Thiện
Tùng
22/04/2014
Cách đây vài tuần, ngồi chung trong bàn ăn ở một
tiệc cưới, một quan chức đương quyền nói với những người trong bàn: “Ở Mỹ, ở
Nga, ở Đức… bao giờ cũng đều do một đảng lãnh đạo. Vậy là Đảng lãnh đạo đâu
phải chỉ riêng ở Việt Nam, sao cứ nhằm vào Đảng CSVN mà chôm chỉa châm
chích…?”.
Một câu nói đánh đồng, đánh lận con đen, xảo biện
vụng về thốt ra từ cửa miệng của một quan chức. Thật là thiển cận và
ngụy biện.
Về mặt lý luận, cạnh tranh là xu
thế phát triển mọi mặt đời sống xã hội, chính trị là một mặt thiết yếu của đời
sống xã hội, chính trị cũng phải cạnh tranh - nhất nguyên, độc đảng là thủ
tiêu cạnh tranh.
Về mặt chính trị, muốn có xã hội dân chủ thật sự
nhất thiết phải đa nguyên, đa đảng. Nhưng “Quý hồ tinh bất quí hồ đa”, nhiều
đảng phái quá cũng dễ gây rối loạn xã hội, chỉ cần vài ba đảng “danh chánh ngôn
thuận” do Hiến định ra cạnh tranh trên “thương trường” chính trị là đủ.
Chính
danh, ngụy danh
Nói đảng lãnh đạo là chưa rõ. Phải nói rõ
lãnh đạo đối tượng nào, diện rộng hẹp ra sao … mới xác định xem sự lãnh đạo ấy
có chính danh hay không. Nếu đảng nào đó lãnh đạo với đối tượng đảng viên trong
phạm vi đảng của mình là chính danh, không có chi bàn luận. Việc cần luận bàn ở
đây là đảng lãnh đạo “Nhà nước và Xã hội” – lãnh đạo quốc gia dân tộc.
Bất kỳ đảng nào lãnh đạo “Nhà nước và Xã hội” mà
không thông qua cạnh tranh (thi đấu) theo thể thức trưng cầu dân ý (bầu cử) xem
là không chính danh (ngụy danh).
Một quốc gia mà nhất nguyên, độc đảng là thiếu hẳn
sự cạnh tranh - chẳng lẽ mình tranh với mình? Thế là sa vào độc tôn, chuyên
chính…, tha hồ tự tung tự tác.
Ở những nước dân chủ, đa nguyên, đa đảng, đảng lãnh
đạo do dân phong: những đảng ra tranh cử phải chấp nhận cử đại diện “thi
đấu” với nhau theo thể thức trưng cầu dân ý (bầu cử). Đảng nào thắng sẽ chấp
chính theo nhiệm kỳ do Hiến định. Đảng chấp chính được quyền thành lập
chính phủ để thực hiện những gì mình đã hứa với cử tri. Khi đã chấp chính,
không được lấy tư cách đảng mình, mà phải lấy tư cách Nhà nước dân cử quản lý
xã hội theo pháp luật (Hiến pháp và Luật). Ai tham gia bộ máy Nhà nước thì được
hưởng lương từ ngân sách quốc gia, ngoài ra là tự túc. Nếu làm đủ “thủ tục”: chấp
nhận thi đấu, chấp nhận trưng cầu dân ý thì phải công nhận sự lãnh đạo của
họ là chính danh.
Ở các nước nhất nguyên, độc đảng, chuyên chính, đảng
lãnh đạo do tự phong, không “thi đấu” – chẳng lẽ mình đấu với mình,
không thông qua trưng cầu dân ý (bầu cử), tự đặt cho mình “sứ mệnh lịch sử”
lãnh đạo Nhà nước và Xã hội muôn năm . Với quyền hành tự xem như trời
ban ấy, Đảng tha hồ mà “độc”. Vì “nhận lớp” như thế nên bị xem là không chính
danh.
Những
cái “độc” dưới chuyên chính nói chung, chuyên chính vô sản nói riêng
Lãnh đạo theo kiểu tự phong, “danh không chính, ngôn
không thuận” không tránh khỏi “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Để giữ địa vị
thống trị của mình, không còn cách nào khác phải “độc”. Chính quyền chuyên
chính bất kỳ đều chứa đựng trong đó những yếu tố tàn độc như độc tôn, độc
quyền, độc đoán, độc tài… Nhiều cái độc như vậy thì mong gì có xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, và xã hội tránh sao
khỏi phân chia hai giai tầng cai trị và bị trị. Chuyên
chính là khái niệm chung, chuyên chính vô sản là khái niệm riêng. Chuyên chính
bất kỳ đều có chung một thuộc tính, dầu có cố đến đâu cũng không tránh khỏi rơi
vào những cái độc và phân chia giai tầng như đã nói. Độc tôn là
tuân theo một chủ thuyết; Độc quyền là đảng lãnh đạo Nhà nước và
Xã hội một cách trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối; Độc đoán là
đảng trọn quyền nhận định và phán quyết mọi mặt đời sống xã hội; Độc tài
là đảng luôn xem mình tài ba xuất chúng, vạn sự thông, nói cho người ta nghe
chớ ít chịu nghe người ta nói, thích được tán dương, ghét phản biện – phản biện
bị xem là phạm thượng, bị liệt vào loại chống đối, thù địch...
