Thursday, 17 April 2014

BÊN DƯỚI LỚP BĂNG [XÃ HỘI DÂN SỰ TRUNG QUỐC] (The Economist)




Xã hội dân sự Trung Quốc
The Economist (12/4/2014)

Người dịch : Huỳnh Phan
Posted by btvn03hatbaodanquyen on 16/04/2014


Mặc dù bị siết chặt về chính trị, xã hội dân sự phong phú vẫn đang hình thành

CHỐNG một liên minh mạnh mẽ giữa các chủ nhà máy và các lãnh đạo Đảng Cộng sản là Zeng Feiyang (Tăng Phi Dương), một khuôn mặt yếu đuối. Zeng, 39 tuổi, làm việc ở một văn phòng không cửa sổ ở Phiên Ngung, vùng ven đô phía nam của Quảng Châu. Ông điều hành một tổ chức phi chính phủ (NGO) gọi là Trung tâm Dịch vụ lao động di cư Phiên Ngung ở đó. Trong hơn một thập kỉ, tổ chức của ông đã đấu tranh chống lại những điều sai quấy để bảo vệ quyền lợi của người lao động trong các nhà máy tỉnh Quảng Đông. Vì những rắc rối đó, Zeng đã bị tống ra khỏi nhiều cơ sở khác nhau, bị cắt điện nước, và liên tục bị các quan chức địa phương và bọn côn đồ sách nhiễu. Rồi mùa thu năm ngoái ông đã nhận được một cú điện thoại từ một quan chức như vậy. “Người đó hỏi tôi có muốn đăng kí NGO không”, ông nói. “Tôi quá bất ngờ.”

Trong ba năm qua những nhà hoạt động ở các NGO chưa đăng kí khác cũng đã nhận được những cú gọi tương tự về vấn đề đăng kí nhạy cảm này, việc có vẻ chỉ như một đòi hỏi hành chính thông thường mà trong thực tế lại biểu hiện cho sự thay đổi thực sự. Trung Quốc có hơn nửa triệu NGO đã đăng kí với nhà nước. Con số này cần kèm theo một cảnh báo. Nhiều NGO chỉ là các tổ chức bán chính thức hay chỉ trá hình để vòi tiền của chính phủ. Trong các nhóm thực sự muốn tìm cách cải thiện những cái chung, gần như tất cả đều thực hiện các hoạt động không rắc rối về chính trị. Nhưng có lẽ có hơn 1,5 triệu NGO chưa đăng kí, và một vài tổ chức trong số này, như của Zeng, theo đuổi các hoạt động trong các lĩnh vực mà các quan chức thường thấy là đáng lo ngại.

Các NGO không đăng kí đang phát triển về số lượng lẫn ảnh hưởng. Các tổ chức này là một ví dụ đáng chú ý về các lực lượng xã hội từ bên dưới nổi lên trong hệ thống từ trên xuống ương bướng. Các tổ chức này có thể là một cách để Đảng Cộng sản lợi dụng nắm lấy sức mạnh và nguồn lực của xã hội dân sự. Chúng cũng có thể là một phương tiện mà qua đó sức mạnh này thách thức quyền lực của đảng. Và do đó đia vị của chúng có ý nghĩa lớn. Guo Hong (Quách Hồng), Học viện Khoa học xã hội Tứ Xuyên ở Thành Đô, gọi việc tự do hóa của luật đăng kí tổ chức phi chính phủ là “việc hiện thực hoá một phần quyền tự do lập hội”. Cũng giống như tự do hóa kinh tế vào đầu những năm 1980 đã có hiệu quả thực tế sâu sắc, những động thái mới này có thể có một hiệu quả xã hội sâu sắc.


Chúng tôi, một số người

Các quy định mới chỉ áp dụng cho một số loại NGO, đặc biệt là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho các nhóm người nghèo, người già và người tàn tật… Những tổ chức có dính dáng tới bất kì loại vận động chính trị nào vẫn tiếp tục bị nghi ngờ. Các tổ chức nhân quyền vẫn còn bị cấm, hầu hết các nhóm vận động cho các quyền tính ngưỡng, dân tộc, lao động cũng thế. Tuy nhiên, kinh nghiệm của Zeng tại Quảng Châu cho thấy nhà chức trách đang tìm kiếm những cách thức mới để đối phó ít nhất là với một số nhóm về lao động mà các hoạt động của họ đã có lúc bị xem là có tính phá hoại.

Cho đến năm 2012, bất kì NGO nào muốn đăng kí và do đó được hợp pháp phải được một tổ chức chính thức đỡ đầu, thường là một cơ quan chính phủ làm việc trong lĩnh vực mà NGO đó quan tâm. Điều này đảm bảo sự kiểm soát chặt của chính phủ đối với tất cả các NGO, hoặc “tổ chức xã hội” như Đảng thích gọi như thế (trong tiếng Trung, ” phi chính phủ” mang hơi hướm “chống chính phủ”). Các NGO nước ngoài có thể hoạt động ở Trung Quốc nhưng trong điều kiện nghiêm ngặt.

