữu ích trong
việc lật đổ chế độ Sa hoàng. Stalin, từng là đại biểu tại Hội nghị London của
phái Bolshevist vào năm 1905, và đã được hưởng chế độ miễn thị thực đang có
hiệu lực trên toàn châu Âu lúc đó, trong đó có cả Nga, sau khi nắm quyền liền
tách Nga ra khỏi phương Tây bằng một bức màn sắt mà ngay cả một người ủng hộ
chủ nghĩa biệt lập thời Trung cổ là Ivan Khủng khiếp[12] cũng không thể tưởng tượng nổi.
Tính chất bài phương Tây của các chế độ được lập nên
sau cách mạng đã chứng tỏ rằng bản chất bài phương Tây của các cuộc cách mạng
Nga là một hiện tượng xã hội. Mặc cho những diễn ngôn hoa mĩ ban đầu có vẻ
“tiến bộ” của họ (những diễn ngôn hoa mĩ này thường dùng để chống lại các chế
độ chuyên chế ở Nga, nhưng lại giành được cảm tình của phương Tây), các cuộc
cách mạng ở Nga có xu hướng trở thành phản động vì chúng đẩy đất nước thụt lùi
và tách nó với phần còn lại của châu Âu. Nhiều nhà sử học tin – mà có cơ sở –
rằng các cuộc cách mạng cho thấy thành tố châu Á trong tâm hồn Nga.
Cách mạng tháng Hai năm 1917 và sự sụp đổ của chế độ
Xô-viết năm 1991 không phải là một cuộc cách mạng theo nghĩa cổ điển của Nga,
vì đấy là những “cuộc cách mạng từ bên trên” – đấy là những âm mưu giành được
thắng lợi ngay trong các nhóm cầm quyền, họ đã lợi dụng sự phản đối của đám dân
chúng bị bần cùng hóa nhằm gỡ bỏ sự kiểm soát của chế độ cũ đang đè lên vai
những người đại diện trẻ hơn của giới tinh hoa của chính chế độ. Trong những
cuộc cách mạng “thực sự” (“cách mạng từ bên dưới”, nơi mà quần chúng có vai trò
tích cực) mô hình đầy bất hạnh như thế liên tục xuất hiện. Ngay sau khi các chế
độ chuyên chế đáng ghét buông lỏng quyền lực, các thành phần cấp tiến nhất và
thường có thái độ bài phương Tây liền tìm cách thoát khỏi những người có tư
tưởng tự do “mềm yếu” trong nội bộ phong trào, rồi thiết lập chế độ khủng bố,
đầu tiên là trong đảng của họ và – nếu thành công – thì trong cả nước.
Những
tham vọng không có tương lai
Sergei Nechayev (sinh năm 1847, mất năm 1882) là một
ví dụ điển hình về cách hành xử của các nhà cách mạng Nga vừa được nói tới bên
trên, và đây là một phần của lý do vì sao nhà văn nổi tiếng người Nga Fyodor
Dostoevsky, vốn cũng là một nhà cách mạng, đã dùng Nechayev làm nguyên mẫu cho
một trong những nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Lũ người quỷ ám có
tính chất phản cách mạng của ông. Sinh ra trong một gia đình có thu nhập khiêm
tốn, mẹ là một người nông dân chất phác, Nechayev là một thanh niên tài năng và
đầy tham vọng, nhưng trật tự chính trị hiện hành chỉ dành cho tham vọng của ông
một ít cơ hội mà thôi. Ở tuổi 21-22, sau khi chuyển sang những tư tưởng mang
tính cách mạng triệt để nhất, ông ta đã cho thấy một tài năng tổ chức và lãnh
đạo tuyệt vời. Việc ở tuổi 31, ông ta đã có thể truyền những quan điểm cách
mạng của mình cho cả những cai ngục của nhà tù tối mật ở St Petersburg, nơi ông
ta bị buộc phải sống mười năm trong cuộc đời ngắn ngủi của mình vì tội giết
người, chứng tỏ khả năng thuyết phục phi thường của ông ta. Kế hoạch vượt ngục
của Nechayev với sự giúp đỡ của những cai ngục đã được ông “cải hóa” thất bại
chỉ vì một trong những kẻ đã “cải hóa” báo cáo với cấp trên.
Các nhà sử học cũng đồng ý rằng Lenin cũng có khả
năng thuyết phục phi thường. Tương tự như Nechayev – trong những cuộc trò
chuyện riêng tư sau này, Lenin thường có những nhận xét tích cực về Nechayev –
Lenin đã quyết định sống cuộc đời của một nhà cách mạng chuyên nghiệp ngay từ
khi mới 20 tuổi. Vì sao ở Nga những người tài năng như vậy thường trở thành các
nhà cách mạng?
