TS Dương
Xuân Thành
01/04/2014 02:00 GMT+7
TuanVietNam
- Từng có
một giảng viên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ ở Tiệp Khắc xin về trường.
Nhưng trường kiên quyết chỉ nhận cử nhân bình thường chứ không nhận phó tiến
sĩ.
Nghiệm
thu xong là gác nóc tủ?
Nước ta có khá nhiều nhà khoa học, nhà sáng chế có
bằng cấp hẳn hoi.
Các vị này chủ trì các công trình, đề tài cấp nhà
nước, cấp bộ, có điều sau khi nghiệm thu, đạt được hàm này, vị nọ là ngay lập
tức gác trên nóc tủ, xoa tay phủi bụi. Chẳng thế mà dù đầy rẫy giáo sư, tiến
sĩ, số lượng thuộc vào hàng đầu Đông Nam Á nhưng Việt Nam lại có số phát
minh, sáng chế xếp loại… đội sổ.
Tàu ngầm mini Trường Sa của ông Nguyễn Quốc Hòa trong buổi chạy thử
nghiệm tại một hồ nước. Ảnh: Dân trí
Vậy
nhưng, gần đây có hai sự kiện sáng chế khá "đình đám" nổi lên, thì họ
đều là những nhà sáng chế chân đất, chứ không phải mang "hàm nọ, hàm
kia".
Ông Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình) chế tạo
tầu ngầm mini mang tên Trường Sa 01. Anh Nguyễn Văn Thắng (Long Biên- Hà Nội)
chế tạo máy bay trực thăng mini.
Họ chỉ là những người đam mê khám phá, đam mê tìm
hiểu. Lại có một đặc điểm chung khác ấy là cả hai đều được phía cơ quan chức
năng “quan tâm” đặc biệt sau khi sáng chế. Một lãnh đạo Phòng Cảnh sát đường
thủy, Công an tỉnh Thái Bình cho biết: “Ông
Hòa để tàu ngầm trong công ty, hoặc dùng xe chở tàu ngầm đi nơi khác thì không
sao, nhưng nếu như ông Hòa đưa tàu ngầm xuống mặt biển thì sẽ… bắt. [2]
Còn tác giả máy bay mini, anh Nguyễn Văn Thắng lại
cho biết thêm: “Tôi đã có một lần làm
việc với Lữ đoàn 918 của Phòng không- Không quân. Và tôi đã phải ký một bản cam
kết với nội dung không được tiếp tục nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm. Phải giữ
nguyên hiện trạng chiếc máy bay”. [3]
Không phải ngầu nhiên trong bài “Lịch sử và nghịch lý trái tim bên trái” [1]
người viết đã nêu ý kiến: Tư duy “cầm nắm” chính là nguồn gốc tạo ra trình độ
thấp và đó chính là rào cản của tiến bộ. Chẳng có nơi nào trên thế giới cấm
người dân nghiên cứu, thử nghiệm, chế tạo một thiết bị nếu nó mang lại lợi ích
cho quốc gia, dân tộc. Hoặc chí ít nó cũng dang trong thời gian thể nghiệm.
Có vẻ như các cơ quan chức năng muốn khẳng định:
Nghiên cứu, sáng tạo là độc quyền của “các nhà” có hàm, có vị, còn bà con chân
đất mắt toét chỉ nên an phận đi sau nhìn ngắm đuôi trâu? Báo chí đã nêu một
thực tế đáng buồn: Cái gì không quản được thì cấm. Bây giờ lại xuất hiện một
thực tế khác: Sáng tạo, đi trước thiên hạ cũng cấm! Cấm tàu ngầm, cấm máy bay,
cấm đủ thứ trong khi những lò bát quái mang danh đại học sản xuất không ít cái
bằng rởm từ cử nhân đến tiến sĩ thì vẫn ngang nhiên tồn tại.
Hãy cùng nhau làm một phép so sánh: Một chiếc máy
bay lên thẳng mini cứ cho là bay thành công đi, liệu có ảnh hưởng đến an ninh
quốc gia hơn hàng vạn cán bộ, công chức bằng thật mà trình độ rởm không? Một
chiếc tàu ngầm mini, giả sử chạy thành công trong lòng biển đi liệu có đe dọa
đến tính mạng của hàng vạn ngư dân như những chiếc “tầu lạ” đang ngày đêm rình
mò trên biển Đông hay không?