Đó là một chế độ cứng nhắc, nhưng nó thực sự biểu hiện cho một sự tự do hóa so với những gì diễn ra trước đó. Khi nắm quyền vào năm 1949 Đảng Cộng sản loại bỏ bất cứ thứ gì nằm trung gian giữa nhà nước và cá nhân, bao gồm nhà thờ, tổ chức công đoàn và hiệp hội độc lập các loại – họ thậm chí đã cố gắng phá vỡ các mối liên hệ gia đình truyền thống. Nói cách khác, cái mà ở những nơi khác được biết đến như là xã hội dân sự đã bị đóng cửa hoàn toàn tại Trung Quốc, ít nhất là cho đến khi Mao Trạch Đông mất vào năm 1976. Những nhóm duy nhất được phép hoạt động là các đơn vị nhà nước mang dáng vẻ như những tổ chức ngoài nhà nước. Các nhóm này có dạng đúng như cái tên do Orwell đưa ra, tổ chức phi chính phủ do chính phủ điều hành, GONGO (Government -operated non-government organisation). Ví dụ về một tổ chức như vậy là Quỹ phát triển Thanh niên Trung Quốc hoặclà Quỹ xóa đói giảm nghèo Trung Quốc

Sau cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, và vụ đàn áp đẩm máu kế đó, điều giao hẹn mà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra cho đất nước này đã thay đổi: ngoài chính trị ra thì người dân có thể làm hầu như bất cứ điều gì khác mà họ muốn. Hầu hết các quyền nửa tự do mới này là về kinh tế, nhưng cũng mở rộng qua lĩnh vực xã hội.

Có các giới hạn rõ ràng. Sự sụp đổ của khối Xô Viết, mà các tổ chức công đoàn, nhà thờ và các nhóm khác ở Ba Lan, Tiệp Khắc và các nơi khác đã tiếp tay đẩy nhanh sự sụp đổ đó, đã khiến các lãnh đạo Trung Quốc kiên định rằng các NGO phải tránh xa các vấn đề vốn là hoặc có thể trở thành chính trị. Tuy nhiên, các NGO địa phương với những quan tâm có hạn mà chủ yếu là về từ thiện đã được cho phép để phát triển trong một số lĩnh vực, miễn là họ đặt mình dưới sự kiểm soát của nhà nước thông qua quá trình đăng kí. Bảo vệ môi trường và phòng chống HIV / AIDS nằm trong số những lĩnh vực đầu tiên được hưởng lợi từ sự nới lỏng cho một số NGO. Dù vậy, trên thực tế các quyền tự do của họ thường giành được rất khó khăn, và vẫn còn việc đàn áp chính thức.


Trốn chạy

Kể từ đó sự phát triển của các NGO không phải luôn luôn bằng phẳng. Năm 2005, bị đe dọa bởi các cuộc cách mạng “màu” ở Ukraine, Georgia và Kyrgyzstan, các nhà lãnh đạo Trung Quốc siết chặt các NGO lại, đặc biệt là trong những biểu hiện có tính hoạt động nhiều hơn của họ. Nhưng trong những năm gần đây sự kiểm soát chặt chẽ đó đã nới lỏng một lần nữa, phần lớn là do bị bắt buộc. Đô thị hóa nhanh chóng và xã hội phức tạp hơn có nghĩa là đảng không còn có thể cung ứng tất cả mọi thứ cho công dân như đã từng làm, hoặc tuyên bố như thế. Sự giận dữ với các dịch vụ xã hội chưa thoả đáng có thể gây nguy hại cho sự ổn định trong nướcvốn chống đỡ cho sự cai trị của đảng. Việc chính quyền trung ương đẩy trách nhiệm đối với y tế, giáo dục và các dịch vụ khác cho các chính quyền địa phương vốn chưa sẵn sàng hoặc không thể chi trả cũng không giúp ích gì.

Mảng các NGO không chính thức nổi lên trong thập kỉ qua là đáng kể. Một số được khêu gợi từ đức tin tôn giáo: các bác sĩ Kitô giáo lập ra bệnh viện địa phương để lấp đi những khoảng trống do hệ thống chăm sóc sức khỏe bỏ sót, hoặc Phật tử chăm sóc cho người già. Những tổ chức khác, liên quan chẳng hạn đến cha mẹ của trẻ tự kỉ hình thành các nhóm hỗ trợ qua internet hoặc một trang web chỉ ra địa điểm của các trường còn thiếu thốn xung quanh một thành phố kêu gọi người dân đi qua khu vực lân cận trường mang sách vở, bút mực tặng cho trường. Lí tưởng còn xa mới chết, như Đảng Cộng sản ngày càng đánh giá cao. Khi lãnh đạo đảng cử các nhà nghiên cứu xem xét các NGO, họ nhận ra rằng, như He Jianyu (Hà Kiện Vũ) thuộc Trung tâm nghiên cứu NGO tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói “không phải tất cả các NGO đều là những nhà cách mạng muốn lật đổ đảng như họ nghĩ“.

Một sự thúc đẩy lớn cho sự tăng trưởng về NGO ở Trung Quốc – gấp đôi con số một thập kỉ trước ( xem biểu đồ) – dường như là do trận động đất lớn ở Tứ Xuyên giết chết 70 000 người vào năm 2008. Hàng ngàn người tình nguyện đổ về Tứ Xuyên để giúp cho việc cứu hộ. Những người bình thường ngộ ra việc được đứngvào tổ chức ra làm sao và từ đó xin gia nhập.” Chúng tôi đều thấy NGO trong hoạt động và thấy rằng các tổ chức này có hiệu quả hơn nhiều so với chính quyền “, bà Guo thuộc Học viện Tứ Xuyên nói. Chính quyền cũng đã rút ra kết luận tương tự và cho phép nhiều tổ chức NGO đăng kí thông qua các tổ chức nhà nước.