Câu trả lời thật đơn giản: không có cơ hội phát
triển sự nghiệp và không thể có một đời sống thịnh vượng trong cấu trúc xã hội
đã ổn định. “Những người như Nechayev, một giáo viên trong trường Công giáo với
một nền học vấn không đầy đủ, một trợ lí luật sư tỉnh lẻ như Vladimir Ulyanov
(tên thật của Lenin) hoặc một người viết văn tầm thường như Viktor Chernov (nhà
lãnh đạo tương lai của Đảng Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Nga) – ở nước Nga Sa
hoàng, những người này có thể hi vọng có một sự nghiệp nghiêm túc hay không?”-
Felix Lourie, người viết tiểu sử Nechayev và cũng là một nhà sử học chuyên về
lịch sử cách mạng Nga sống ở St Petersburg, đặt câu hỏi như thế ngay trên trang
đầu tác phẩm của mình. Lourie đưa ra câu trả lời tiêu cực. “Họ nhồi nhét vào
đầu óc mình rằng phải làm một cuộc cách mạng của riêng mình thì họ mới có thể
bước lên những đỉnh cao của quyền lực, và họ không chấp nhận bất cứ thứ gì kém
hơn. Tư tưởng đơn giản này nuôi dưỡng khát vọng một cuộc cách mạng nhanh chóng,
làm bùng lên trong họ sự nôn nóng và thái độ bất dung.”
Cho đến năm 20 tuổi, Nechayev chỉ là một kẻ mới nổi
trung bình (Nechayev sinh ở Ivanovo, một tỉnh nằm ở trung tâm nước Nga).
Ở tuổi thanh niên, ông ta đã đến Moskva và St Petersburg để thi vào đại học.
Thi trượt, ông phải làm giáo viên thần học tại một trường Công giáo và kiếm
thêm bằng những buổi dạy ở nhà. Bài giảng tại các trường đại học mà ông ta tham
gia trên cơ sở tự nguyện không làm ông ta thỏa mãn, vì nền giáo dục đại học chỉ
cho phép người ta vượt qua hai nấc đầu tiên trong 14 nấc thuộc hệ thống thang
bậc hành chính cấp cao mà Peter Đại đế thiết lập và mãi cho đến cách mạng năm
1917 vẫn không hề thay đổi. Vì vậy, thay vì trở thành một nhà khoa học,
Nechayev nuôi lòng thù hận mạnh mẽ đối với lũ trí thức “vô dụng”, lòng thù hận
mà Lenin, trẻ hơn Nechayev 23 tuổi, sẽ thừa kế một phần. Trong một lá thư,
Lenin tuyên bố rằng giới trí thức Nga “là cặn bã của dân tộc”, và điều đó cho
thấy chiều sâu thực sự của sự khinh bỉ kiến thức của ông ta, tức là khinh bỉ
cái kiến thức không thể được sử dụng vào thực tế cách mạng hay tệ hơn, có thể
dùng để chống lại cách mạng.
Giết
là sự ràng buộc
Năm 1868 Nechayev tham gia vào một cuộc bạo loạn của
sinh viên và làm quen với Pyotr Tkachyov[13], một trong những nhà lãnh đạo của phong trào cách
mạng gọi là “Narodniki” (“Người Chiến sĩ của Nhân dân”), tức là phong trào ủng
hộ cuộc cách mạng do nông dân lãnh đạo và không ghê tay khi thực hiện những
hành động khủng bố chống lại các quan chức của chế độ Sa hoàng. Năm 1869,
Nechayev đã sống vài tháng ở London và Geneva, tại đây ông đã gặp những nhân
vật huyền thoại thuộc giới lưu vong chính trị Nga – đấy là Mikhail Bakunin, một
người “vô chính phủ” và Alexander Herzen, một nhà “dân chủ tự do”. Trong nhiều
năm, nếu không nói là nhiều thế kỷ, địa chỉ của giới kiều dân cấp tiến Nga vẫn
là Anh, Thụy Sĩ và Pháp.