Chỉ nhận
kỹ sư, không nhận... phó tiến sĩ
Vậy
gốc rễ nguyên nhân dẫn đến hạn chế sức sáng tạo là ở đâu?
Bộ máy tuyên truyền phương Tây mấy chục năm trước đã
bịa ra câu chuyện: Hết một chu kỳ tiến hóa theo đường xoắn ốc, Thượng đế quyết
định xóa bỏ loài người hiện tại để tạo ra loài người mới, Nam Tào hiến kế,
“người Do Thái nhiều tiền, chỉ cần đốt hết tiền trên thế gian là họ sẽ chết
hết”. Bắc Đẩu thì bảo, “người Tầu trung thành với vua, vua chết là tất cả chết
theo”.
Riêng
đến lượt người Việt thì Nam Tào, Bắc Đầu đành chịu, phải nhờ Thái Thượng Lão
Quân mách bảo, “chỉ cần đun cái vạc dầu để ở đó, họ sẽ tự kéo nhau nhảy vào”.
Tại ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, năm 1990 có một giảng
viên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ ở Tiệp Khắc về nhận công tác. Bộ môn
kiên quyết chỉ nhận cử nhân bình thường chứ không nhận phó tiến sĩ. Câu chuyện
có thật 100% này chẳng phải là minh chứng hùng hồn cho chuyện tự kéo nhau nhảy
vào vạc dầu đó sao?
Những chính sách, cách ứng xử xơ cứng bảo thủ mà đặc
biệt là những người cầm cân không biết “nảy mực” đang hạn chế sự sáng tạo, thậm
chí bóp chết sự sáng tạo.
Vì sao chỉ số thông minh của người Việt không giảm
mà càng ngày càng tuột dốc? Trong 05 năm gần đây, lần lượt chỉ số đổi mới/ sáng
tạo của Việt Nam sụt giảm từ vị trí 65/153 quốc gia năm 2008, 64/130 năm
2009, 71/132 năm 2010, tăng đáng kể lên thứ 51/125 năm 2011 đến giảm sâu
xuống vị trí 76/141 năm 2012. [4]
Nhìn sang nước Mỹ, trẻ con bỏ học 02 ngày là có thể
bị phạt giam, còn ở Anh quốc cậu bé 13 tuổi đã được hỗ trợ tiền chế tạo thành
công lò phản ứng hạt nhân. Còn xã hội chúng ta, tại sao lại chỉ sớm tìm cách
ngăn ngừa các sáng tạo? Những thứ trời cho như dầu ngoài biển rồi sẽ cạn, than
Quảng Ninh đã gần hết, bauxite Tây Nguyên không thể đào mãi. Thứ duy nhất quý
giá mà tổ tiên tích lũy qua hàng nghìn năm truyền lại để thế hệ sau phát huy là
sự cần mẫn và óc sáng tạo. Nếu ngày hôm nay chúng ta không biết bảo tồn mà còn
làm cho nó mòn đi thì mai sau con cháu sẽ được thừa hưởng những gì?
Thiết nghĩ cần có sự thay đổi, trước hết là tư duy
nhìn nhận về những sáng tạo của con người, bất kể họ ở tầng lớp nào. Vì sáng
tạo đâu phải là “đặc quyền” riêng ai. Và có những chính sách hỗ trợ sáng tạo
hợp lý. Chí ít cũng là không nên ngăn chặn cấm “lặn”, cấm “bay” (trong dạng thử
nghiệm) như hiện nay.
Những đỉnh cao muôn trượng chỉ có đại bàng và loài
bò sát là có thể vươn tới, người Việt muốn là đại bàng cần phải có ước mơ bay
lên.
Điều này chỉ có thể trông chờ vào những con người
dám dành cả cuộc đời cho đam mê sáng tạo khoa học, nhưng cũng rất cần những con
người không sợ người khác… hơn mình.
- TS Dương Xuân Thành
Tài liệu
tham khảo:
No comments:
Post a Comment