Đằng sau sự tăng trưởng này là sự gia tăng không kềm chế được của tầng lớp trung lưu mới. Tầng lớp này chia sẻ mong muốn có sự ổn định như đảng. Nhưng ít nhất một số thành viên cũng muốn có những cách thức mới để tham gia vào xã hội. Lãnh đạo đảng, bây giờ chỉ ràng buộc lỏng lẻo vào ý thức hệ Cộng sản, có một cảm giác mới rằng sẽ đạt được một cái gì đó bằng cách lợi dụng các công dân hoạt động như vậy chứ hơn là đàn áp họ. Họ nghĩ rằng điều đó có thể cho ra một cách cung ứng một vài trợ giúp xã hội mà đảng không còn có thể tự mình cung ứng được. Do đó việc nới lỏng các quy tắc không những cho phép các tổ chức NGO đăng kí không đòi phải có cơ quan nhà nước bảo trợ mà còn thực sự khuyến khích họ làm như vậy.

Từ năm 2011 bốn loại nhóm NGO đã có thể đăng kí trực tiếp tại một số tỉnh: các hiệp hội công nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức từ thiện và cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội. Vào cuối năm nay, những thay đổi này dự kiến sẽ áp dụng trên toàn quốc. Karla Simon, một học giả Mĩ và là tác giả của “Xã hội dân sự ở Trung Quốc”, nói rằng số lượng các tổ chức NGO có thể tăng gấp đôi lần nữa chỉ trong một vài năm khi việc đăng kí được nới lỏng hơn nữa.

Tuy nhiên, điều đó nói rằng những thay đổi này đến vào một thời điểm có đàn áp chính trị tăng lên, kể cả đối với những người chỉ đơn giản kêu gọi một đảng quá kiêu căng phải tuân thủ hiến pháp (do chính người Cộng sản viết). Kể từ khi Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư vào năm 2012, nhà nước đã đàn áp những nhà tư tưởng tự do. Việc Xu Zhiyong (Hứa Chí Vĩnh), một học giả nổi bật, bị tuyên án đến bốn năm tù giam, hồi cuối tháng Giêng, và việc sách nhiễu liên tục các nhà hoạt động khác cho thấy rằng ngay cả những người, như ông Xu Zhiyong, vốn đã cố gắng tìm cách tiếp cận ít đối đầu cũng sẽ không được dung thứ. Ngày kỉ niệm 25 năm vụ thảm sát Thiên An Môn đang tới gần có nghĩa là việc kiểm soát sẽ tiếp tục thắt chặt thêm.

Đảng có vẻ tin rằng họ có thể khuyến khích sự phát triển của các tổ chức NGO mà không phải nới lỏng chính trị. Có lẽ đó là con tắc kè bông Leninist đang đổi màu một lần nữa, qua việc phát triển một thương hiệu mới tinh ranh “chế độ toàn trị tư vấn”, theo cụm từ của Jessica Teets thuộc Middlebury College của Mĩ, chế độ này để thực tế quyền lực không thay đổi và chừa chỗ trống trói buộc bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, nhiều người làm việc cho các tổ chức NGO nêu ra điều ngược lại: cho phép các quyền tự do mới cho các nhóm xã hội dân sự sẽ dần dần chuyển đổi đảng từ bên từ trong – đó chính là loại “diễn biến hòa bình” mà các phần tử cứng rắn của đảng đã luôn luôn cảnh báo chống lại. Mặc dù lạc quan nhất thì các động thái theo hướng tới cải cách chính trị có ý nghĩa vẫn còn đóng băng, các nhà hoạt động nói rằng những quy định mới này là một phần của một dòng nước thay đổi xã hội vô hình đang bắt đầu xói mòn lớp băng từ bên dưới.


Từ đồng chí tới công dân

Muộn màng, đảng nhận ra rằng các NGO có một số điều mà đảng còn thiếu: ý tưởng, một sự hiểu biết khó khăn mới giành được về những vấn đề trên hiện trường và sự tin cậy của cộng đồng địa phương. Rất ít người tin tưởng đảng về bất cứ điều gì. Hầu hết nghĩ rằng các NGO tiếp cận vấn đề với hiểu biết và sự nhạy cảm. Ví dụ, họ đối xử với người sử dụng ma túy hoặc gái mại dâm có bệnh AIDS như là một vấn đề y tế cần đáp ứng với sự quan tâm và tư vấn chứ không phải như là một vấn đề tội phạm. Một kế hoạch chi tiết chờ đợi từ lâu của đảng về đô thị hóa, công bố vào tháng 3, đã nói về sự cần thiết phải “khơi dậy sức mạnh” của các nhóm như vậy. Một học giả Bắc Kinh nói rằng thách thức hiện nay là việc giúp chính phủ hiểu cách uỷ thác một số lĩnh vực chính sách xã hội cũng nhiều như việc nâng cao năng lực của các tổ chức NGO để làm việc đó.

Tổ chức từ thiện đang xuất hiện trở lại như một lực lượng xã hội khi kì vọng tăng lên. Một số được thúc đẩy bởi giáo lí tôn giáo:đạo Phật và đạo Lão đang trãi qua thời kì phục hưng, và bây giờ có khoảng 80 triệu tín đồ đạo Ki-tô ở Trung Quốc mà nhiều người trong số họ muốn làm việc lành. Tình nguyện làm việc trong lĩnh vực phi lợi nhuận đang trở nên phổ biến hơn. Shawn Shieh, biên tập viên Báo cáo ngắn về Phát triển Trung Quốc (một ấn phẩm có cơ sở ở Bắc Kinh về các NGO) nói tổ chức từ thiện và hoạt động từ thiện đã trở thành những từ thông dụng trong lớp người giàu có.