Nhưng, Nechayev còn đi xa hơn những gì mà những
người lưu vong cấp tiến nhất có thể hình dung. Trên thực tế, Nechayev đã đưa ý
tưởng của họ đến kết luận hợp với logic của chúng, đấy là khi ông ta nói rằng
cách mạng biện minh cho tất cả mọi thứ, trong đó có những vụ giết người, cả kẻ
áp bức lẫn người bị áp bức. Ông ta tóm tắt quan điểm của mình trong cuốn Sách
giáo lý của một nhà cách mạng, một bản tuyên bố cương lĩnh được xuất bản có
vài cuốn tại Nhà xuất bản Geneva (Geneva Publishing House), do một người lưu
vong Ba Lan tên là Ludwig Czernecki làm chủ, và bằng cách đó đã tạo ra một liên
minh tội lỗi giữa những kẻ chống chính phủ cực đoan người Nga và người Ba Lan.
Liên minh này tồn tại suốt mấy thập kỷ, và đã tự thể hiện mình, ví dụ như trong
vụ ám sát một ông vua có tư tưởng tự do là Sa hoàng Alexander II, do hai kẻ
khủng bố, một người Nga và một người Ba Lan, thực hiện.
“Nhà cách mạng là người chắc chắn sẽ bị diệt vong,”
Nechayev tuyên bố như thế. “Anh ta cắt đứt mọi liên hệ với trật tự dân sự và
với môi trường có giáo dục, với luật pháp, với sự tử tế, với những điều kiện và
đạo đức được mọi người chấp nhận. Nhà cách mạng là kẻ thù tàn nhẫn của thế giới
này, và nếu nhà cách mạng tiếp tục sống trong thế giới này thì chỉ vì muốn hủy
diệt nó một cách chắc chắn hơn … Nhà cách mạng chỉ biết một khoa học – khoa học
của sự hủy diệt… Nhà cách mạng khinh thường dư luận. Anh ta coi khinh và căm
thù đạo đức của xã hội hiện thời. Đối với anh ta, chỉ có những thứ có ích cho
chiến thắng cuối cùng của cuộc cách mạng mới là đạo đức mà thôi.”
Nechayev không sống để thực hiện trọn vẹn các nguyên
tắc của “giáo lý” của mình. Năm 1869, sau khi trở về từ Thụy Sĩ, lần đầu tiên
ông ta không thực hiện được “đạo đức cách mạng” của mình. Nhằm gắn kết các
thành viên của nhóm sinh viên cách mạng của mình bằng máu, ông ta đã tổ
chức cho cả nhóm giết một trong các thành viên của nhóm là Ivan Ivanov. Tội lỗi
của anh sinh viên này là không chịu dán truyền đơn chống chính phủ trong quán
cà phê sinh viên. Mục đích là khiêu khích cảnh sát, để cảnh sát ra tay đối với
sinh viên, mà theo kế hoạch của Nechayev thì sẽ làm cho số sinh viên bất mãn
gia tăng và bằng cách đó sẽ làm cho chế độ Sa hoàng cáo chung sớm hơn. Ivanov
đã từ chối, điều này dẫn Nechayev đến ý định loại bỏ anh ta bằng biện pháp bẩn
thỉu nhất, đấy nói chung là đặc điểm của Nechayev và các nhà cách mạng khác của
Nga trong tương lai. Đầu tiên, Nechayev vu khống Ivanov, ông ta nói với các
thành viên của nhóm rằng Ivanov đã lập kế hoạch báo cáo cho cảnh sát biết. Sau
đó ông thuyết phục mọi người rằng cách duy nhất để tránh bị bắt là cả nhóm cùng
giết “tên phản bội”. Ivanov đã bị Nechayev và bốn sinh viên khác giết một cách
tàn bạo vào tháng 11 năm 1869 trong khu vực vắng vẻ tại công viên của Viện Hàn
lâm Nông nghiệp Moskva. Nechayev làm cho tất cả những những người có mặt trở
thành đồng phạm của vụ giết người, nhưng chính ông ta đã bắn phát súng cuối cùng
vào đầu Ivanov.