Một
số dẫn chứng về những tệ nạn dưới chuyên chính
-
Bịnh bảo thủ chủ quan: Luôn xem mình là
xuất chúng, ra vẻ thầy đời, vạn sự thông… Những gì mình nghĩ và ban ra xem là
chuẩn mực, thuộc hạ chỉ phải thi hành, chẳng khác vua chúa thời xưa “quân xử
thần tử, thần bất tử bất trung” , kẻ nào nghịch ý thì “trảm”.
-
Bè phái thân hữu, gia đình gia tộc trị: Hễ hữu thì hảo gom vào, bất hữu thì bất hảo thải ra; “món ngon, vật lạ”
dành cho gia đình, gia tộc theo kiểu “thừa trong nhà mới ra người ngoài”.
-
Độc chiếm quyền sở hữu: Dưới chuyên chính
vô sản, đảng xem đất nước là của riêng mình, không cần hỏi ý dân, muốn cho
không, cho thuê, cho khai khoáng, cho xây dựng, cho cư trú… gì đó thuộc quyền
của đảng. Đảng như vua, xung quanh vua có quần thần, dưới quần thần là thần dân
– tất cả là của “trẫm” (đảng), cai trị bằng nghị quyết, chỉ thị theo kiểu xin –
cho. Hiến pháp, luật để trị dân chớ đảng thì sống ngoài vòng pháp luật. Lực
lượng vũ trang là của chung biến thành của riêng “công cụ bảo vệ chuyên chính
vô sản”…
-“Vừa hồng vừa chuyên”: Việc kén chọn quan chức theo tiêu chuẩn “vừa hồng vừa chuyên” dưới
chuyên chính vô sản cũng là một đặc thù. Nói nôm na cho dễ hiểu, chọn quan chức
dựa vào 2 chứng chỉ: một là thẻ đảng viên (cạt đỏ), hai là bằng cấp học vị (cạt
xanh) – Cạt đỏ là ưu tiên số 1, xếp vào đội ngũ lãnh đạo, cạt xanh thì xếp vào
đội ngũ chấp hành. “Cạt đỏ” chủ trương “cạt xanh” thực hiện.
Vậy là phấn đấu để trở thành quan chức dưới chuyên
chính vô sản phải đạt 2 chuẩn là quá khó?! Nhưng nếu biết luồn lách thì vượt
qua tất cả.
Cái gì cũng có cái giá của nó, phải đứng góc độ lợi
ích cá nhân mà tính thiệt hơn, muốn thu thì phải chi. Xin minh họa bằng bài thơ
“Tự sự” do tôi sáng tác cách đây cũng hơi lâu:
Lúc trẻ lưng tôi luôn thẳng ngay,
Ngẫng đầu, ưỡn ngực… trông thật oai,
Hai chân đứng thẳng, không chùn gối,
Phải trái phân minh, đáng mặt trai.
Đứng thẳng, nói ngay… chuốc đắng cay:
Chức y, lương đứng… chẳng bằng ai,
Vợ con nheo nhóc… không tiền của,
Biết cậy vào đâu, gay thật gay!
Chấp nhận bon chen… lưng phải “tôm”:
Khi luồn, khi cúi, lúc lom khom,
Quyền cao lộc cả = tài luồn lách,
Ấm cật, phì da = dẽo cái mồm.
Đầu cúi, lưng khom… ngẫm cũng hay:
Chức thăng, lương vọt… chẳng kém ai ,
Vinh thê, ấm tử… thừa tiền của,
Nhưng mất cả rồi tính thẳng ngay!
Đành rằng cũng đảng lãnh đạo, nhưng khác nhau ở chỗ chính
danh hay ngụy danh mà tôi đã phân tích ở phần trên.
Theo tôi, phản biện câu nói trên như thế là đủ. Nếu
nói nữa độc giả sẽ tặng cho câu chán đời “Biết rồi, nói mãi, khổ quá !”.
20/04/2014
T.T.
Tác giả gửi BVN
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 23:38
Một là tác giả nói đi ăn cưới, ngồi cạnh với một quan chức, rõ ràng đây là thông tin mờ nhạt, rất nhiều khả năng là một tiệc cưới - một cách vào chuyện do tác giả nghĩ ra.
ReplyDeleteThứ hai, tác giả nói rằng độc đảng là thủ tiêu cạnh tranh. Thưa rằng, mỗi quốc gia có mỗi thể chế chính trị khác nhau, không thể áp dụng đa đảng cho một đất nước ưa hòa bình, hiền lành như Việt Nam. Cạnh tranh mọi mặt trong đời sống để phát triển. còn cạnh tranh chính trị mà tác giả mong muốn là thủ tiêu lẫn nhau. Hơn nữa, đa Đảng như Mỹ thì hay ho gì ngoài bạo động, biểu tình, khủng bố.