Khu vực mới ra đời này có một chặng đường dài để đi tới. Vấn đề lớn nhất là kinh phí. Một số chính quyền địa phương tài trợ trực tiếp cho NGO: chính quyền tỉnh Quảng Đông đã cấp 466 tỉ nhân dân tệ ($ 75 triệu) vào năm 2012; Vân Nam đã chi 300 triệu nhân dân tệ. Các con số này dự kiến sẽ tăng lên. Tuy nhiên, dù nhiều nhóm không còn cần tới một cơ quan bảo trợ chính thức và có thể tự do nhận tiền đóng góp của công chúng, họ vẫn không được phép quyên tiền công khai. Hoạt động gây quỹ phải đi qua một GONGO, điều này có nghĩa là chính phủ có thể kiểm soát mức độ mà một NGO được biết đến và do đó cả nguồn thu nhập của họ. Kiểm soát tài trợ nước ngoài càng bị thắt chặt hơn.

Tất cả điều này tạo cơ hội mới cho tham nhũng. Một vài chính quyền địa phương đã lập ra các NGO trá hình để khai thác các nguồn tài trợ chính thức mới. Các NGO thật sự thường không hay biết về các cuộc đấu thầu nhận các hợp đồng cung cấp dịch vụ mà họ có thể thực hiện. Công việc rơi vào tay những kẻ tay trong quen biết nhiều, những kẻ đôi khi chỉ hợp đồng lại, lấy bớt đi một mảng trên đường.

Dù vậy, ở đây cũng như ở các nơi khác, mạng Internet đang thay đổi mọi thứ. Microblog Trung Quốc theo kiểu như Twitter cho phép người cùng chí hướng liên lạc nhau và huy động sự ủng hộ của công chúng vì một mục đích chung. Bây giờ có thể khiếu nại trên mạng về nhiều điều mà không bị coi là phá hoại – mặc dù có những giới hạn phải tuân theo: có thể tweet về ô nhiễm không khí nhưng không được nói cụ thể về một nhà máy độc hại có dính dáng tới lãnh đạo nào đó. Tầng lớp trung lưu đô thị tweet một cách giận dữ về an toàn thực phẩm, tình trạng thiếu nước, việc đối xử với người nhập cư, giáo dục và chăm sóc y tế – các vấn đề cốt lõi của NGO. Chỉ cần phát tán bằng lời về công việc của mình trên mạng, các NGO có thể thấy nhiều đóng góp đáng kể đến với họ ngay cả khi không chủ động gây quỹ.


Làm ra hệ thống

Xã hội dân sự đang nổi lên không phải là một câu chuyện rõ ràng về những tay sai và những anh hùng. Hành động diễn ra ở sân giữa, ở đó lằn ranh mờ nhạt và cả hai phía phải thương lượng giành phần sân. Đối với các nhà hoạt động sự cám dỗ thỏa hiệp và nhận tiền của chính phủ là rất lớn. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao phương Tây ở Bắc Kinh nói, nếu sẵn sàng chơi trong hệ thống thì có thể giải quyết được nhiều việc.

Zhicheng (Chí Thành), một tổ chức dịch vụ pháp lí giúp những người bị thua thiệt, là một ví dụ về cách để làm điều đó. Tổ chức này do Tong Lihua (Đông Lệ Hoa), một luật sư từ một làng nghèo, thành lập vào năm 1999. Ban đầu ông chỉ hướng tới việc bảo vệ quyền của trẻ em nông thôn. Ông tạo được ấn tượng ở các quan chức địa phương khiến họ bị thuyết phục ủng hộ ông. Sau đó ông bắt đầu tư vấn cho những người lao động bị trả lương chưa thoả đáng. Ông nói rằng các quan chức chính quyền không động tới ông, bởi vì mặc dù ông làm việc trong các lãnh vực nhạy cảm nhưng lại giúp tăng cường chứ gây tổn hại cho ổn định xã hội. Ông nói rằng mục tiêu của ông là thúc đẩy cải cách luật pháp và xã hội từ bên trong. Mặc dù đôi khi bị các nhà hoạt động khác chế giễu là quá gần gũi với đảng, ông nói rằng 99,9% những gì ông làm là độc lập. Ông nổi giận khi được hỏi liệu ông chỉ là tay chân của chính phủ. Ông nói Zhicheng đã tư vấn pháp lí miễn phí cho hơn 400 000 người, giúp họ đòi lại tiền lương quá hạn và đền bù thương tích liên quan tới việc làm tổng cộng lên đến 400 triệu nhân dân tệ.

Ngược lại, Yirenping (Ích Nhân Bình) hoạt động bên lề. Đây là một NGO vận động có nhân viên là các luật sư đảm nhận các vụ pháp lí nhắm tới các tiền lệ mà họ có thể thiết lập. Một trong những vụ họ giải quyết gần đây là vể một cô gái không được phép tham dự kì thi trung học quốc gia do bị mù. Tổ chức này cũng đã giúp người bị viêm gan B và AIDS, những người đã bị đuổi việc. Một trong những luật sư của họ là Huang Yizhi (Hoàng Nhất Chi), cho biết nhóm có thể sẽ không cố để đăng kí. Giống như nhiều NGO không thể tìm được một cơ quan bảo trợ chính thức, họ hiện đang đăng kí dưới dạng một doanh nghiệp. Theo bà Huang, nếu đăng kí như là một NGO thì có thể sẽ nhận được tiền của chính phủ nhưng cũng sẽ phải hạ giọng trong những điều mà tổ chức muốn cổ vũ. Sự lắp lửng về tình trạng tổ chức là thích hợp với họ vì họ chọn các vụ để tham gia một cách cẩn thận, chỉ tham gia biện hộ về các vấn đề, chẳng hạn như công bằng xã hội, mà đảng nói rằng họ cũng quan tâm và cố gắng không nắn đuôi của con rồng quá mức e bị nó đè bẹp.