Những kẻ giết người đã giấu xác một cách cẩu thả và
vụ giết người được được cảnh sát Moskva giải quyết một cách nhanh chóng. Các
thành viên của nhóm bị bắt giữ, nhưng Nechayev đã tìm cách trốn được sang Thụy
Sĩ, chính phủ Thụy Sĩ từ chối dẫn độ, vì cho rằng ở Nga ông ta sẽ không được
xét xử một cách công bằng. Nhưng, năm 1872, cảnh sát mật của Nga tổ chức bắt
giữ Nechayev ở Zürich. Kiều dân Nga và một số người khác – mà gọi theo lối bây
giờ là những nhà hoạt động nhân quyền – tổ chức các vụ phản đối. Phải vượt qua
những khó khăn rất lớn và sau khi đẩy lui được những nỗ lực nhằm giải thoát cho
ông ta, các nhà tình báo Nga mới đưa được Nechayev về đến Moskva và sau đó là
đưa ra tòa. Ông ta bị kết án 20 năm lao động khổ sai. Nhưng ông ta chỉ bị ngồi
tù có mười năm. Sau vụ vượt ngục thất bại, dẫn đến việc bắt giữ 34 cai ngục và
vụ ám sát Sa hoàng Alexander II do những “Narodniki” thực hiện vào năm 1881,
Nechayev bị canh phòng còn chặt chẽ hơn trước đây. “Tất cả các khoản dự trữ
trong cơ thể ông đã cạn kiệt”, Lourie viết như thế. Năm 1882 Nechayev chết vì
bệnh hoại huyết.
Càng
xấu thì càng tốt
Trong khi có sự khác nhau về hình thức, các nhà cách
mạng Nga lại thống nhất với nhau bằng công thức “càng xấu thì càng tốt.” Không
những không chiến đấu chống lại những hiện tượng bất công mà họ thường tìm cách
níu giữ chúng, nhằm làm cho trật tự xã hội “phản động” nhanh chóng sụp đổ.
Nechayev cố tình gửi những bức thư phản đối Nga hoàng cho một số người theo
phái tự do, mặc dù ông ta biết rằng cảnh sát sẽ đọc những lá thư này và sẽ gây
ra rắc rối cho người nhận và bằng cách đó làm cho số người ủng hộ cách mạng
tăng lên. Basayev cũng tìm cách khiêu kích quân đội Nga để họ phản ứng lại hành
động của ông ta, làm cho người dân Chechnya bị đau khổ nhiều hơn và trở thành
kẻ thù không đội trời chung với nhà nước Nga – và trở thành những người ủng hộ
trung thành hơn với mình.
Cuộc tấn công của Basayev vào Dagestan, tháng 8 năm
1999, dường như không có ý nghĩa gì, đấy là nếu nhìn từ quan điểm lợi ích dân
tộc của Chechnya. Trước đó không lâu, tức là vào năm 1996, quân ly khai
Chechnya mới chiến đấu nhằm giành độc lập trên thực tế từ tay nước Nga. Tại sao
lại khiêu khích Nga để họ lao vào cuộc tấn công mới, còn tồi tệ hơn so với cuộc
tấn công mà Chechnya đã phải đương đầu trong những năm 1994-1996? Ngoài ra,
Dagestan là đất nước của những người đồng đạo Hồi giáo, họ sẽ là những người
đầu tiên bị đau khổ vì cuộc tấn công của quân Chechnya. Từ quan điểm của một
người có lí trí bình thường thì cuộc tấn công này hoàn toàn không có ý nghĩa
gì. Nhưng từ một quan điểm cách mạng thì có. Vòng xoáy mới của bạo lực sẽ làm
cho nhiều người Chechnya và Dagestan trở thành cực đoan, tạo điều kiện cho
Basayev gia tăng số “binh sĩ” tham gia vào những vụ khủng bố tàn độc ở Dubrovka
và Beslan. Thời gian hòa bình ở Chechnya cho thấy sự bất tài toàn diện của
Basayev trên cương vị “Thủ tướng” của Chechnya, một cương vị mà ông ta chính
thức nắm giữ dưới thời “Tổng thống” Aslan Maskhadov. Cả Basayev lẫn Maskhadov
đều chứng tỏ rằng họ là những nhà cách mạng tốt nhưng quản lý kinh tế thì kém
hơn hẳn – một mẫu người mà Lourie là người đầu tiên phát hiện: “Các nhà cách
mạng Nga ghét những cuộc cải cách bộ máy nhà nước và nền kinh tế một cách chậm
rãi và bình tĩnh, bởi vì quá trình này không dành cho họ chỗ đứng trong hệ
thống hành chính của nhà nước Nga”, Lourie viết trong cuốn tiểu sử Nechayev
xuất bản năm 2004 như thế. “Lo sợ trước bản hiến pháp đã được chuẩn bị, các nhà
lãnh đạo của phong trào ‘Ý Dân’ vội vã ám sát một ông vua có tư tưởng tự do là
Sa hoàng Alexander II. Bản hiến pháp do Sa hoàng ban hành chắc chắn sẽ hạ nhiệt
các hoạt động cách mạng. Hệt như vậy, Lenin vội vã làm cuộc đảo chính ở Cung
điện Mùa Đông năm 1917, trước khi Hội nghị của Quốc hội Lập hiến khai mạc có
mấy tuần. Sự cải thiện điều kiện sống của nhân dân làm cho các nhà cách mạng sợ
hãi vì nó có thể biến họ thành những người thất nghiệp.”