Ma Jun (Mã Quân) có cách tiếp cận lưng chừng giữa hai cách trên. Vốn là một nhà báo, ông đã xuất bản một cuốn sách đáng chú ý về môi trường, “Khủng hoảng nước ở Trung Quốc”. Ma điều hành Học viện Công Vụ và môi trường (IPE), hoạt động hợp pháp. Cũng như Tong, ông thấy hợp tác với chính quyền là cần thiết. “Tất cả chúng tôi đều ở trong con thuyền này, và chúng tôi không muốn con thuyền bị lật“, ông nói. Nhưng ông ít hợp tác với các GONGO chính thức. Với nhiều cuộc biểu tình hiện nay phát sinh từ vấn đề môi trường, đảng đang lo lắng ngày càng nhiều về các “hoạt động xanh”. Và Ma Jun dẫn đầu hoạt động hợp tác liên tỉnh các NGO, một điều cấm kị trước đây. Đảng sợ những người cùng chí hướng, gắn bó với nhau vì một mục tiêu chung, liên kết lại trên toàn quốc. Các NGO không được phép đăng kí văn phòng chi nhánh ở các tỉnh khác nhau. Nhưng IPE là một phần của một mạng lưới gồm 50 nhóm môi trường được gọi là Liên minh Lựa chọn Xanh (Green Choice Alliance) có thể nói với cùng một giọng điệu. Ma Jun đi con đường tinh tế và các đường tinh tế cũng có thể dời đi. Chỉ một vài năm trước đây các quan chức ca ngợi ông Xu, học giả mới bị bỏ tù gần đây, y như họ ca ngợi ông Ma bây giờ.

Cchính phủ không thể nào nhất quán trong cách tiếp cận về các NGO. Tháng 7 năm ngoái Bộ Môi trường đã tổ chức một hội thảo ở Bắc Kinh, lần đầu tiên có mời các nhóm như nhóm của Ma Jun. Điều đó sẽ là chuyện không thể tưởng tượng được cách đây mười năm. Theo một người tham gia bị ngạc nhiên khi các quan chức khuyến khích các tổ chức NGO phải mạnh mẽ “đối đầu với bọn cường quyền” – ý muốn nói tới các nhóm lợi ích địa phương. Nhưng đồng thời lại có động thái rút lại khả năng cho các NGO về môi trường kiện chính quyền địa phương ở toà án. Và một bản báo cáo ngắn của Đảng được gọi là tài liệu Số 9, lưu hành ở tất cả các văn phòng chính phủ năm 2013, cáo buộc các NGO đang vun trồng các “lực lượng chống Trung Quốc”. Ông Shieh nói tình hình “thật kì quái (tâm thần phân liệt).”. Ông Zeng, nhà hoạt động về lao động nói rằng ngay cả sau khi được yêu cầu đăng kí NGO, ông vẫn bị sách nhiễu.

Sau khi nới lỏng các hạn chế đối với các tổ chức NGO, đảng vẫn có thể dễ dàng thắt chặt lại lần nữa. Và Chan Kin- man Đại học Hồng Kông nói rằng các NGO bùng nổ về số lượng nhưng không về ảnh hưởng. Không gian trong đó xã hội dân sự có thể hoạt động thực sự đang thu hẹp lại, ông lập luận. Các khía cạnh của chiến dịch đàn áp về chính trị hiện nay, chẳng hạn như luật chống loan tin đồn nhảm, dường như củng cố lập luận của ông. Tuy nhiên, những người khác nói rằng không gian cho hành động phải giành lấy thông qua thương lượng, không phải qua đối đầu, dù sao cũng còn có được. Trong khi đó, nhiều người cảm thấy sự phân biệt của đảng giữa cung cấp dịch vụ và vận động sẽ bị xói mòn. “Không có cách nào để cung cấp dịch vụ cho người già mà không trở thành một người ủng hộ cho người cao tuổi“, một nhân viên NGO nước ngoài tại Bắc Kinh nói.


Trung Quốc sẽ đi tới đâu?

Một số nhà hoạt động vẫn lo lắng rằng bằng cách tự cho phép bị lợi dụng, họ sẽ làm nền quản lí độc tài của Đảng Cộng sản mạnh lên thêm tiếp tục nắm giữ quyền lực bởi vì họ đang giúp nó để giải quyết các vấn đề lớn nhất về quản trị. Trưởng một NGO người Trung Quốc cho biết bạn bè nói với ông rằng ông nên để cho toàn bộ hệ thống “mục ruỗng cho đến khi nó sụp đổ”. Tổ chức của ông tài trợ và giúp người lao động bị thương, một lĩnh vực đầy khó khăn. Tuy nhiên, ngay sau khi NGO này được công chúng biến đến nhiều vì việc làm của mình thông qua các microblog, chính quyền đã tặng vài triệu nhân dân tệ cho công việc này. “Một khi bạn làm một vấn đề nổi bật lên, chính phủ sẽ phải hành động“, ông nói.

Chưa có dấu hiệu rõ ràng rằng Đảng tin tưởng vào xã hội dân sự. Nhiều khả năng họ coi các NGO như một công cụ hữu ích để đạt được mục đích riêng của mình. Nhưng với nền chính trị được chỉ đạo từ trên cao không thể đáp ứng nhu cầu xã hội, và thế hệ mới mong muốn tham gia nhiều hơn, một vai trò tăng lên nào đó cho xã hội dân sự là không thể tránh được. Vì vậy, một hiệp ước ngầm lạ lùng đang diễn ra, ở đó cả hai phe đều chấp nhận thỏa hiệp như một cách để thúc đẩy hơn nữa các mục tiêu của mình trong ngắn hạn đồng thời lại hi vọng các phát triển trong tương lai sẽ đem lại lợi thế cho phe mình.

Giới hạn và thất vọng tràn đầy. Những thay đổi trong thủ tục đăng kí diễn ra chậm chạp làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người dân thường Trung Quốc. Và các vấn đề xã hội hay tài chính khác có thể tăng lên gấp bội, làm triệt tiêu bất kì tiến bộ nào hướng tới một xã hội dân sự rộng lớn hơn. Tuy nhiên, các NGO theo cách của mình đang bắt đầu cho ra manh mối có thể giúp đan móc xã hội lại với nhau khi mà nhà nước thụt lùi, cấu trúc gia đình thay đổi và cơ cấu xã hội bị kéo dản ra gần đứt lìa. Các NGO hiện nay được hậu thuẫn của thế hệ mới của Trung Quốc, lớp người cảm thấy hưởng lợi hơn và có quyền nhiều hơn. Đảng sẽ không dễ dàng đè bẹp họ.

ND: Huỳnh Phan

————————

Chinese civil society

Beneath the glacier
In spite of a political clampdown, a flourishing civil society is taking hold
Apr 12th 2014

AGAINST a powerful alliance of factory bosses and Communist Party chiefs, Zeng Feiyang cuts a frail figure. Mr Zeng, who is 39, works from a windowless office in Panyu, on the edge of the southern city of Guangzhou, where he runs a non-governmental organisation (NGO) called the Panyu Migrant Workers’ Service Centre. For more than a decade his organisation has battled against the odds to defend the rights of workers in the factories of Guangdong province. For his troubles, Mr Zeng has been evicted from various premises, had his water and electricity cut off, and been constantly harassed by local officials and their thugs. Then last autumn he received a call from one such official. “The man asked if I wanted to register the NGO,” he says. “I was very surprised.”
Over the past three years other activists at unregistered NGOs have received similar phone calls from the authorities about the sensitive issue of registration, an apparently mundane bit of administrative box-ticking which in fact represents real change. China has over 500,000 NGOs already registered with the state. The number comes with a big caveat. Many NGOs are quasi-official or mere shell entities attempting to get government money. Of those genuine groups that do seek to improve the common lot, nearly all carry out politically uncontentious activities. But perhaps 1.5m more are not registered, and some of these, like Mr Zeng’s, pursue activism in areas which officials have often found worrying.
These unregistered NGOs are growing in number and influence. They are a notable example of social forces bubbling up from below in a stubbornly top-down state. The organisations could be a way for the Communist Party to co-opt the energy and resources of civil society. They could also be a means by which that energy challenges the party’s power. And so their status has big implications. Guo Hong of the Sichuan Academy of Social Sciences in Chengdu calls the liberalisation of NGO registration laws “the partial realisation of freedom of association”. Just as economic liberalisation in the early 1980s had a profound material effect, so these latest moves could have a profound social one.

We, some of the people
The new rules apply only to some types of NGOs, notably those providing services to groups such as the poor, the elderly and the disabled. Those engaged in any kind of political advocacy continue to be suspect. Human-rights organisations remain banned, as do most groups promoting religious, ethnic or labour rights. Yet Mr Zeng’s experience in Guangzhou suggests the authorities are looking for new ways to deal at least with some labour groups whose activities would once have been seen as unquestionably subversive.
Until 2012, any NGO that wanted to register—and so be legal—had to have a sponsoring official organisation, typically a government agency that worked in the area of the NGO’s interest. This ensured firm government control over all NGOs, or “social organisations”, as the party likes to call them (in Chinese, “non-government” carries a whiff of “anti-government”). Foreign NGOs could operate in China only under strict conditions.
It was a rigid regime, but it actually represented a liberalisation compared with what went before. When it seized power in 1949 the Communist Party eliminated anything that stood between the state and the individual, including churches, trade unions and independent associations of all sorts—it even tried to break traditional family bonds. In other words, what elsewhere came to be known as civil society was shut down completely in China, at least until after the death of Mao Zedong in 1976. The only groups allowed to function were state entities parading as non-state ones. They go by the Orwellian name of government-operated non-governmental organisations, GONGOs. One is the China Youth Development Foundation; another the China Foundation for Poverty Alleviation.
After the 1989 protests in Tiananmen Square, and their subsequent bloody put-down, the deal China’s leaders offered the country changed: stay out of politics and you can do almost anything else you want. Most of the new quasi-freedom was economic, but social space expanded, too.
There were clear limits. The collapse of the Soviet bloc, which trade unions, churches and other groups in Poland, Czechoslovakia and elsewhere helped precipitate, reinforced the idea among Chinese rulers that NGOs had to be kept away from issues that were or could become political. Still, local NGOs with limited, mostly charitable concerns were allowed to develop in some areas, provided they submitted to control by the state through the process of registration. Environmental protection and HIV/AIDS were among the first areas to benefit from a new toleration of some NGOs. Even so, on the ground their freedoms were often hard won, and much official persecution persisted.