Khuôn mẫu ứng xử như thế lí giải hành động của nhiều
nhà cách mạng thời hiện đại của Nga, từ Basayev đến nhà văn Eduard Limonov[14]. Khiêu khích nhà nước để nhà nước đáp trả bằng bạo
lực và nếu cần thì khiêu khích nữa – đó là chiến thuật mà ít khi họ thất bại.
Nó cũng luôn luôn mang đến cho họ những người ủng hộ mới trong số các nhà báo
cao quý của phương Tây. Nhưng điều mà nhà cách mạng Nga không bao giờ đạt được
– đấy là làm người dân hạnh phúc. Hạnh phúc là hiện tượng không tương thích với
cách mạng Nga; đối với các nhà cách mạng Nga, hạnh phúc cũng là một thứ tình
cảm tư sản.
___________
Dmitry
Babich là nhà báo, đã làm việc cho các tờ Komsomolskaya
Pravda, Moscow News, cho truyền hình, Đài tiếng nói Nga và trang Russia
Profile.
Bản tiếng Việt © 2014 Phạm Nguyên Trường & pro&contra
[1] Vladimir Lenin (1870-1924), là người tổ chức Đảng
Cộng sản Liên Xô và nhà nước Xô Viết, được coi là một trong mười nhà độc tài
khét tiếng nhất thế kỉ XX. (Các chú thích trong bài đều của người dịch.)
[2] Joseph Stalin (1878-1953) là Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Liên Xô từ năm 1953 đến khi chết, từ năm 1941 là Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Joseph Stalin được coi là một trong mười
nhà độc tài khét tiếng nhất của thế kỉ XX.
[3] Alexander Herzen (1812-1870), nhà báo, nhà văn và
nhà triết học nổi tiếng người Nga.
[4] Pyotr Kropotkin (1842-1921), nhà sử học, nhà địa
chất học, nhà phê bình văn học và nhà cách mạng Nga, một lí thuyết gia nổi bật
về chủ nghĩa vô chính phủ.
[5] Mikhail Bakunin (1814-1876), một nhà tư tưởng và
cách mạng Nga, theo đường lối Đại Slav, một người vô chính phủ, một trong những
tư tưởng gia của phong trào Narodniki, đối thủ tư tưởng của Karl Marx.
[6] Albert Camus (1913-1960), nhà văn, triết gia
nổi tiếng người Pháp. Cùng với Jean-Paul Sartre, Albert Camus là đại diện tiêu
biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh, được Giải Nobel Văn học năm 1957.
[7] Sir Tom Stoppard (1937 – ), kịch tác gia người
Anh gốc Czech.
[8] Sergei Nechayev (1847-1982), nhà cách mạng Nga thế
kỉ XIX, một trong những dại diện đầu tiên của chủ nghĩa khủng bố của cách mạng
Nga.
[9] Shamil Basayev (1965-2006), thành viên tích cực của
lực lượng khủng bố đòi tách Chechnya ra khỏi Liên bang Nga.
[10] Yemelyan Pugachev(1742 – 1775), một người kazak
vùng sông Đông, lãnh đạo cuộc chiến tranh nông dân ở Nga từ năm 1773 đến 1775.
[11] Cuộc cải cách Công giáo trong giai đoạn 1650-1661
[12] Ivan Khủng khiếp (1530-1584), Sa hoàng toàn Nga đầu
tiên, từ năm 1547 (còn được dịch là Ivan Bạo chúa)
[13] Pyotr Tkachyov (1844-1886), nhà phê bình văn học và
nhà báo. Tư tưởng gia của phong trào Narodniki.
[14] Eduard Limonov (1943), một trong những nhà văn Nga hiện đại
gây nhiều tranh cãi nhất, từng lưu vong ở phương Tây đồng thời kịch liệt bài Mỹ
và chống chủ nghĩa tư bản; từng tham gia những hoạt động chính trị cánh tả cực
đoan rồi chuyển sang cánh hữu cực đoan; sáng lập Đảng Bolshevist Quốc gia Nga
và tuyên truyền tư tưởng Đại Nga; gần đây nhất bị phạt tù 15 ngày khi tham gia
biểu tình chống Putin năm 2010. Tác phẩm nổi tiếng nhất: It’s Me, Eddie (1976).
No comments:
Post a Comment