Running away
The growth of NGOs since has not always been a smooth one. In 2005, spooked by “colour” revolutions in Ukraine, Georgia and Kyrgyzstan, Chinese leaders clamped down on NGOs, especially in their more activist manifestations. But in recent years that tight control has relaxed again, largely out of necessity. Rapid urbanisation and a more complex society mean that the party can no longer provide everything for its citizens as once it did, or claimed to. Anger over inadequate social services could put at risk the domestic stability that underpins the party’s rule. Nor does it help that the central government has pushed responsibility for health, education and other services onto local governments that are unwilling or unable to pay for them.
The array of unofficial NGOs that have sprung up over the past decade is remarkable. Some are inspired by religious faith: Christian doctors setting up a local clinic to fill gaps left by the health-care system, or Buddhists caring for the elderly. Others involve, for instance, parents of autistic children forming support groups through the internet or a website showing the location of needy schools around a city that urges people passing the neighbourhood to pack a bag of books or pencils to donate. Idealism is far from dead, as the Communist Party increasingly appreciates. When party leaders sent out researchers to look into NGOs, they realised, as He Jianyu of the NGO Research Centre at Tsinghua University in Beijing puts it, that “NGOs are not all revolutionaries who want to overthrow the party—as they had thought”.
A big boost to China’s growth in NGOs—double the number of a decade ago (see chart)—seems to have been a huge earthquake in Sichuan in 2008, which killed 70,000 people. Thousands of volunteers converged on Sichuan to lend a hand to the rescue. Ordinary people found out what it was like to get organised and join in. “We all saw the NGOs at work, and saw that they were much more effective than the government,” says the Sichuan Academy’s Ms Guo. The government drew similar conclusions and allowed more NGOs to register through state organisations.
Behind the growth is the irrepressible rise of a new middle class. It shares the party’s desire for stability. But some members, at least, also want new ways to participate in society. Party leaders, now only vaguely constrained by Communist ideology, have a new sense that something is to be gained by co-opting such activist citizens rather than suppressing them. It may, they think, offer a way of providing some of the social support that the party can no longer supply on its own. Thus the easing of the rules, not just allowing NGOs to register without a state sponsor but actually encouraging them to do so.
Since 2011 four types of groups have been able to register directly in a number of provinces: industry associations, science and technology organisations, charities and outfits providing social services. Later this year, the changes are expected to apply nationwide. Karla Simon, an American academic and author of “Civil Society in China”, says that the number of NGOs could double again in just a couple of years as registration is further eased.
It is telling, however, that these changes come at a time of increased political repression, including against those who simply call upon an overweening party to abide by China’s own (Communist-written) constitution. Since Xi Jinping became party chief in 2012, the state has cracked down on freethinkers. The sentencing in late January of Xu Zhiyong, a prominent academic, to four years in jail, and the constant harassment of other activists, show that even those, like Mr Xu, who have tried a less confrontational approach will not be tolerated. The approaching 25th anniversary of the Tiananmen Square massacre means control will continue to be tight.
The party appears to believe that it can encourage the expansion of NGOs without relaxing its political grip. Perhaps it is the Leninist chameleon changing colour again, developing a clever new brand of “consultative authoritarianism”, in the phrase of Jessica Teets at America’s Middlebury College, that leaves the realities of power unchanged and room for dissent constrained. But many who work for NGOs suggest the opposite: allowing new freedoms for civil-society groups will slowly transform the party from the inside—just the kind of “peaceful evolution” that party hardliners have always warned against. Though moves towards meaningful political reform remain glacial at best, activists say these new regulations are part of an unseen river of social change that is starting to erode the glacier from below.

From comrades to citizens
Belatedly, the party realises that NGOs have a number of things it lacks: ideas, a hard-won understanding of the issues on the ground and trust from the local community. Few people believe the party on anything. Most think NGOs approach problems with knowledge and sensitivity. For example, they treat drug-users or prostitutes with AIDS as a health issue to be met with care and counselling rather than as a criminal one. A long-awaited party blueprint for urbanisation, issued in March, spoke of the need to “arouse the energy” of such groups. One Beijing academic says the challenge is now as much to help the government learn how to delegate some areas of social policy as it is to increase the capacity of NGOs to do the work.
Philanthropy is re-emerging as a social force as expectations have risen. Some are prompted by religious teachings: Buddhism and Daoism are enjoying a renaissance, and there are now some 80m Christians in China, many of whom want to do good works. Volunteering and working in the non-profit sector is becoming more popular. Charity and philanthropy, says Shawn Shieh, the American editor of China Development Brief, a Beijing-based publication that covers NGOs, have become buzzwords among the wealthy.
The nascent sector has a long way to go. The biggest problem is funding. Some local governments finance NGOs directly: the government of Guangdong province gave 466m yuan ($75m) in 2012; Yunnan spent 300m yuan. Those numbers are expected to increase. But, although many groups no longer need an official sponsor and are free to receive public donations, they are not allowed to raise money publicly. Fundraising activities must go through a dreaded GONGO, which means the government can control how much publicity an NGO receives and therefore its sources of income. Control over foreign funding has even been tightened.
All of this offers new opportunities for corruption. Some local governments have set up shell NGOs to tap into the new official funding. Real NGOs often fail to hear of tenders for service-provision contracts they could fulfil. The jobs go to well-connected insiders, who sometimes subcontract, taking a cut on the way.
Here, though, as elsewhere, the internet is changing things. China’s Twitter-like microblogs enable like-minded people to hook up and rally public support for a cause. It is now possible to complain about things online without being seen as subversive—though there are limits you would be wise to observe: you can tweet about air pollution, but not necessarily about a specific noxious factory with links to certain leaders. Urban middle-class types tweet furiously about food safety, water shortages, the treatment of migrants, education and health care—core NGO issues. NGOs that spread the word about their work online can see significant donations come their way even without actively raising funds.

Working the system
The emerging civil society is not a clear-cut story of stooges and heroes. The action is in the middle ground, where lines are blurred and both sides negotiate for space. The temptation for activists to compromise and tap into government money is great. Still, says a Western diplomat in Beijing, if you are prepared to play within the system you can get a lot done.
Zhicheng, a legal-services organisation which helps the disadvantaged, is an example of how to do just that. It was established in 1999 by Tong Lihua, a lawyer from a poor village, who first set out to protect the rights of rural children. He impressed local-government officials, who were persuaded to give him their support. Mr Tong then began to advise workers who had not been properly paid. Government officials leave him alone, he says, because, although he is dealing with sensitive areas, he is enhancing social stability not damaging it. He says his aim is to promote legal and social reform from the inside. Though sometimes derided by other activists for being too close to the party, Mr Tong says that 99.9% of what he does is independent. He bristles when asked if he is just an agent of the government. He says Zhicheng has provided up to 400,000 people with free legal advice, helping them claim overdue wages and work-related injury compensation totalling 400m yuan.
By contrast, Yirenping works on the fringes, an advocacy NGO staffed by lawyers who take on legal cases with an eye to the precedents they might set. One of its recent cases was that of a girl who was not allowed to take the national high-school exam because she is blind. It has helped people with hepatitis B and AIDS who have been fired from their jobs. One of its lawyers, Huang Yizhi, says the group will probably not try to register. Like many NGOs unable to find an official sponsor, it is currently registered as a business. If it registered as an NGO, says Ms Huang, it might receive government money but it would have to tone down its advocacy. The ambiguity of its status suits it as it chooses its cases carefully, engages in advocacy on issues, such as social equality, that the party says it cares about too and tries not to tweak the dragon’s tail enough to risk being squashed by it.
Ma Jun takes an approach somewhere between the two. A former reporter, in 1999 he published a notable book on the environment, “China’s Water Crisis”. Mr Ma runs the Institute of Public and Environmental Affairs (IPE), which operates legally. Like Mr Tong, he sees co-operation with the government as essential. “We are all in this boat, and we don’t want the boat to capsize,” he says. But he is less co-operative with official GONGOs. With many demonstrations now arising from environmental issues, the party is growing ever more worried about green activism. And Mr Ma is at the forefront of inter-provincial NGO co-operation, another former taboo. The party is afraid of like-minded people, bound by a common cause, linking up around the country. NGOs are not allowed to register branch offices in different provinces. But the IPE is part of a network of 50 environmental groups called the Green Choice Alliance which can speak with one voice. Mr Ma walks a fine line, and fine lines can move. Just a few years ago officials lauded Mr Xu, the recently jailed academic, just as they praise Mr Ma now.
The government is by no means consistent in its approach to NGOs. Last July the environment ministry held a workshop in Beijing to which it invited groups like Mr Ma’s for the first time. That would have been unthinkable ten years ago. According to one startled participant, officials encouraged the NGOs to be strong in order to “confront powerful authorities”—meaning local vested interests. Yet at the same time there are moves to withdraw the ability of environmental NGOs to bring court cases against local governments. And a party brief known as Document Number 9, circulated to all government offices in 2013, accuses NGOs of cultivating “anti-China forces”. The situation is “schizophrenic,” says Mr Shieh. Mr Zeng, the labour activist says that even after being asked to register his NGO, he still gets harassed.
After loosening the restraints on NGOs, the party could easily tighten them again. And Chan Kin-man at the Chinese University of Hong Kong says that NGOs have exploded in number but not in influence. The space in which civil society may operate is actually shrinking, he argues. Aspects of the current political clampdown, such as a law against rumour-mongering, would seem to bear him out. Yet others say that space for action that is won through negotiation, not confrontation, is space nonetheless. Meanwhile, many feel that the party’s distinction between service provision and advocacy will erode. “There is no way to deliver services to the elderly without becoming an advocate for the elderly,” says a foreign NGO worker in Beijing.

Whither China?
Some activists still worry that by allowing themselves to be co-opted, they are strengthening the Communist Party’s dictatorial hold on power because they are helping it to solve its biggest problems of governance. The Chinese head of an NGO says his friends tell him he should let the whole system “rot until it collapses”. His organisation provides funding and support to injured workers, a tricky area. Yet as soon as the NGO received publicity for its work through microblogs, the government donated several million yuan to the cause. “Once you highlight an issue, the government has to act,” he says.
It is not clear that the party believes in civil society. More likely it sees NGOs as a useful tool to achieve its own ends. But with politics directed from on high unable to meet social needs, and a new generation that wants more participation, some increased role for civil society is unavoidable. So a strange, unspoken pact has evolved, where both sides accept the compromise as a way of furthering their goals in the short term, while hoping future developments work in their favour.
Limitations and frustrations are legion. Changes to the registration procedure will be slow to affect the day-to-day life of ordinary Chinese. And other social or financial problems could multiply, negating any progress towards a broader civil society. Yet, in their way, NGOs are starting to provide a glue that can help knit society together as the state retreats, family structures change and the social fabric is stretched to the point of tearing. Today’s NGOs are backed by a new generation of Chinese who feel better off and more empowered. The party will not find it easy to slap them back down.




1 comment:

View My Stats